Đề bài: Đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.
Top 10 bài Đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích 2024 SIÊU HAY
Đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích - Mẫu 1
Một lần tình cờ, em chứng kiến cảnh Mi Mi bắt chuột thật là ngoạn mục. Cô nàng nép mình sau lu gạo kiên trì rình rập. Dường như đến cả hơi thơ cô nàng cũng cố giữ cho thật khẽ. Thấy im ắng quá, một thằng chuột nhắt từ trong hốc bếp chui ra, ngó ngang ngó dọc ra chiều cảnh giác. Thằng chuột có vẻ yên tâm từ từ tiến về phía lu gạo, Mi Mi vẫn bất động. Thằng chuột và lu gạo mỗi lúc một gần, Mi Mi khẽ thu mình lại. Thằng chuột đã đến gần lu gạo và chắc mẩm sẽ được một bữa no nê. Tựa như chiếc lò xo bị nén chỉ chờ bật ra, Mi Mi phốc tới như một mũi tên. Thằng chuột nhắt đáng ghét đã nằm gọn dưới mười chiếc vuốt nhọn hoắt, Mi Mi của em bắt chuột thật là tài.
Đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích - Mẫu 2
Quê ngoại có rất nhiều loại vật nuôi trong nhà, nhưng có lẽ em thích nhất là chú lợn. Chú lợn rất ham ăn và ham ngủ nên chả mấy chốc chú lớn nhanh như thổi. Mỗi khi nghe thấy có tiếng bước chân người đến gần là chú lại vùng dậy, nghển cổ kêu ụt ịt, cọ mõm vào thanh xà cửa chuồng ra vẻ đòi ăn. Khi thức ăn đổ đầy vào máng chú vục mõm vào ăn ngon lành, vừa ăn vừa kêu ụt ịt ra chiều thích thú lắm. Bình thường chú chỉ ăn 2 bữa một ngày, sáng và chiều, thỉnh thoảng bác em cho chú ăn thêm rau muống. Chú rất thích ăn rau muống. Mỗi lần về quê em thường đi hái rau muốn rồi vứt cho chú ăn. Chú rau rau ráu một cách ngon lành làm em cũng thấy rất vui. Ăn xong chú lại lặc lè quay vào trong một góc rồi nằm xuống lim dim. Thỉnh thoảng có con ruồi hay muỗi nào bén mảng đến chú lại lấy đuôi phe phẩy đuổi đi. Buồn quá thì chú dụi đầu vào góc tường ủi ủi.
Đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích - Mẫu 3
Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa leo lên đến bầu trời, chú trâu trong chuồng cũng đã thức dậy. Chú ta ngúc ngoắc cái đuôi, dẫm chân mấy nhịp cho tỉnh hẳn, rồi ngóng đợi ông chủ mang cơm sáng đến. Sau khi sung sướng thưởng thức cả một chậu cỏ thơm ngon, chú trâu bắt đầu công việc của một ngày. Chú ta sẽ chở ông chủ đi ra cánh đồng lúa ở cuối làng. Đeo lên lưng cái khung rồi bắt đầu cày ruộng. Với sự thông minh và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chú chẳng cần ông chủ phải quất roi. Chỉ cần một tiếng hô thôi là chú biết ngay mình phải làm gì. Sau một buổi chăm chỉ cày bừa, mảnh đất đã xốp mịn, sẵn sàng cho việc gieo trồng. Buổi chiều, khi ông chủ trồng rau, thì chú trâu thủng thẳng nhai cỏ ở bãi cỏ gần đó. Thỉnh thoảng khát nước, chú lại tiến về phía mương nước, uống một ngụm cho đã đời. Đến tối, khi lũ chim bắt đầu kéo nhau bay về tổ, chú sẽ lại chở ông chủ về nhà. Rồi trở về chuồng, nghỉ ngơi và nhai lại mớ cỏ còn sót lại.
Mực là một chú chó hiền lành. Tuy có cơ thể to con và trông khá dữ dằn, nhưng nó chưa bao giờ có hành động đe dọa hay bắt nạt các chú chó nhỏ hơn. Nhiều lần em nhìn thấy con Vàng lén ăn cơm của Mực, thì chú ta cũng nằm im nhìn bằng ánh mắt tội nghiệp. Chú cũng rất bao dung với đàn mèo nhà hàng xóm. Những trưa Mực nằm ngủ dưới gốc cây. Thì chỉ một lát sau đàn mèo đó lại sang nằm cạnh chú ta để sưởi nắng, trông ấm áp vô cùng. Đến nay Mực đã được ba tuổi, nhưng chú chỉ sủa khi có người lạ vào nhà chứ chẳng bao giờ đuổi cắn ai. Bố em thường trêu là Mực hiền như cục đất, người thì rõ to mà chẳng dọa được ai. Cơ mà chính vì sự hiền lành ấy, mà từ gia đình em, đến các con vật khác đều yêu quý và thích chơi với Mực.
Qua bức tường kính trong suốt, em có thể quan sát được hoạt động của chú khỉ. Với đôi bàn tay và bàn chân có năm ngón linh hoạt, chú ta có thể leo trèo rất nhanh nhẹn. Chú ta biểu diễn cho khách đến thăm một màn nhào luôn tuyệt vời giữa các cành cây lớn. Chú ta tung mình chuyền từ cành này sang cành khác nhẹ nhàng và uyển chuyển đến bất ngờ. Sau đó, chú nhảy xuống một mỏm đá, hai tay xoa xoa đầu mình như tỏ ý ngại ngùng trước mà vỗ tay nhiệt tình của mọi người. Lúc này, bữa ăn của chú khỉ cũng vừa đến: một xe đẩy chuối chín vàng ươm. Chú ta nhận quả chuối bằng hai tay, khéo léo bóc vỏ như con người vậy. Nhìn chú khỉ ăn chuối ngon lành, em cảm thấy rất vui vì chú ta được đối xử tốt khi ở trong vườn thú.
Tôi khệ nệ bưng xô thức ăn đến bên chuồng. Cái thành chuồng cao tám tấc đối với tôi không phải là thấp. Chú heo thấy xô thức ăn càng la hét nhiều hơn. Cái mũi đánh hơi khịt khịt, nhúc nha nhúc nhích trông thật tức cười. Đôi mắt ti hí cứ nhìn chằm chằm vào xô thức ăn. Thật là xấu nết. Tôi thầm rủa nó như vậy. Khi thức ăn được đổ vào máng, chú ta liền sục ngay cái mõm của mình vào, ngập đến gần hai con mắt. Miệng táp phầm phập, đuôi ngoe nguẩy và cái mõm háu ăn không ngừng hoạt động. Nước cám sục ra từ hai lỗ mũi tròn vo tạo thành những bong bóng bé xíu trong máng. Khi thức ăn đã cạn, chú ta ngước mắt nhìn tôi, đuôi ve vẩy tỏ vẻ đầy thiện cảm. Mặc dầu mới làm quen với nhau hơn một tháng, tôi đã biết rất rõ tính nết con Đại Bạch này. Hắn lại muốn xin thêm nữa đấy. Tôi dốc hết phần thức ăn còn lại vào máng. Lần này, hắn ta không ăn vội mà nhìn tôi có vẻ cám ơn. Giải quyết xong phần còn lại, chú ta cọ cọ lưng vào thành chuồng gãi ngứa rồi ngả người xuống lim dim mắt ngủ.
