Giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều): Ôn tập cuối năm

1.9 K

Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa lí lớp 4 Ôn tập cuối năm sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử và Địa lí 4 Ôn tập cuối năm từ đó học tốt môn Lịch Sử và Địa lí lớp 4.

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4 Ôn tập cuối năm

Bài 1 trang 117 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Quan sát hình 1, em hãy cho biết tương ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5 là những vùng nào của nước ta.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập cuối năm (ảnh 1)

Lời giải:

- (1) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- (2) Vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- (3) Vùng Duyên hải miền Trung

- (4) Vùng Tây Nguyên

- (5) Vùng Nam Bộ

Bài 2 trang 117 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Em hãy sắp xếp các từ khoá vào bảng dưới đây sao cho phù hợp với mỗi vùng và ghi kết quả vào vở.

- Nhân vật lịch sử: Đinh Núp, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Thị Định, N'Trang Lơng, Trương Định, Hoàng Diệu.

- Di tích lịch sử: Hội quán Phúc Kiến, chùa Thiên Mụ. Dinh Độc Lập, Chùa Cầu, Bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà cổ Phùng Hưng, lăng Khải Định, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lăng Tự Đức, Thăng Long tứ trấn.

- Lễ hội: lễ hội Lồng Tồng, lễ giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội chùa Hương, Hội Lim, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Ka-tê, lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập cuối năm (ảnh 2)

Lời giải:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập cuối năm (ảnh 3)

Bài 3 trang 118 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Hãy cho biết đặc điểm thiên nhiên ở cột A và hoạt động sản xuất ở cột C tương ứng với vùng nào ở cột B. Ghi kết quả vào vở.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập cuối năm (ảnh 4)

Lời giải:

- Học sinh ghi vào vở kết quả sau:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập cuối năm (ảnh 5)

Bài 4 trang 118 Lịch sử và Địa lí lớp 4:

a) Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch tham quan một trong những di tích lịch sử mà em đã học theo gợi ý ở bên.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập cuối năm (ảnh 6)

b) Là học sinh, em nghĩ mình nên làm gì và không nên làm gì khi đến tham quan các di tích lịch sử để gìn giữ và quảng bá giá trị của các di tích đó?

Lời giải:

Yêu cầu a)

(*) Lựa chọn: tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(*) Bài tham khảo:

- Điểm xuất phát: Cổng trường Tiểu học Ba Đình (số 145, đường Hoa Thám, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội).

- Điểm đến: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (số 58, phố Văn Miếu, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội).

- Phương tiện di chuyển: xe bus

- Các di tích tiêu biểu: Hồ Văn; khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, vườn Giám.

- Thời gian tham quan: ngày…. / tháng …./ năm ……

- Lưu ý khi tham quan:

+ Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm.

+ Không mang các vật liệu dễ cháy nổ vào khuôn viên Văn Miếu.

+ Khi dâng lễ thắp hương, chỉ thắp 1 nén hương đúng nơi quy định.

+ Đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường.

+ Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan.

+ Không xâm hại đến các hiện vật, không viết vẽ, đứng ngồi lên, không xoa đầu rùa, bia Tiến sĩ và các hiện vật trưng bày khác

- Hoạt động nên tham gia: tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc của di tích

Yêu cầu b)

- Những việc nên làm khi đi tham quan

+ Tuyên truyền, quảng bá về khu di tích tới người thân, các bạn.

+ Tuân thủ đúng các quy định tại khu di tích.

+ Đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường.

+ Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan.

+ Không xâm hại đến các hiện vật.

- Những việc không nên làm:

+ Phá hoại cảnh quan, vứt rác bừa bãi tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

+ Xâm phạm các hiện vật, công trình kiến trúc tại khu di tích (ví dụ: hành động xoa đầu rùa; khắc tên, viết/ vẽ bậy,… tại di tích).

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử & Địa lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ

Bài 20: Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 21: Địa đạo Củ Chi

Ôn tập cuối năm

Đánh giá

0

0 đánh giá