Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma là gì

802

Với giải Câu hỏi 1 trang 38 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Câu hỏi 1 trang 38 Lịch Sử 11: Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma là gì?

Lời giải:

- Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma bùng lên mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XX.

+ Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.

+ Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh.

+ Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Mianma chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.

Lý thuyết Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

1. Đông Nam Á hải đảo

- Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á hải đảo diễn ra sớm, quyết liệt, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Inđônêxia và Philíppin.

♦ Ở Inđônêxia:

Nửa sau thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ rộng khắp: Achê (tháng 10/1873), Xumatra (1873 - 1909), Ba Tắc (1878 - 1907), Calimantan (1884 - 1886),...

+ Lãnh đạo phong trào yêu nước ở Inđônêxia là giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu.

♦ Ở Philíppin: từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động của thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Batanga, Bulacan, Cavitê, Laguna, Minđanao, Sulu,…

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

2. Đông Nam Á lục địa

♦ Ở Mianma:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma bùng lên mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XX.

+ Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.

+ Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh.

+ Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Mianma chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.

♦ Ở Campuchia:

+ Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt ở nhiều địa bàn rộng lớn.

+ Tiêu biểu là các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892) ở U-đông và Phnôm Pênh; A-cha-xoa ở vùng Đông Nam, Pu-côm-bô ở vùng Đông Bắc Campuchia.

♦ Ở Lào: cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Lào đã nhận được sự ủng hộ của người H'Mông và một số cộng đồng dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

♦ Ở Việt Nam: phong trào kháng Pháp của nhân dân Việt Nam nổ ra ngay từ khi thực dân Pháp vừa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Những năm 1859 - 1867, phong trào kháng Pháp lan rộng khắp các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

+ Từ năm 1873 đến năm 1883, nhân dân Bắc Kỳ anh dũng đứng lên chống Pháp, lập nên nhiều chiến công vang dội.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Chân dung Nguyễn Trung Trực và tranh minh họa chiến thắng trên sông Nhật Tảo

Đánh giá

0

0 đánh giá