Cho các dụng cụ: 01 đồng hồ đo điện đa năng, 01 pin 1,5 V, 01 biến trở 100 Ω, 01 bóng đèn sợi đốt loại 1,5V

227

Với giải Thực hành, khám phá trang 88 Vật lí lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Cường độ dòng điện giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 1: Cường độ dòng điện

Thực hành, khám phá trang 88 Vật Lí 11: Cho các dụng cụ: 01 đồng hồ đo điện đa năng, 01 pin 1,5 V, 01 biến trở 100 Ω, 01 bóng đèn sợi đốt loại 1,5V, dây điện, công tắc, bảng để lắp mạch điện.

Thực hiện thí nghiệm minh hoạ cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện.

Lời giải:

Với các dụng cụ thí nghiệm trên ta có thể đưa ra phương án như sau:

Mắc các thiết bị đã cho thành sơ đồ mạch điện như hình vẽ dưới đây:

Cho các dụng cụ: 01 đồng hồ đo điện đa năng, 01 pin 1,5 V, 01 biến trở 100 ôm

Thực hiện thí nghiệm: Thay đổi điện trở của biến trở bằng cách di chuyển con chạy sẽ thấy đèn sáng mạnh yếu khác nhau vì điện trở của toàn mạch đã bị thay đổi dẫn đến cường độ dòng điện qua đèn thay đổi.

Lý thuyết Cường độ dòng điện

1. Tác dụng mạnh yếu của dòng điện

Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng đơn vị ampe, kí hiệu là A.

Một số ước của đơn vị ampe:

1 mA = 10-3 A

1  μA=106A

2. Định nghĩa cường độ dòng điện

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

· Cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng (lượng điện tích) chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

· Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian được gọi là dòng điện không đổi.

3. Tốc độ dịch chuyển có hướng của hạt mang điện

Tốc độ dịch chuyển có hướng của hạt mang điện: v=ISne

Trong đó:

- I là cường độ dòng điện

- n là mật độ hạt mang điện có điện tích e

- e là điện tích hạt mang điện

- S là tiết diện của dây dẫn

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

Đánh giá

0

0 đánh giá