Câu hỏi:

18/07/2024 194

Dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng làm gì?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng để đánh dấu danh từ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn tả một vườn cây (hoặc rặng cây).

Xem đáp án » 03/08/2023 618

Câu 2:

Nghe và kể lại câu chuyện sau:

Hơn cả phép màu

Hà An

Nghe và kể lại câu chuyện sau: Hơn cả phép màu Hà An   (ảnh 1)

Xem đáp án » 03/08/2023 500

Câu 3:

Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Ngỡ ngàng một giây, chú đã nhận ra đồng đội. Đứa vừa quát thộp túi ngực chú bé, moi lấy điếu thuốc rồi ù té chạy. Chú bé vờ quệt nước mắt, xoay người lại phía sau. Một gã đàn ông loẻo khoẻo, đeo kính râm to gần kín mặt đang lững thững bước tới....

Xem đáp án » 03/08/2023 243

Câu 4:

Chú bé bán báo

(Bài luyện tập đọc hiểu)

Buổi sáng Chủ nhật, cửa rạp chiếu bóng Phi-la-mô-ních ồn ào khác thường. Một chú bé cất tiếng rao lanh lảnh:

- Báo, báo “Ngày Mới" ơ…!

Đồng hồ ở quầy bán vé chỉ 8 giờ. Một người đàn ông đội mũ dạ từ Bờ Hồ đi sang. Chú bé rao:

- Quý ngài đón đọc “Ngày Mới” Chủ nhật ơ!

Người đàn ông dùng tay trái bỏ mũ, khế hất đầu một cái rồi lại đội mũ như cũ. 

- Quý ngài đón coi báo mới... nào!

Chú bé nhấn mạnh hai tiếng “quý ngài”, tỏ ý đã nhận được ám hiệu liên lạc. 

- Báo! Báo! Báo!

Nghe tiếng gọi nhịp ba hách dịch của người đàn ông, chủ bé chạy vội đến. 

- “Ngày Mới”!

- Xin ngài một đồng ạ!

Người đàn ông móc ví trả tiền, vờ làm rơi điếu thuốc lá. Chú bé nhặt lên, thổi phù một cái rồi đút điếu thuốc vào túi áo ngực. Người đàn ông cau mày: 

- Vứt đi, bẩn rồi đấy!

- Cho cháu xin, vứt đi phí quá ạ. - Chú bé vừa nói, vừa đưa báo cho khách. Tờ báo cộm lên ở một góc.

Chuông điện réo từng hồi báo giờ chiếu bóng bắt đầu. Người đàn ông bước vội vào rạp.

Chú bé vừa định lao sang đường thì có tiếng quát:

- Đưa điếu thuốc ấy cho tao!

Ngỡ ngàng một giây, chú đã nhận ra đồng đội. Đứa vừa quát thộp túi ngực chú bé, mọi lấy điếu thuốc rồi ù té chạy. Chú bé vỡ quệt nước mắt, xoay người lại phía sau. Một gã đàn ông loẻo khoẻo, đeo kính râm to gần kín mặt đang lững thững bước tới...

Theo Phạm Thắng

Chú bé bán báo trong bài đọc làm nhiệm vụ gì?

Xem đáp án » 03/08/2023 213

Câu 5:

Các dấu ngoặc đơn trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?

Xem đáp án » 03/08/2023 179

Câu 6:

Đánh tam cúc

Những chi tiết nào cho thấy trò chơi đánh tam cúc giữa bé Giang và con mèo khoang diễn ra giống như thật và rất vui. (ảnh 1)

Cả nhà vắng hết 

Chỉ còn bé Giang

Bé đánh tam cúc

Với con mèo khoang.

 

Nắng hồng chín rực

Bỗng nhiên bay vào 

Rung râu, chớp mắt 

Mèo ta “ngoao ngoao”.

 

Đây là tướng ông 

Chân đi hài đỏ

Đây là tướng bà

Tốc hiu hiu gió.

 

Đây là con ngựa 

Chân có bụi đường

Và đây quân sĩ 

Thuộc lâu văn chương...

 

— Quân này mày được 

Quân này tao chui!

Mèo ta phổng mũi 

“Ngoao ngoao” một hồi.

 

Quân này mày chui 

Quân này tao được!

Mèo bỗng dỏng tai

Mắt xanh như nước.

 

– À thôi... mày được! 

Bé Giang dỗ dành 

Mèo thè lưỡi đỏ

Liếm vào răng nanh...

 

Nắng dừng trước của 

Lúc nào không hay 

Đã nghe khói bếp 

Nhà ai thơm bay.

Trần Đăng Khoa

Những chi tiết nào cho thấy trò chơi đánh tam cúc giữa bé Giang và con mèo khoang diễn ra giống như thật và rất vui.

Xem đáp án » 03/08/2023 155

Câu 7:

Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành các câu sau:

a, (Vì, nhờ, tại) rét, rặng xoan năm nay chậm nảy lộc.

b, (Vì, nhờ, tại) nắng ấm, vườn đào nở hoa tưng bừng.

c, (Vì, nhờ, tại) không có răng, loài chim không nhai mà chỉ nuốt thức ăn.

Xem đáp án » 03/08/2023 144

Câu 8:

Biện pháp nhân hóa có tác dụng gì trong việc thể hiện những nội dung trên?

Xem đáp án » 03/08/2023 131

Câu 9:

Bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn dưới đây để giải thích:

a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Chuột phải gặm các vật cứng.

Theo Phạm Văn Bình

(Trạng ngữ: để khỏi vướng víu, để mài cho răng mòn đi)

b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

Theo Phạm Văn Bình

(Trạng ngữ: để tìm kiếm thức ăn, để mài cho xương mòn đi)

Xem đáp án » 03/08/2023 124

Câu 10:

Theo em, hai chú bé trong câu chuyện là người như thế nào?

Xem đáp án » 03/08/2023 114

Câu 11:

Trả bài văn thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia:

1.    Nghe thầy cô giáo nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2.    Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả....

3.    Đọc kĩ lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo), tự sửa bài văn của mình

4.    Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Xem đáp án » 03/08/2023 110

Câu 12:

Trao đổi:

a, Vì sao câu chuyện được đặt tên là Hơn cả phép màu?

b, Chọn một tên khác cho câu chuyện trên:

Ở hiền gặp lành

Đói cho sạch, rách cho thơm

Thương người như thể thương thân.

Xem đáp án » 03/08/2023 107

Câu 13:

Theo em, người đàn ông xuất hiện ở cuối câu chuyện là ai? Tìm ý đúng:

a, Một đồng đội của người đàn ông mua báo.

b, Một người dân qua đường.

c, Một đồng đội của hai chú bé.

d, Kẻ địch.

Xem đáp án » 03/08/2023 93

Câu 14:

Nghe -viết

Đội của em

Ngày 15-5-1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập. Trong quá trình hoạt động, Đội đã nhiều lần được đổi tên: Đội Thiếu nhi cứu quốc ( 1950), Đội Thiếu nhi Tháng Tám ( 1951), Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam ( 1956). Ngày 30-1-1970, Đội được vinh dự mang tên Bác Hồ, đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Theo Hội đồng Đội Trung ương

Xem đáp án » 03/08/2023 90

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »