C12H22O11 ra (C12H21O11)2Cu | C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O

407

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng . Mời các bạn đón xem:

Phương trình C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O

1. Phương trình Saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra phản ứng với Cu(OH)2

Nhiệt độ thường

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của C12H22O11 (Saccarozo)

Trong phân tử Saccarozo chỉ có các nhóm ancol -OH nên mang tính chất của ancol đa chức có nhiều nhóm OH cạnh nhau trong phân tử tác dụng được với Cu(OH)2

3.2. Bản chất của Cu(OH)2 (Đồng hidroxit)

Cu(OH)có đầy đủ tính chất hoá học của hidroxit không tan tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề.

4. Hiện tượng sau phản ứng xảy ra 

Saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch đồng saccarat màu xanh lam.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của Saccarozo

Vì không có nhóm chức andehit (-CH=O) nên saccarozo không có tính khử như glucozo (không có phản ứng tráng bạc). Saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng của đisaccarit.

a. Tính chất của ancol đa chức

    Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam

    2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

b. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)

    Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:

        + Đun nóng với dung dịch axit

        + Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

5.2. Tính chất hóa học của Cu(OH)2 

- Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.

a. Tác dụng với axit:

    Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

b. Phản ứng nhiệt phân:

    Cu(OH)2 Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 CuO + H2O

c. Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:

    Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

d. Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề

    Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

e. Phản ứng với anđehit

    2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

f. Phản ứng màu biure

- Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.

6. Bài tập vận dụng 

Câu 1. Trong thực tế Saccarozơ có những ứng dụng gì quan trọng:

A. Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc

B. Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người

C. Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích

D. Làm thức ăn cho động vật, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Trong các công thức phân tử dưới đây, đâu là công thức phân tử của saccarozơ:

A. C12H22O11

B. C6H12O6

C. C11H22O12

D. C12H21O12

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 3. Để phân biệt saccarozơ và glucozo người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây:

A. phản ứng thủy phân

B. phản ứng tráng bạc

C. phản ứng trùng ngưng

D. phản ứng với Cu(OH)2

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 4. Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được 45 gam glucozo. Giá trị của m bằng

A. 85,5 gam

B. 24,0 gam

C. 51,3 gam

D. 17,10 gam

Lời giải:

Đáp án: A

nglucozo = 45/ 180 = 0,25 mol

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

Theo phương trình phản ứng: nSaccarozo = nGlucozo = 0,25 mol => mSaccarozo = 342.0,25 = 85,5 gam

Câu 5. Để chứng minh glucozo có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong 3 phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức andehit của glucozo?

A. Oxi glucozo bằng dung dịch AgNO3/NH3

B. Oxi hóa glucozo bằng Cu(OH)2 đun nóng

C. Khử glucozo bằng H2/Ni, to

D. Lên men glucozo bằng xúc tác enzim

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 6. Lên men hoàn toàn 300 gam dung dịch glucozo 5,5% thu được dung dịch rượu etylic. Nồng độ % của rượu etylic trong dung dịch thu được là:

A. 4,6%

B. 2,3%

C. 4,5%

D. 2,89%

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa họcC6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO211/120 → 11/60 → 11/60Ta có: m glucozo = 300.5,5/100 = 16,5 gam => nglucozo = 16,5/180 = 11/120 molnC2H5OH = 2.nC6H12O6 = 11/60 mol => mC2H5OH = 8,43 gamm dung dịch C2H5OH = mdung dịch C6H12O6- mCO2 = 300 - 11/60 .44 = 291,9 gam=>% mC2H5OH = 8,43/291,9.100% = 2,89%
Đánh giá

0

0 đánh giá