Vẽ phác đường đặc trưng I - U của vật dẫn kim loại có điện trở 10Ω

430

Với giải Luyện tập 4 trang 93 Vật lí lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Điện trở giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 2: Điện trở

Luyện tập 4 trang 93 Vật Lí 11: Vẽ phác đường đặc trưng I - U của vật dẫn kim loại có điện trở 10Ω.

Lời giải:

Sử dụng công thức R=UI. Với R = 10Ω

Chọn U1 = 10V ⇒ I1 = 1A

U2 = 20V ⇒ I2 = 2A

Vẽ phác đường đặc trưng I - U của vật dẫn kim loại có điện trở 10 ôm

Đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại có điện trở 10Ω.

Lý thuyết Điện trở

1. Khái niệm về điện trở

Điện trở của một vật dẫn bất kì được xác định bằng tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn và cường độ dòng điện qua nó.

R=UI

Với R là điện trở, I là cường độ dòng điện và U là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.

Đơn vị của điện trở là ohm (ôm), kí hiệu là Ω.

2. Đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại

Đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy qua vật dẫn vào hiệu điện thế U giữa hai đầu vật dẫn được gọi là đường đặc trưng I – U, hay còn gọi là đường đặc trưng vôn – ampe của vật dẫn.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2: Điện trở

3. Định luật Ohm cho vật dẫn kim loại

Với một vật dẫn ở nhiệt độ không đổi, cường độ dòng điện qua vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu của vật dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

I=UR

Đánh giá

0

0 đánh giá