Đối với bạn bè hàng xóm cùng giới với chú thì chú tỏ ra khắt khe, thậm chí nhiều lúc “mất lịch sự” nữa. Mỗi lần chúng bạn láng giềng đi kè kè với bất kỳ một chị mái tơ nào trong đàn là chú tỏ thái độ phản ứng ngay. Chú lặng lẽ tách khỏi đàn, kẻ một đường vòng cung, áp sát đối phương, dừng lại, vỗ cánh phành phạch làm bụi bay mù mịt. Sau đó chú rướn cổ cao giọng “đô trưởng” ca bản “Ò…ó…o” như vừa thách thức vừa đe dọa. Các bạn láng giềng đã nhiều phen vì “lòng tự trọng” đã thử sức với chú. Biết mình không phải là đối thủ, thấy chú sắp gây sự đã vội vàng “cao chạy xa bay”, vừa tăng tốc vừa ngoái đầu nhìn lại có vẻ nuối tiếc một dịp vui bị chú ta cướp mất. Những lúc như vậy, chú có vẻ đắc thắng, tự hào, lững thững trở lại đàn với một dáng điệu kênh kiệu, tự đắc. Đối với người ngoài thì vậy đó. Trong nhà, hình như chú không hề ăn hiếp một ai, lúc nào cũng tỏ ra độ lượng bao dung.
Misa là chú chó bà ngoại cho em trong đợt nghỉ hè về quê vừa qua. Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! Chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người, đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.
Chú hổ rất to, có lẽ chú đã sống ở đây từ rất lâu rồi. Thân hình to lớn khiến tôi có hơi sợ một chút. Thoạt nhìn, bạn sẽ ấn tượng ngay với những sọc vằn trên mình nó. Những sọc vằn đen trắng loang lổ trên mình màu vàng của nó. Thật nổi bật! Tôi có thể nghe được tiếng thở của nó trên mình nó rung rinh. Bốn chân cũng có vằn, móng vuốt sắc nhọn của nó thật khiến tôi phấn khích. Gương mặt của nó cũng giống như chú mèo tôi nuôi ở nhà. Nhưng nó dữ tợn hơn nhiều. Hai tai hình tam giác hướng ra ngoài để nghe âm thanh, đôi mắt gườm gườm tinh ranh hung dữ nhìn ngắm mọi thứ xung quanh. chiếc mũi ướt ướt rất thính. Ria mép dài, trắng như cước, cứng. Hàm răng sắc nhọn. Những chiếc răng nanh là vũ khí tối thượng để chúng cắn xé con mồi. Sự hung dữ của nó khiến muôn loài phải khiếp sợ.
Buổi sáng, chú gà nhún một cái và nhảy phốc lên đống rơm ở đầu nhà. Chú vươn cái cổ thật cao vừa vỗ cánh phành phạch vừa gáy “Ò! Ó! O..”. Tiếng gáy của chú vang to, gọi ông mặt trời thức dậy mỗi ban mai và đánh thức mọi người tỉnh giấc dậy đi làm. Hoàn thành nhiệm vụ của chiếc đồng hồ báo thức xong, lúc nào đầu chú gà cũng ngẩng cao. Mỗi khi đi, đầu chú ta cứ lúc lắc, trông rất buồn cười. Khi cho gà ăn, em thấy chú gà trống thật mạnh mẽ. Chú mổ lia lịa cứ như sợ những chú gà khác ăn hết phần của mình. Khi đi kiếm ăn, chú dùng đôi chân khoẻ mạnh bới tung đống rác mùn ra. Họ hàng nhà giun không có lối thoát. Mấy chị gà mái và mấy chú gà con cũng được nhờ vào đôi chân khoẻ mạnh bới thức ăn của chú gà trống tía. Chú nổi bật lên trong đàn gà.
Đề bài: Đóng vai bạn nhỏ, viết đoạn văn nói về cảm xúc của em khi nằm trên chiếc võng bố cho.
Chiếc võng của bố
Hôm ở chiến trường về
Bố cho em chiếc võng
Võng xanh màu lá cây
Dập dình như cảnh sống.
