C2H5OH ra C2H5Br | C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

315

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng . Mời các bạn đón xem:

Phương trình C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

1. Phương trình phản ứng C2H5OH ra C2H5Br

C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra 

Nhiệt độ thường

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của C2H5OH (Ancol etylic)

Trong phân tử ancol có liên kết C – OH, đặc biệt là liên kết O–H phân cực mạnh. Vì vậy nhóm – OH sẽ dễ bị thay thế hoặc là tách ra trong các phản ứng hóa học. Đây là phản ứng thế nhóm OH.

3.2. Bản chất của HBr (Axit bromhidric)

HBr là một axit mạnh mang đầy đủ tính chất của một axit.

4. Tính chất hóa học

4.1. Tính chất của rượu etylic

1. Tính chất vật lí

Rượu etylic là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3oC

Nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước. Rượu etylic hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

Độ rượu và cách tính độ rượu

Độ rượu là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.

Công thức: Độ rượu = \frac{{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\,nguyen\,chat}}}{{{V}_{dd\,({{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+{{H}_{2}}O)}}}.100

V là thể tích đo bằng ml hoặc lít

2. Tính chất hóa học

- Phản ứng cháy

Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt

C2H5OH + 3O2 \xrightarrow{{{t}^{o}}} 2CO2 + 3H2O

- Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na

Thả mẩu natri vào cốc đựng rượu etylic, mẩu natri tan dần và có bọt khí thoát ra

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2

- Phản ứng với axit axetic

Đổ rượu etylic vào cốc đựng axit axetic với xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành dung dịch đồng nhất. Đun nóng hỗn hợp một thời gian, trong ống nghiệm xuất hiện chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.

C2H5OH + CH3COOH \overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,đặc}{\leftrightarrows} CH3COOC2H5 + H2O

etylic           axit axetic                    etylaxetat

4.2. Tính chất hóa học của HBr

HBr thể hiện tính chất đặc trưng của 1 axit, bao gồm:

- Đổi màu chất chỉ thị: Khi nhỏ 1 ít dung dịch HBr vào chất chỉ thị màu, quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ.

- Tác dụng với kim loại: Tạo ra muối bromide và giải phóng khí H2. Chú ý: Không tác dụng được với những kim loại đứng sau nguyên tử H trong dãy hoạt động hoá học kim loại.

2HBr + 2Na → 2NaBr + H2

- Tác dụng với oxit bazơ: Tạo ra muối bromide và nước.

Na2O + 2HBr → 2NaBr + H2O

- Tác dụng với bazơ (Phản ứng trung hoà): Sản phẩm tạo thành là muối và nước

Mg(OH)2 + 2HBr → MgBr2+ 2H2O

- Tác dụng với muối: Sản phẩm tạo thành muối và axit. Để điều kiện phản ứng xảy ra cần thoả mãn điều kiện sau:

+ Muối tham gia vào quá trình phản ứng phải tan được trong nước.

+ Sản phẩm tạo thành phải là muối kết tủa hoặc axit yếu.

K2CO3 + 2HBr → 2KBr + H2O + CO2 

AgNO3 + HBr → AgBr(kết tủa) + HNO3

- Tác dụng với nguyên tố phi kim: 

Cl2 + 2HBr→ Br2 + 2HCl

- Tính khử:

    HBr có tính khử mạnh hơn HCl, HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Dung dịch HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dung dịch HF và HCl không có phản ứng này):

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

5. Câu hỏi vận dụng 

Câu 1. Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất nào?

A.NaOH; Na; CH3COOH; O2.

B. Na; K; CH3COOH; O2.

C. C2H4; K; CH3COOH; Fe

D.Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Độ rượu là gì?

A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 3. Cho chuỗi phản ứng sau: A → C2H5OH → B → CH3COONa → C → C2H2

Chất A, B, C lần lượt là

A. C6H12O6, CH3COOH, CH4

B. C6H6, CH3COOH, C2H4.

C. C6H12O6, C2H5ONa, CH4.

D. C2H4, CH3COOH, C2H5ONa.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 4. Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng

A. sắt

B. đồng

C. natri

D. kẽm

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Sử dụng kim loại Na+ Mẩu Na tan dần, có khí thoát ra → rượu etylic2CH3 – CH2 – OH + 2Na → 2CH3 – CH2 – ONa + H2+ Không có hiện tượng xuất hiện → benzen
Đánh giá

0

0 đánh giá