Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó.
Với niềm tận tụy và sự hy sinh cao cả, người chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, với nhiều thử thách và khó khăn, họ vẫn kiên trì và không từ bỏ trong công việc của mình. Ngày ngày, họ trực tiếp tham gia vào việc giám sát các tuyến đường biển, kiểm soát các hoạt động của tàu thuyền trong khu vực, và giữ gìn an ninh trật tự trên đảo. Với sự quyết tâm và nghị lực vững chắc, họ đang là những chiến sĩ bất khuất, luôn sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thử thách nào để bảo vệ đất nước và nhân dân.
Đề bài: Đóng vai bạn nhỏ, viết đoạn văn nói về cảm xúc của em khi nằm trên chiếc võng bố cho.
Chiếc võng của bố
Hôm ở chiến trường về
Bố cho em chiếc võng
Võng xanh màu lá cây
Dập dình như cảnh sống.
Em nằm trên chiếc võng
Em như tay bố nâng
Đung đưa chiếc võng kể
Chuyện đêm bố vượt rừng
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
Trăng treo ngoài cửa sổ
Có phải trăng Trường Sơn
Võng mang hơi ấm bố
Ru đời em lớn khôn.
Phan Thế Cải
Bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi nằm trên chiếc võng bố cho? Tìm các ý đúng:
a, Cảm thấy chiếc võng dập dình như sóng
b, Cảm thấy chiếc võng cong như vầng trăng
c, Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng
d, Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.
Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.
Tìm trạng ngữ trong câu sau:
Hôm ở chiến trường về, bố cho em một chiếc võng màu xanh lá cây.
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Đề bài: Đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.
Chiếc võng gắn với những kỉ niệm nào của bố? Tìm các ý đúng:
a, Chiếc võng êm như tay bố nâng
b, Chiếc võng gắn với những đêm bố vượt rừng
c, Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua
d, Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.
* Nội dung chính Bức ảnh: Bài đọc chứa đựng một câu chuyện kể về một bức ảnh giữa cô bộ đội trẻ và một cháu bé. Đó không chỉ đơn thuần là một bức ảnh thông thường, mà còn là một bức ảnh thể hiện sự giúp đỡ, đùm bọc nhau trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh liên miên.
Bức ảnh
Tháng 2 năm 1979, trên đường hành quân bảo vệ biên cương của Tổ quốc, một tổ trinh sát của bộ đội ta nghe tiếng trẻ con khóc, liền chia nhau đi tìm. Họ phát hiện một phụ nữ trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn. Đứa con gái chúng ba tuổi gào khóc bên mẹ đã lạc cả giọng. Các chiến sĩ thay nhau cõng bà mẹ và cháu bé xuyên đêm luồn rừng, tìm về trạm quân y. Trên suốt chặng đường dài, cháu bé được một nữ chiến sĩ trẻ dỗ dành, chăm sóc.
Hình ảnh cô bộ đội trẻ, vai khoác súng, tay bế cháu bé đã lọt vào ống kính của một phóng viên. Bức ảnh được đăng trên bảo, gây xúc động lớn. Nhưng gần bốn mươi năm sau, nhờ nỗ lực của một nhóm phóng viên, hai người trong tấm ảnh mới gặp lại được nhau. Người nữ chiến sĩ là bà Bùi Thị Mũi, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Bà Mũi nay đã già yếu. Còn cô bé năm xưa cũng đã ở tuổi bốn mươi. Đó là cô Hoàng Thị Hiền ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Được biết địa chỉ ân nhân, cô Hiển bắt xe đi suốt đêm từ Cao Bằng về Hà Nội rồi ngược lên Phú Thọ. Cả đêm ấy, cô không sao ngủ được. Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mũi, cô trào nước mắt, lao tới bên giường bệnh, chỉ gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!" rồi cứ thế, hai mẹ con ôm nhau nức nở, không nói nên lời.
Theo Mai Thanh Hải
Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào?
Đặt và trả lời câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây:
a) Ở Ea Lâm bây giờ, nhà nào cũng có fi vi, xe máy, nhà cửa khang trang, nước sạch đến tận nhà.
Theo Hoàng Hà Thế – Ngọc Ánh
b) Chiều hôm ấy, người từ các nơi đổ về đúng chật cả sân chợ.
Nguyễn Quang Sáng
c) Để khỏi ngã, chim sẻ phải bám vào cành cây bằng cả hai chân. Vì quen dùng đồng thời hai chân, khi di chuyển trên mặt đất, chúng thường nhảy chứ không đi lại được bình thường như chim bồ câu.
Theo sách 10 vạn câu hỏi “Vì sao?”
Qua câu chuyện trên, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì ai?
Theo em, vì sao bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu lại gây xúc động lớn?
Đề bài: Viết đoạn văn tả ngoại hình của con vật mà em yêu thích.
Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Thủa xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm.
Theo truyện Sự tích Hồ Gươm