Em hãy sưu tầm thêm tư liệu về nhân vật Bi-xmác để hiểu rõ hơn về chính sách đối nội

1.2 K

Với giải Vận dụng 3 trang 47 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Vận dụng 3 trang 47 Lịch Sử 8: Em hãy sưu tầm thêm tư liệu về nhân vật Bi-xmác để hiểu rõ hơn về chính sách đối nội và đối ngoại của Đức cuối thế kỉ XIX.

Trả lời:

(*) Tư liệu tham khảo: chủ trương thống nhất nước Đức bằng “sắt và máu” của Thủ tướng Bi-xmác

- Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển này là tình trạng đất nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc, trong đó Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất.

- Bi-xmac (1815 - 1889) là thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao của nước Phổ. Trong một lần họp Nghị viện đầu tiên, Thủ tướng Phổ Bi-xmác đã đập bàn tuyên bố phải thống nhất đất nước bằng con đường “sắt và máu” (tức là thông qua kỉ luật và chiến tranh), mặc cho nhiều người la ó phản đối. Để thực hiện chủ trương đó, Bi-xmác liên minh với Áo để tấn công Đan Mạch, sau đó tiếp tục dùng vũ lực để tấn công Áo - bạn đồng minh của mình. Nhằm gạt bỏ nước Pháp, Bi-xmác âm mưu bày ra cái cớ để có thể tấn công Pháp một cách chính đáng. Cuối cùng, với việc đánh tráo bức thư của Vin hem I gửi cho Hoàng đế Na-pô-lê-ông III bằng một bức thư khác có lời lẽ ngạo mạn, sỉ nhục, Bi-xmác đã khiến cho Na-pô-lê-ông III tức giận tuyên chiến với Phổ. Sau khi đánh bại quân Pháp, Bi-xmác cho tổ chức lễ thành lập Đế quốc Đức ngay tại cung điện Mác-xây của Pháp. Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế; Bi-xmác trở thành Thủ tướng nước Đức.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Những chuyển biến về chính sách đối nội của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Là nước quân chủ lập hiến

B. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền

C. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Anh theo thể chế quân chủ lập hiến, tại Anh Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền thống trị, quyền lợi của giai cấp tư sản được bảo vệ. 

Câu 2: Những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa

B. Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp

C. Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

- Trong giới tư bản chủ nghĩa, Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Sau vài thập niên đã dẫn đầu châu Âu, về sản xuất công nghiệp chỉ đứng thứ hai thế giới sau Mĩ). Sự phát triển nhanh chóng của Đức từ quyền lợi giành được sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất.

- Đến cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất và tư bản đã diễn ra mãnh mẽ ở Đức vì vậy kéo tới sự hình thành các công ti độc quyền về than đá, luyện kim, điện, hóa chất... làm chi phối nền kinh tế Đức. 

Câu 3: Hoàn cảnh Đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp

B. Nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”

Đáp án đúng: C

Giải thích 

- Từ năm 1870 công nghiệp Mĩ có sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ, chiếm vị trí số 1 thế giới. Dẫn đầu về sản xuất công nghiệp

- Công nghiệp phát triển mạnh kéo đến sự tập trung tư bản => nhiều công ty độc quyền từ đây cũng lần lượt ra đời 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá