Giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 15 (Kết nối tri thức): Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

5.3 K

Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa lí lớp 4 Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử và Địa lí 4 Bài 15 từ đó học tốt môn Lịch Sử và Địa lí lớp 4.

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Khởi động (trang 65)

Câu hỏi trang 65 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy trình bày một câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn mà em biết.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Lời giải:

- Một đoạn trong bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây của nhà thơ Phạm Tiến Duật: “Một dãy núi mà hai màu mây/ Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác”.

- Một đoạn lời bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”.

Khám phá (trang 65, 68)

1. Vị trí địa lí

Câu hỏi trang 65 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:

- Xác định vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.

- Đọc tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Xác định vị trí của vùng Duyên hải miền Trung

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Yêu cầu số 2: Vùng Duyên hải miền Trung tiếp giáp với:

+ Các nước: Lào, Campuchia;

+ Biển Đông;

+ Các khu vực: Đồng bằng Bắc Bộ; Tây nguyên và Nam Bộ.

2. Đặc điểm thiên nhiên

a) Địa hình

Câu hỏi trang 67 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4:Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:

- Xác định trên lược đồ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Nêu đặc điểm của đồng bằng ở vùng Duyên hải miền Trung.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Lời giải:

- Yêu cầu số 1:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

- Yêu cầu số 2: Đặc điểm địa hình vùng Duyên hải miền Trung

+ Địa hình vùng Duyên hải miền Trung có sự khác biệt từ tây sang đông: phía tây là địa hình đồi núi; phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp.

- Ven biển thường có các cồn cát và đầm phá.

b) Khí hậu

Câu hỏi trang 67 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy cho biết những đặc điểm chính về khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung.

Lời giải:

Khu vực phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã có sự khác nhau về nhiệt độ.

+ Phần phía bắc dãy Bạch Mã trong năm thường có một đến hai tháng nhiệt độ dưới 20°C do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Phần phía nam dãy Bạch Mã ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao quanh năm

- Vào mùa thu - đông, vùng Duyên hải miền Trung thường có mưa lớn và bão.

- Mùa hạ của vùng ít mưa, ở phía bắc chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng; ở phía nam thường xảy ra hiện tượng hạn hán.

c) Sông ngòi

Câu hỏi trang 67 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:

- Kể tên và chỉ trên lược đồ một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Nêu những đặc điểm chính của sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung là: sông Mã; sông Cả; sông Gianh; sông Thu Bồn; sông Hương; sông Trà Khúc,…

Yêu cầu số 2: Đặc điểm chính của sông ngòi

+ Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông nhưng phần lớn là sông ngắn và dốc.

+ Vào mùa mưa lũ, nước ở các sông lên nhanh thường gây ra lũ quét, sạt lở đất.

3. Tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống

Câu hỏi trang 68 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 7, em hãy:

- Nêu tác động tích cực và tiêu cực của môi trường thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung

- Đề xuất một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Lời giải:

* Yêu cầu số 1:

- Tác động tích cực:

+ Vùng biển rộng, bờ biển kéo dài là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản, giao thông đường biển, du lịch biển, sản xuất muối,....

+ Các đồng bằng ven biển thích hợp trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía,...), vùng đồi núi phía tây phát triển trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè,...) và chăn nuôi gia súc.

+ Trong vùng có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.

- Tác động tiêu cực:

Vào mùa mưa, có mưa lớn và bão, gây ra ngập lụt ở khu vực đồng bằng; lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi,... gây thiệt hại về người và tài sản.

Mùa khô, có hiện tượng hạn hán, nhiều nơi thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Khu vực ven biển còn có hiện tượng cát bay ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.

* Yêu cầu số 2: Một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung

- Đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng;

- Dự báo thiên tai kịp thời;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi,....

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 69

Luyện tập (trang 69)

Luyện tập trang 69 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Chọn ý ở cột A sao cho phù hợp với ý ở cột B và ghi kết quả vào vở.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Lời giải:

- Chọn: 1 + b); 2 + C); 3 + d); 4 + a

Vận dụng (trang 69)

Vận dụng trang 69 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Hãy nêu những việc em có thể làm để chia sẻ khó khăn với các bạn ở vùng Duyên hải miền Trung khi có thiên tai xảy ra.

Lời giải:

- Một số việc em có thể làm để chia sẻ khó khăn với các bạn ở vùng Duyên hải miền Trung khi có thiên tai xảy ra:

+ Quyên góp sách, vở, đồ dùng học tập,… để tặng các bạn.

+ Vận động người thân, bạn bè cùng tham gia phong trào quyên góp gây quỹ từ thiện để giúp đỡ đồng bào miền Trung.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá