Câu hỏi:

15/10/2024 331

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Top 10 bài Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta 2024 SIÊU HAY

TOP 10 mẫu Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 1

Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương hay Triệu Quốc Trinh, sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ 226 tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay gọi là Yên Thôn) xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Bà là một trong những vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quê hương của Bà Triệu chính là quê hương của hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục - những người đã có công khai mach đại khoa Nho học cho Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bà Triệu mất năm 248, khi đó mới 22 tuổi. Đến nay, những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Bà được phong là “Bột chính anh hùng tài Trinh nhất phu nhân”. Có rất nhiều giai thoại nói về người anh hùng phụ nữ Triệu Thị Trinh.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 2

Kim Đồng là một vị thiếu niên anh hùng. Anh là người dân tộc Nùng. Từ nhỏ, Kim Đồng đã tham gia cách mạng. Anh là đội trưởng Đội Nhi đồng cứu quốc. Nhiệm vụ của anh là giao liên, đưa đón Việt Minh và vận chuyển thư từ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kim Đồng đã lập được nhiều chiến công. Một lần, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới. Anh đã trí đánh lạc hướng chúng và phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Sau này, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu quý anh Kim Đồng.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 3

Trong lịch sử triều Lý, có lẽ Lý Thường Kiệt là một trong những cái tên nổi danh nhất khi ông phò Vua phá Tống bình Chiêm công danh hiển hách. Tuy nhiên, ít người biết ông vốn không thuộc hoàng tộc nhà Lý và lại càng ít người biết ông xuất thân từ quan thái giám. Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn, là con trai của tướng Ngô An Ngữ với phu nhân họ Hàn. Ông sinh năm 1019 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, từ khi sinh ra, số mệnh Lý Thường Kiệt đã được báo trước là sẽ công danh hiển hách song lại phiền là không có con nối dõi. Tên tuổi Lý Thường Kiệt nổi như cồn, trở thành 1 nhân vật lớn trong thời đại nhà Lý. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn xâm lược của địch.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 4

Một trong những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em yêu thích và ấn tượng nhất, chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng tài giỏi và dũng cảm ở thời nhà Lý. Lúc đó, quân Tống lăm le xâm lược nước ta để thỏa mãn những tham vọng xấu xa của chúng. Là tướng quân của quân đội ta, Lý Thường Kiệt đã suy nghĩ, tìm cách chống lại kẻ thù. Cuối cùng, ông quyết định tấn công quân Tống trước, khiến chúng chẳng kịp trở tay. Vậy là, Lý Thường Kiệt đã dẫn đầu đại quân, tấn công vào kẻ địch ở biên giới, và còn tấn công cả hai châu của nhà Tống. Những trận đánh đó đã thành công vang dội, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. Đồng thời ghi danh Lý Thường Kiệt vào trang sử hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 5

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 6

Quang Trung Hoàng đế, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ, danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Bình, là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Vua Quang Trung được nhân dân gọi với cái tên: người Anh hùng áo vải cờ đào, thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, vị hoàng đế anh minh lập nên những chiến công vang dội chống thù trong, giặc ngoài mà đỉnh cao là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 7

Một người anh hùng đặc biệt mà em luôn cảm phục và ngưỡng mộ chính là Lý Thường Kiệt, một vị tướng tài ba và gan dạ trong thời nhà Lý. Khi quân Tống có tham vọng thôn tính nước ta, Lý Thường Kiệt với tài năng quân sự thiên tài đã quyết định lên kế hoạch tấn công quân Tống trước, khiến chúng không kịp phản ứng. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ông đã dẫn đầu đại quân chiến đấu tại biên giới và cả hai châu của nhà Tống. Các trận đánh đó đã thành công ngoạn mục, đánh bại âm mưu xâm lược của đối thủ. Với những thành tích đó, Lý Thường Kiệt đã trở thành một trong những huyền thoại vang danh trong lịch sử Việt Nam.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 8

Bà Triệu là người nữ anh hùng vĩ đại trong lòng em. Dù là nữ nhi, nhưng bà Triệu lại có đầy đủ những phẩm chất của một vị tướng tài: dũng cảm, mạnh mẽ, can trường, quyết đoán, thông minh. Nhưng hơn thế nữa, bà còn có một tình yêu nước mãnh liệt, ý chí quật cường, quyết tâm đánh đuổi quân thù xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Bởi vậy, bà đã được hàng nghìn quân lính tin tưởng, cùng sát vai chiến đấu chống lại quân đô hộ. Tinh thần và sự dũng cảm của bà Triệu đã khiến cho quân thù khiếp sợ, lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Dù kẻ địch đe dọa, dụ dỗ bằng mọi cách, bà Triệu vẫn không hề nao núng. Cuối cùng, bà đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ độc lập cho nước nhà. Nhưng hình ảnh về nữ tướng Bà Triệu đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường của dân tộc ta.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 9

Ai là người đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam đánh thắng hai đế quốc lớn của thế kỷ 20? Câu trả lời là Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Tên khai sinh của ông là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những thành viên sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954), Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979). Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 10

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên và là tổ trưởng của tổ chức Đội ta khi mới thành lập(1941). Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo; Bố mất sớm, anh trai tham gia cách mạng. Kim Đồng sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Năm 1943 trong một lần đi liên lạc về. giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta. Kim Đồng nhanh trí nhử bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng nổ ấy các cán bộ đã tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, bên bờ suối Lê-Nin. Ngày anh hi sinh là ngày 15 - 2 - 1943, lúc đó anh vừa tròn 14 tuổi. Ngày 15 - 5 - 1986 nhân kỉ niệm lần thứ 45 thành lập Đội, mộ của anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sao bay lên được khánh thành. Từ đó, nơi đây trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội Thiếu niên tiền phong, với người đội trưởng đầu tiên của mình... Hình ảnh của anh mãi mãi được khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi cả nước.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - Mẫu 11

Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội.Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 15/2/1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đề bài: Đóng vai bạn nhỏ, viết đoạn văn nói về cảm xúc của em khi nằm trên chiếc võng bố cho.

