Giải SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Bài 7 (Kết nối tri thức): Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

2.4 K

Lời giải bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 11 Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Giáo dục Quốc phòng 11 Bài 7 từ đó học tốt môn GDQP 11.

Giải bài tập GDQP lớp 11 Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Mở đầu

Mở đầu trang 46 GDQP 11: Quan sát hình 7.1 và cho biết: Hình ảnh nào thể hiện hành động được làm, hình ảnh nào thể hiện hành động không được làm? Vì sao?

Quan sát hình 7.1 và cho biết Hình ảnh nào thể hiện hành động được làm

Lời giải:

- Hình 7.1a và 7.1c là hành động được làm

- Hình 7.1b là hành động bị nghiêm cấm, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Khám phá

I. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Câu hỏi trang 47 GDQP 11: Kể tên các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mà em biết.

Lời giải:

- Một số loại vũ khí: súng ngắn, súng tiểu liên AK, súng hơi, dao găm, kiếm, lưỡi lê, đao, mã tấu…

- Một số vật liệu nổ: bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi,…

- Một số công cụ hỗ trợ: dùi cui điện, khóa số 8, chó nghiệp vụ,…

Câu hỏi trang 48 GDQP 11: Nêu quy định về việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lí, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Lời giải:

- Quy định về việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lí, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trình báo, khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan công an hoặc uỷ ban nhân dân, cơ quan quân sự nơi gần nhất trong trường hợp không thuộc đối tượng trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào hoặc phát hiện, thu nhặt được.

+ Việc tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tiến hành thường xuyên và thông qua các đợt vận động.

Câu hỏi trang 49 GDQP 11: Khi nhặt, nhìn thấy các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì phải thông báo hoặc mang đến cơ quan nào?

Lời giải:

Khi nhặt, nhìn thấy các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì phải thông báo hoặc mang đến cơ quan công an hoặc uỷ ban nhân dân, cơ quan quân sự nơi gần nhất.

Câu hỏi trang 49 GDQP 11: Pháp luật quy định như thế nào về xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Lời giải:

- Xử phạt vi phạm hành chính: Các hành vi vi phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Xử lí hình sự đối với các tội:

+ Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua, bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng;

+ Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua, bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ;

+ Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua, bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự;

+ Vi phạm quy định về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

II. Trách nhiệm thực hiện pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Câu hỏi trang 49 GDQP 11: Công dân có trách nhiệm gì trong thực hiện các quy định về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Lời giải:

- Tích cực, chủ động tìm hiểu để nắm vững các quy định của pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Phát hiện, tố giác, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng, vận chuyển, mua, bán, đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép.

- Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Câu hỏi trang 49 GDQP 11: Khi phát hiện một người có hành vi tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, em sẽ làm gì?

Lời giải:

+ Khuyên người đó chủ động giao nộp các vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đó tới cơ quan công an hoặc uỷ ban nhân dân, cơ quan quân sự nơi gần nhất.

+ [Hoặc] Phản ánh với thầy, cô giáo và nhà trường, cơ quan công an, uỷ ban nhân dân, cơ quan quân sự gần nhất về hành vi vi phạm pháp luật của người đó.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 50 GDQP 11: Cho biết một số cơ quan, tổ chức được pháp luật cho phép sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ.

Lời giải:

- Một số cơ quan, tổ chức được pháp luật cho phép sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ là: Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu; Công an nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư; An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

Luyện tập 2 trang 50 GDQP 11: Pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm? Vì sao?

Lời giải:

♦ Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

- Cá nhân không được sở hữu vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

- Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

- Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức.

- Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc huỷ hoại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 50 GDQP 11: Sưu tầm hình ảnh về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Lời giải:

- Một số hình ảnh về vũ khí

Sưu tầm hình ảnh về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

- Một số hình ảnh về công cụ hỗ trợ

Sưu tầm hình ảnh về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Vận dụng 2 trang 50 GDQP 11: Xây dựng tiểu phẩm để tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Lời giải:

(*) Tham khảo: tiểu phẩm “BA ƠI, ĐỪNG ĐI!”

I. Phân vai:

- Bé Tình

- Bà Thương: mẹ bé Tình

- Ông Mến: bố bé Tình

- Chú Hải - hàng xóm gia đình Tình

II. Nội dung tiểu phẩm:

Bà Thương: Chà! Răng mấy ngày nay động trời đau lưng hè (kết hợp đấm lưng mặt nhăn nhó) đau ri thì mần được chi để có tiền đây. Ôi, sắp hết học kì 1 rồi mà chưa có tiền nộp học phí cho con, biết mần răng đây trời! Ông Mến ơi, làm chi sau nương rứa, vô đây tui nói cấy.

Ông Mến: Mạ mi kêu chi rứa, chờ tui trồng xong vạt khoai cấy đã.

Bà Thương: Vô đây tui nói cấy ni chút rồi ra trồng tiếp.

Ông Mến: Mạ mi rộn đi tê, tui vô đây rồi.

