Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào dưới đây?
A. Sông Hồng và sông Thái Bình.
B. Sông Hồng và sông Lục Nam.
C. Sông Hồng và sông Đà.
D. Sông Hồng và sông Cầu.
Đáp án A
Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Qua hàng nghìn năm, các lớp phù sa do hai hệ thống sông này mang lại đã tạo nên một vùng đất rất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Điều này giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vựa lúa quan trọng nhất của Việt Nam.
Lý thuyết Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
- Khái quát chung:
+ Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
+ Diện tích: 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).
+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.
Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Phía Tây giáp Tây Bắc.
+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết đảo nào sau đây thuộc quần đảo Hoàng Sa?
Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ
Chế độ nhiệt và ẩm của nước ta thay đổi chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
Dựa vào bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân
Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố nào sau đây?
Ý nghĩa của phát triển thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là:
Nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm, trình độ đô thị hóa thấp là do:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do
Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí
Cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á là do các nước này có điều kiện thuận lợi nào sau đây?