Dụng cụ: Đồng hồ đo điện đa năng có chức năng đo tần số, Micro, Bộ khuếch đại tín hiệu

0.9 K

Với giải Thực hành, khám phá trang 45 Vật lí lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

Thực hành, khám phá trang 45 Vật Lí 11:

Dụng cụ

– Đồng hồ đo điện đa năng có chức năng đo tần số (1).

– Micro (2).

– Bộ khuếch đại tín hiệu (3).

– Âm thoa và hộp cộng hưởng (4).

– Búa cao su (5).

Thiết kế phương án thí nghiệm

Tìm hiểu công dụng của từng dụng cụ đã cho. Thiết kế phương án thí nghiệm đo tần số của âm do âm thoa phát ra bằng các dụng cụ này.

Tiến hành

– Lắp đặt các dụng cụ như Hình 2.6.

– Đặt micro sát hộp cộng hưởng của âm thoa.

– Nối micro vào bộ khuếch đại và nối bộ khuếch đại vào đồng hồ (1).

– Dùng búa cao su gõ vào âm thoa.

– Đọc giá trị tần số ở đồng hồ (1) và ghi số đọc được vào vở theo mẫu ở Bảng 2.1.

– Lặp lại bước gõ vào âm thoa và ghi số liệu hai lần nữa.

Dụng cụ – Đồng hồ đo điện đa năng có chức năng đo tần số (1) – Micro (2)

Lời giải:

Học sinh có thể tham khảo bảng kết quả mẫu dưới đây để làm thí nghiệm.

Coi sai số dụng cụ không đáng kể, sử dụng âm thoa có tần số 256 Hz.

Bảng 2.1. Kết quả đo tần số âm thoa

Lần đo

Tần số (Hz)

Giá trị trung bình

1

254

 

2

253

 

3

254

 

Kết quả đo: f = 42 ± 0,667 (Hz)

Giá trị trung bình: f¯=f1+f2+f33=254+253+2543254 Hz

Sai số tuyệt đối trung bình của 3 lần đo: Δf¯=Δf1+Δf2+Δf330,333

Kết quả đo: f = 254 ± 0,333 (Hz)

Lý thuyết Sóng dọc

1. Mô tả sóng dọc

- Sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng được gọi là sóng dọc

 Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

2. Sóng âm

- Sóng âm có cùng tần số với nguồn âm. Sóng âm mà con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz

- Sóng âm có thể truyền trong các chất rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được trong chân không

- Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. Trong chất rắn sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang

Đánh giá

0

0 đánh giá