Bà Thương: Ba mi ngồi xuống đây, ngồi xuống tui nói: Ông nì, sắp hết kì 2 rồi mà chưa có tiền nộp tiền học cho con nơi, ba mi coi cố tìm việc chi mà mần lấy tiền nộp cho con đi, tui chộ trong xóm đứa mô cũng nộp rồi, chỉ còn chắc con miềng chưa nộp thôi.

Ông Mến: Mạ mi tưởng tui không lo à. Mấy ngày ni, ngày mô tui cũng chạy đôn chạy đáo đi tìm việc, mạ mi tưởng kiếm việc làm ra tiền dễ lắm à.

Bé Tình (vừa đi học về vừa khóc)

Bà Thương: Răng mà con khóc ? đứa mô đập con à?

Bé Tình: Mẹ ơi lớp con bạn nào cũng nộp học phí rồi, chỉ con chưa nộp thôi (khóc) Mẹ ...mẹ cho con tiền nộp đi.

Bà Thương: Thôi đừng khóc nữa con, nín đi từ từ mẹ tính, (quay sang nói với ông Mến) tui nói với ba mi rồi tui thì hay đau ốm, ba mi cố đi tìm việc làm có tiền nộp cho con đi, còn thuốc thang cho tui nữa chơ.

Ông Mến: Mạ mi lúc mô cũng rộn ràng, tui cũng đang bực mình đây

Chú Hải: Ba con Tình có ở nhà không?

Ông Mến: Chú Hải đến chơi đó à.

Bà Thương: Chú ngồi chơi nghe, tui đi nấu cơm đã!

Chú Hải: Này, cả nhà răng mà buồn rứa?

Ông Mến: Mời chú ngồi chơi

Bé Tình: Cháu mời chú uống nước

Ông Mến: Chú Hải, sự việc là như thế này: sắp hết kì 2 rồi mà con Na chưa có tiền nộp cho nhà trường, mà lại mấy tháng ni, tui không có việc làm, chú có việc chi giúp tui với, việc chi cũng được miễn là có tiền thôi.

Chú Hải: Cấy chi chớ cấy nớ thì quá dễ, ngày mai tui với anh vô trong Khe Lòn rà sắt, chắc chắn sẽ có tiền nộp cho cháu. Không khéo trúng mánh thì dư nữa chớ.

Ông Mến: Thiệt không chú?

Chú Hải: Thiệt chứ răng không. Rứa bác không biết Khe Lòn của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là chiến trường xưa à? Nếu nơi đó họ rà hết rồi thì miềng đi thẳng vô rừng sâu.

Bà Thương: Ôi thôi thôi thôi thôi....Kiếm việc chi chớ việc đó tui sợ lắm, nguy hiểm tính mạng, lỡ không may có chuyện chi thì mạ con tui mần răng sống nổi.

Ông Mến: Mạ mi nói rứa thì ai cũng rủi hết à?

Bé Tình: Ba ơi! Mẹ nói đúng đó, rà phá bom mìn rất nguy hiểm. Ba và chú Hải không nên đi, vì con thấy ở xóm dưới cách đây 2 năm có người đi rà sắt bị chết đó.

Chú Hải: Cấy con ni còn nhỏ mà biết nhiều rứa.

Bé Tình: Vì những điều đó cháu học ở trường rồi mà chú.

Ông Mến: Mi con nít biết chi mà nói, chú Hải đây nì (chỉ vào chú Hải) đi rà sắt lâu ni có bị răng mô nờ, mấy người khác bị là do họ dại, còn tau đi với chú Hải có nhiều kinh nghiệm rồi sợ chi.

Bà Thương: Ừ, con Na nói đúng đó, tui đi họp phụ nữ cũng nghe họ truyền thông về phòng chống bom mìn rất nhiều, nghe chết chóc tui sợ lắm, thôi ba mi và chú Hải không nên đi nữa.

Chú Hải: Bác với cháu nói vậy nghe cũng có lý. Tui đi rà sắt nhiều khi tui nghĩ dài dại, lỡ có mệnh hệ chi thì vợ con khổ lắm, thôi thì ngày mai tui với chú đi tìm việc khác…Hay là…Sang chú Dậu xin đi phụ thợ với chú, mỗi ngày tề tệ cũng một, hai trăm ngàn, tuy nặng nhọc nhưng mà an toàn.

Bà Thương: Ờ nếu mà được rứa thì tui mừng.

Ông Mến: Ừ thì miềng quyết định rứa hi, ăn chắc mặc bền cho rồi. E tui với chú về nhà chú Dậu chừ luôn, kẻo mai chú đi làm sớm không gặp được.

Chú Hải: Dạ, nhưng trước khi đi em có ý kiến này: Chúng ta nên tuyên truyền, thuyết phục mọi người bỏ nghề rà phế liệu và Hãy tránh xa bom mìn!

Xem thêm các bài giảng GDQP 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Đánh giá

0

0 đánh giá