Trình bày quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX

1 K

Với giải Câu hỏi trang 32 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Câu hỏi trang 32 Lịch Sử 11: Trình bày quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX?

Lời giải:

♦ Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo

- Từ sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước tư bản phương Tây tăng cường tìm kiếm thị trường và thuộc địa; trong khi đó, các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, khủng hoảng. Nhân cơ hội này, các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược và cai trị các nước ở Đông Nam Á.

+ Ở Inđônêxia, từ thế kỉ XV - XVI, các thế lực thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan cạnh tranh ảnh hưởng. Đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị thực dân trên đất nước này.

+ Ở Philíppin: Từ thế kỉ XVI, Philíppin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ (1898), Tây Ban Nha đã nhượng quyền quản lí thuộc địa Philíppin cho Mỹ. Từ năm 1899, Philíppin trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Ở Mã Lai, năm 1826, thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm các tiểu quốc như Kêđa, Pênang,... và thành lập Mã Lai thuộc Anh vào năm 1895.

- Các nước thực dân phương Tây đã thực thi chính sách chính trị hà khắc, đàn áp phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, vơ vét bóc lột cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết các nước Đông Nam Á hải đảo đều rơi vào tình trạng lạc hậu, phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế của các nước phương Tây.

♦ Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á lục địa

- Sau quá trình lâu dài xâm nhập và chuẩn bị, đến thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược vào các nước Đông Nam Á lục địa.

+ Ở Miến Điện, sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824 - 1826, 1852, 1885) thực dân Anh thôn tính Miến Điện rồi sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

+ Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược những nước này và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

+ Vương quốc Xiêm, trong nửa cuối thế kỉ XIX, trở thành vùng tranh chấp của thực dân Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.

- Thực dân Anh và thực dân Pháp tiến hành chính sách “chia để trị” nhằm xóa bỏ nền độc lập đối với Miến Điện và ba nước Đông Dương. Về kinh tế, thực thi chính sách khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách thuế khóa nặng nề. Về văn hoá, thực hiện chính sách nô dịch và đồng hoá.

Lý thuyết Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây

1. Đông Nam Á hải đảo

- Từ sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước tư bản phương Tây tăng cường tìm kiếm thị trường và thuộc địa; trong khi đó, các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, khủng hoảng. Nhân cơ hội này, các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược và cai trị các nước ở Đông Nam Á.

Ở Inđônêxia, từ thế kỉ XV - XVI, các thế lực thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan cạnh tranh ảnh hưởng. Đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị thực dân trên đất nước này.

Ở Philíppin: Từ thế kỉ XVI, Philíppin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ (1898), Tây Ban Nha đã nhượng quyền quản lí thuộc địa Philíppin cho Mỹ. Từ năm 1899, Philíppin trở thành thuộc địa của Mỹ.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Thổ dân đảo Mác-tan (Phi-líp-pin) chống trả thực dân Tây Ban Nha (tranh minh họa)

Ở Mã Lai, năm 1826, thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm các tiểu quốc như Kêđa, Pênang,... và thành lập Mã Lai thuộc Anh vào năm 1895.

- Các nước thực dân phương Tây đã thực thi chính sách chính trị hà khắc, đàn áp phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, vơ vét bóc lột cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết các nước Đông Nam Á hải đảo đều rơi vào tình trạng lạc hậu, phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế của các nước phương Tây.

2. Đông Nam Á lục địa

- Sau quá trình lâu dài xâm nhập và chuẩn bị, đến thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược vào các nước Đông Nam Á lục địa.

Ở Miến Điện, sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824 - 1826, 1852, 1885) thực dân Anh thôn tính Miến Điện rồi sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược những nước này và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (1858) mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam

Vương quốc Xiêm, trong nửa cuối thế kỉ XIX, trở thành vùng tranh chấp của thực dân Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.

- Thực dân Anh và thực dân Pháp tiến hành chính sách “chia để trị” nhằm xoá bỏ nền độc lập đối với Miến Điện và ba nước Đông Dương.Về kinh tế, thực thi chính sách khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách thuế khoá nặng nề. Về văn hoá, thực hiện chính sách nô dịch và đồng hoá.

Đánh giá

0

0 đánh giá