Sử dụng một số dụng cụ đơn giản như: vải khô, thước nhựa, mảnh lụa, miếng thuỷ tinh

1 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 69 Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Câu hỏi 2 trang 69 Vật Lí 11: Sử dụng một số dụng cụ đơn giản như: vải khô, thước nhựa, mảnh lụa, miếng thuỷ tinh, vụn giấy nhỏ, lược nhựa, quả bóng bay, vỏ lon,... em hãy thực hiện thí nghiệm:

a) Làm nhiễm điện cho các vật.

b) Về tương tác giữa các vật nhiễm điện.

Lời giải:

a)

- Thực hiện thí nghiệm làm nhiễm điện cho các vật:

+ Bước 1: Dùng vải khô/ mảnh lụa cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa/ lược nhựa/ miếng thủy tính/ quả bóng bay/ vỏ lon, ….

+ Bước 2: Đưa các vật đã được cọ xát gần các vụn giấy nhỏ.

- Kết quả thí nghiệm:

+ Các vật: thước nhựa, lược nhựa, miếng thủy tinh, quả bóng bay hút các vụn giấy nhỏ.

Các vật trên nhiễm điện.

+ Vỏ lon không hút các vụn giấy nhỏ.

Vỏ lon không nhiễm điện.

b)

- Thực hiện thí nghiệm tương tác giữa các vật nhiễm điện:

+ Bước 1: Dùng vải khô/ mảnh lụa cọ xát vào hai đầu của thước nhựa rồi đặt nó lên đế có trục quay.

+ Bước 2: Đưa các vật lược nhựa/ miếng thủy tinh/ vỏ lon … đã được cọ xát với vải khô/mảnh lụa đến gần thước nhựa đã đặt trên trục quay.

- Kết quả thí nghiệm:

+ Lược nhựa đẩy thước nhựa làm thước nhựa quay theo hướng ra xa lược nhựa vì hai vật nhiễm điện cùng dấu.

+ Miếng thủy tinh hút thước nhựa làm thước nhựa quay về phía miếng thủy tinh vì hai vật nhiễm điện trái dấu.

+ Vỏ lon không hút không đẩy thước nhựa.

Lý thuyết Sự tương tác giữa các điện tích

Hai loại điện tích

- Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ khác thì được gọi là vật tích điện.

- Có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm.

- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

- Đơn vị đo điện tích là culông (C).

Lưu ý: vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới vị trí mà ta xét có thể được xem là một điện tích điểm.

- Điện tích nguyên tốc có giá trị bằng độ lớn điện tích của một hạt mang điện tồn tại độc lập trong tự nhiên và có giá trị: e = 1,6.10-19 C

- Tất cả các vật tích điện đều có độ lớn điện tích q luôn là một bội số của điện tích nguyên tố: q = ne với n là số tự nhiên.

Sự nhiễm điện của các vật

- Nhiễm điện do cọ xát: là sự nhiễm điện khi các vật khác bản chất, tring hoà về điện được cọ xát với nhau, khi đó hai vật nhiễm điện trái dấu.

Ví dụ: cọ xát lược nhựa với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện âm và hút được mẩu giấy vụn.

- Nhiễm điện do tiếp xúc: là sự nhiễm điện khi một vật trung hoà về điện đặt tiếp xúc với một vật nhiễm điện. Khi đó hai vật nhiễm điện cùng dấu.

- Nhiễm điện do hưởng ứng: là sự nhiễm điện khi một vật A (vật dẫn điện) trung hoà về điện đặt gần (không tiếp xúc) với một vật B nhiễm điện. Khi đó, hai đầu vật A, gần và xa vật B, lần lượt nhiễm điện trái dấu và cùng dấu với vật B. Khi đưa vật A ra xa vật B, vật A trở về trạng thái trung hoà như ban đầu.

Từ khóa :
Vật lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá