Câu hỏi:

19/11/2024 6.7 K

Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm gì?

A. Vi phạm pháp luật.


B. Vi phạm đạo đức.


C. Tùy theo nội dung và hậu quả.

Đáp án chính xác

D. Không vi phạm.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật tùy theo nội dung và mức độ.

Lý thuyết Ứng xử trên môi trường số

a) Các văn bản quy phạm pháp luật

Quốc hội Việt Nam ban hành nhiều luật liên quan đến Công nghệ Thông tin (CNTT): Luật giao dịch điện tử (2005), Luật Công nghệ Thông tin (2006) và Luật an ninh mạng (2018).

Các bộ luật, nghị định đề cập đến các hành vi giao dịch trên mạng:

- Nghị định 90/2008/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2008 về chống thư rác.

- Nghị định 72/2013/NĐ-CP ban hành 15/7/2013 về quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

- Nghị định 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 3/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.

- Tháng 6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quy định số 874/QĐ-BTTTT ban hành ngày 17/6/2021.

b) Các quy định của pháp luật đối với người dùng trên không gian mạng

Điều 12 khoản 2 của Luật công nghệ thông tin quy định cấm “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số” nhằm mục đích sau:

a) Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.

b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mĩ tục của dân tộc.

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh và những bí mật khác được pháp luật quy định.

d) Xuyên tác, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự của công dân.

e) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm mà pháp luật quy định.

Điều 8 khoản 1 trong Luật an ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vị quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.

b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan, cá nhân.

e) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người, đăng tải thông tin dâm ô; phá hoại thuần phong, mĩ tục, sức khỏe của cộng đồng.

f) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Một số hành vi vi phạm pháp luật về đưa tin trên mạng xã hội được cụ thể hóa kèm mức phạt theo Điều 101, khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP gồm:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, xuyên tác, vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, không phù hợp thuần phong, mĩ tục của dân tộc.

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị.

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mạng trong Nhân dân, kích động bạo lực, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

e) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật mà chưa được sự đồng ý của chủ thể sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành.

f) Quảng cáo, tuyên truyền chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm.

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

Bộ thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định 874/QĐ-BTTTT (2021) về bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

- Các khuyến cáo về việc tuân thủ các quy định của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, khuyến khích dùng tên thật và đang tin quảng bá hình ảnh đất nước.

- Chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tố, việc tốt.

Các nguyên tác để nâng cao tính an toàn khi chia sẻ thông tin trên môi trường số:

- Trước khi đăng tin, hãy kiểm tra tin bài có vi phạm pháp luật hay không.

- Không chia sẻ tin bài vi phạm pháp luật, cần phải biết tin tức có chính xác hay không.

- Trong trường hợp đưa tin không vi phạm pháp luật cần cân nhắc đến hậu quả, khía cạnh đạo đức.

Xem thêm một số tài liệu liên quan:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong tin học, mua phần mềm … mua quyền sử dụng. Chọn từ còn thiếu trong câu trên?

Xem đáp án » 16/12/2024 9.1 K

Câu 2:

Hành vi nào xấu khi giao tiếp trên mạng?

Xem đáp án » 19/07/2024 6.4 K

Câu 3:

Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép là loại hành vi vi phạm gì?

Xem đáp án » 24/08/2024 6.2 K

Câu 4:

Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật gì quy định quyền tác giả đối với tác phẩm?

Xem đáp án » 22/11/2024 5.7 K

Câu 5:

Mua quyền sử dụng cho một máy tính, sau đó cài đặt cho máy thứ hai là hành vi vi phạm gì?

Xem đáp án » 20/11/2024 4.2 K

Câu 6:

Chỉ mua quyền sử dụng thì người mua có thể làm gì đối với sản phẩm?

Xem đáp án » 19/11/2024 3.7 K

Câu 7:

Hoạt động nào dưới đây vi phạm bản quyền?

Xem đáp án » 19/07/2024 3 K

Câu 8:

Đạo đức là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 2.6 K

Câu 9:

Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam ban hành vào năm nào?

Xem đáp án » 12/07/2024 2 K

Câu 10:

Khi đưa tin lên mạng xã hội, đáp ứng các yêu cầu về an ninh mạng. Yêu cầu nào trái với quy định an ninh mạng:

Xem đáp án » 25/11/2024 1.9 K

Câu 11:

Vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia hoạt động nào trên mạng?

Xem đáp án » 18/07/2024 1.8 K

Câu 12:

Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?

Xem đáp án » 18/12/2024 1.4 K

Câu 13:

 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền thân nhân và quyền:

Xem đáp án » 16/12/2024 670

Câu 14:

Quyền tác giả là gì?

Xem đáp án » 09/07/2024 624