Em nằm trên chiếc võng
Em như tay bố nâng
Đung đưa chiếc võng kể
Chuyện đêm bố vượt rừng
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
Trăng treo ngoài cửa sổ
Có phải trăng Trường Sơn
Võng mang hơi ấm bố
Ru đời em lớn khôn.
Phan Thế Cải
Bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi nằm trên chiếc võng bố cho? Tìm các ý đúng:
a, Cảm thấy chiếc võng dập dình như sóng
b, Cảm thấy chiếc võng cong như vầng trăng
c, Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng
d, Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.
Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.
Tìm trạng ngữ trong câu sau:
Hôm ở chiến trường về, bố cho em một chiếc võng màu xanh lá cây.
Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó.
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Chiếc võng gắn với những kỉ niệm nào của bố? Tìm các ý đúng:
a, Chiếc võng êm như tay bố nâng
b, Chiếc võng gắn với những đêm bố vượt rừng
c, Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua
d, Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.
* Nội dung chính Bức ảnh: Bài đọc chứa đựng một câu chuyện kể về một bức ảnh giữa cô bộ đội trẻ và một cháu bé. Đó không chỉ đơn thuần là một bức ảnh thông thường, mà còn là một bức ảnh thể hiện sự giúp đỡ, đùm bọc nhau trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh liên miên.
Bức ảnh
Tháng 2 năm 1979, trên đường hành quân bảo vệ biên cương của Tổ quốc, một tổ trinh sát của bộ đội ta nghe tiếng trẻ con khóc, liền chia nhau đi tìm. Họ phát hiện một phụ nữ trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn. Đứa con gái chúng ba tuổi gào khóc bên mẹ đã lạc cả giọng. Các chiến sĩ thay nhau cõng bà mẹ và cháu bé xuyên đêm luồn rừng, tìm về trạm quân y. Trên suốt chặng đường dài, cháu bé được một nữ chiến sĩ trẻ dỗ dành, chăm sóc.
Hình ảnh cô bộ đội trẻ, vai khoác súng, tay bế cháu bé đã lọt vào ống kính của một phóng viên. Bức ảnh được đăng trên bảo, gây xúc động lớn. Nhưng gần bốn mươi năm sau, nhờ nỗ lực của một nhóm phóng viên, hai người trong tấm ảnh mới gặp lại được nhau. Người nữ chiến sĩ là bà Bùi Thị Mũi, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Bà Mũi nay đã già yếu. Còn cô bé năm xưa cũng đã ở tuổi bốn mươi. Đó là cô Hoàng Thị Hiền ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Được biết địa chỉ ân nhân, cô Hiển bắt xe đi suốt đêm từ Cao Bằng về Hà Nội rồi ngược lên Phú Thọ. Cả đêm ấy, cô không sao ngủ được. Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mũi, cô trào nước mắt, lao tới bên giường bệnh, chỉ gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!" rồi cứ thế, hai mẹ con ôm nhau nức nở, không nói nên lời.
Theo Mai Thanh Hải
Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào?
Đặt và trả lời câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây:
a) Ở Ea Lâm bây giờ, nhà nào cũng có fi vi, xe máy, nhà cửa khang trang, nước sạch đến tận nhà.
Theo Hoàng Hà Thế – Ngọc Ánh
b) Chiều hôm ấy, người từ các nơi đổ về đúng chật cả sân chợ.
Nguyễn Quang Sáng
c) Để khỏi ngã, chim sẻ phải bám vào cành cây bằng cả hai chân. Vì quen dùng đồng thời hai chân, khi di chuyển trên mặt đất, chúng thường nhảy chứ không đi lại được bình thường như chim bồ câu.
Theo sách 10 vạn câu hỏi “Vì sao?”
Qua câu chuyện trên, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì ai?
Theo em, vì sao bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu lại gây xúc động lớn?
Đề bài: Viết đoạn văn tả ngoại hình của con vật mà em yêu thích.
Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Thủa xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm.
Theo truyện Sự tích Hồ Gươm