Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Công nghệ 8 Tổng kết và ôn tập Phần hai chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tổng kết và ôn tập Phần hai lớp 8.
Giải bài tập Công nghệ 8 Bài Tổng kết và ôn tập Phần hai
Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố sau:
- Tính chất cơ học của vật liệu (độ cứng, độ dẻo, độ bền...) phải chịu được tác động của các loại tải trọng.
+ Độ cứng: Là khả năng của vật liệu chống lại biến dạng dẻo khi có ngoại lực tác dụng.
+ Độ dẻo: Vật liệu có độ dãn dài sau khi kéo càng lớn thì vật liệu đó có độ dẻo tốt.
+ Độ bền: Vật liệu có khả năng chịu được tác động của ngoại lực mà không bị phá hủy.
- Tính công nghệ: Là khả năng thay đổi trạng thái của vật liệu (tính đúc, tính rèn. tính hàn).
- Lí tính: Nhiệt độ nóng chảy, tính dãn nở, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, từ tính, khối lượng riêng phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.
- Hoá tính: Là độ bền của kim loại đối với những tác dụng hóa học của các chất khác như: ô xi, nước, a xít.... mà không bị phá hủy.
- Màu sắc, ví dụ: Nhôm nguyên chất sau khi luyện có màu sáng trắng, đồng nguyên chất có màu đỏ, đồng thau màu vàng.
- Mặt gãy của vật liệu, ví dụ:
+ Gang trắng: Mặt gãy của nó có màu sáng trắng.
+ Gang xám: Mặt gãy của nó có màu xám.
- Khối lượng riêng, ví dụ:
+ Đồng: Khối lượng riêng ở 20°c 8.94g/cm3
+ Nhôm: Khối lượng riêng 2,7g/cm3
+ Niken: Khối lượng riêng ở 20°c 8.9g/cm3
- Độ dẫn nhiệt, ví dụ:
+ Đồng: Hệ số dẫn nhiệt ở 20°C là 0.923.
+ Niken (99,94% Ni) hệ số dẫn nhiệt 0.14.
- Độ cứng, độ dẻo, độ biến dạng.
- Cắt kim loại bằng cưa tay: nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh,...
- Đục kim loại sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0.5 mm.
- Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.
- Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ có sẵn.
* Ví dụ minh hoạ:
- Mối ghép cố định:
+ Mối ghép tháo được: vít, ren, then,...
+ Mối ghép không tháo được: đinh tán, hàn,...
- Mối ghép động:
+ Khớp tịnh tiến: cái bơm, xi-lanh, pít-tông,...
+ Khớp quay: bàn đạp, trục, cổ xe,...
- Cần phải truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Do đó, cơ cấu truyền chuyển động có nhiệm vụ truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
- Cần phải biến đổi chuyển động vì các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau. Vậy, từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động
- Chọn phương án và biểu diễn cơ cấu chuyển động
- Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế
- Chọn phương án: Cơ cấu truyền động trên là truyền động giảm tốc vì:
Z1 < Z3 => Z1/Z3 < 1 => n3/n1 < 1 => n3 < n1
Biểu diễn cơ cấu truyền động giảm tốc bằng sơ đồ sau:
Nếu chuyển động quay của trục 1 với trục 3 là ngược chiều thì cần hai bánh răng. Một cái gắn trên trục 1, một cái gắn trên trục 3. Số răng trên bánh răng trục 3 lớn hơn số răng trên bánh răng trục 1.
Nếu chuyển động quay của trục 1 với trục 3 là cùng chiều thì giữa hai bánh răng trên cần 1 bánh răng trung gian. Để không thay đổi tỷ số quay giữa trục 1 và trục 3 thì bánh răng trung gian bằng báng răng trục 1.
Phương án này để làm thay đổi tốc độ quay giữa trục 1 và trục 3 (giảm tốc độ quay). Lợi về lực, thiệt về đường đi.
- Ứng dụng thực tế: Được ứng dụng trong các hộp giảm tốc lắp cho các tời kéo cáp, ô tô.... nói chung tất cả các máy móc chuyển động cần có hộp giảm tốc để tăng lực kéo và tốc độ chuyển động chậm đi.