Xem đáp án » 14/10/2024 1.2 K

Câu 2:

Chiếc võng của bố

Hôm ở chiến trường về

Bố cho em chiếc võng 

Võng xanh màu lá cây 

Dập dình như cảnh sống.

Em nằm trên chiếc võng 

Em như tay bố nâng 

Đung đưa chiếc võng kể 

Chuyện đêm bố vượt rừng

 

Em thấy cả trời sao 

Xuyên qua từng kẽ lá 

Em thấy cơn mưa rào 

Ướt tiếng cười của bố.

Trăng treo ngoài cửa sổ 

Có phải trăng Trường Sơn 

Võng mang hơi ấm bố

Ru đời em lớn khôn.

Phan Thế Cải

Bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi nằm trên chiếc võng bố cho? Tìm các ý đúng:

a, Cảm thấy chiếc võng dập dình như sóng

b, Cảm thấy chiếc võng cong như vầng trăng

c, Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng

d, Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.

Xem đáp án » 21/07/2024 392

Câu 3:

Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.

Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ.   (ảnh 1)

Xem đáp án » 16/07/2024 313

Câu 4:

Tìm trạng ngữ trong câu sau:

Hôm ở chiến trường về, bố cho em một chiếc võng màu xanh lá cây.

Xem đáp án » 20/07/2024 290

Câu 5:

Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó.

Xem đáp án » 17/07/2024 280

Câu 6:

Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).

- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Xem đáp án » 15/07/2024 279

Câu 7:

Đề bài: Đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.

Xem đáp án » 15/10/2024 255

Câu 8:

Chiếc võng gắn với những kỉ niệm nào của bố? Tìm các ý đúng:

a, Chiếc võng êm như tay bố nâng

b, Chiếc võng gắn với những đêm bố vượt rừng

c, Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua

d, Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.

Xem đáp án » 17/07/2024 227

Câu 9:

* Nội dung chính Bức ảnh: Bài đọc chứa đựng một câu chuyện kể về một bức ảnh giữa cô bộ đội trẻ và một cháu bé. Đó không chỉ đơn thuần là một bức ảnh thông thường, mà còn là một bức ảnh thể hiện sự giúp đỡ, đùm bọc nhau trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh liên miên.

Bức ảnh

Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào? (ảnh 1)

Tháng 2 năm 1979, trên đường hành quân bảo vệ biên cương của Tổ quốc, một tổ trinh sát của bộ đội ta nghe tiếng trẻ con khóc, liền chia nhau đi tìm. Họ phát hiện một phụ nữ trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn. Đứa con gái chúng ba tuổi gào khóc bên mẹ đã lạc cả giọng. Các chiến sĩ thay nhau cõng bà mẹ và cháu bé xuyên đêm luồn rừng, tìm về trạm quân y. Trên suốt chặng đường dài, cháu bé được một nữ chiến sĩ trẻ dỗ dành, chăm sóc.

Hình ảnh cô bộ đội trẻ, vai khoác súng, tay bế cháu bé đã lọt vào ống kính của một phóng viên. Bức ảnh được đăng trên bảo, gây xúc động lớn. Nhưng gần bốn mươi năm sau, nhờ nỗ lực của một nhóm phóng viên, hai người trong tấm ảnh mới gặp lại được nhau. Người nữ chiến sĩ là bà Bùi Thị Mũi, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Bà Mũi nay đã già yếu. Còn cô bé năm xưa cũng đã ở tuổi bốn mươi. Đó là cô Hoàng Thị Hiền ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Được biết địa chỉ ân nhân, cô Hiển bắt xe đi suốt đêm từ Cao Bằng về Hà Nội rồi ngược lên Phú Thọ. Cả đêm ấy, cô không sao ngủ được. Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mũi, cô trào nước mắt, lao tới bên giường bệnh, chỉ gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!" rồi cứ thế, hai mẹ con ôm nhau nức nở, không nói nên lời.

Theo Mai Thanh Hải

Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào?

Xem đáp án » 14/07/2024 208

Câu 10:

Đặt và trả lời câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây:

a) Ở Ea Lâm bây giờ, nhà nào cũng có fi vi, xe máy, nhà cửa khang trang, nước sạch đến tận nhà.

Theo Hoàng Hà Thế – Ngọc Ánh

b) Chiều hôm ấy, người từ các nơi đổ về đúng chật cả sân chợ.

Nguyễn Quang Sáng

c) Để khỏi ngã, chim sẻ phải bám vào cành cây bằng cả hai chân. Vì quen dùng đồng thời hai chân, khi di chuyển trên mặt đất, chúng thường nhảy chứ không đi lại được bình thường như chim bồ câu.

Theo sách 10 vạn câu hỏi “Vì sao?”

Xem đáp án » 21/07/2024 200

Câu 11:

Qua câu chuyện trên, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì ai?

Xem đáp án » 19/07/2024 199

Câu 12:

Theo em, vì sao bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu lại gây xúc động lớn?

Xem đáp án » 14/07/2024 198

Câu 13:

Đề bài: Viết đoạn văn tả ngoại hình của con vật mà em yêu thích.

Xem đáp án » 15/10/2024 193

Câu 14:

Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:

Thủa xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm.

Theo truyện Sự tích Hồ Gươm

Xem đáp án » 14/07/2024 190

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »