Với giải Câu hỏi 3 trang 30 Vật lí lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
Câu hỏi 3 trang 30 Vật Lí 11: Lấy ví dụ các hệ dao động cưỡng bức trong thực tế.
Lời giải:
Ví dụ: Trong trò chơi xích đu bạn nam tác dụng lực vào bạn nữ để xích đu chuyển động. Xích đu sẽ dao động tắt dần, bạn nam tiếp tục tác dụng một lực lên xích đu, làm cho xích đu dao động theo tần số của lực do tay tạo nên. Lúc này dao động của xích đu được gọi là dao động cưỡng bức.
Lý thuyết Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
1. Dao động cưỡng bức
- Để dao động không tắt dần, người ta thường tác dụng vào nó một ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn. Khi đó dao động của vật được gọi là dao động cưỡng bức
- Vật dao động với tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức
2. Hiện tượng cộng hưởng
- Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng
- Điều kiến f=f0 là điều kiện cộng hưởng
3. Lợi ích và tác hại của hiện tượng cộng hưởng
- Hiện tượng cộng hưởng có lợi: hộp cộng hưởng của các nhạc cụ như đàn ghita, violon,… có vai trò giúp cho không khí trong hộp có thể dao động cộng hưởng với những tần số dao động khác nhau của dây đàn
- Hiện tượng cộng hưởng có hại: những hệ dao động như tòa nhà, cầu, bệ máy, khung xe,… đều có tần số riêng. Không để cho các hệ ấy chịu tác dụng của các lực cưỡng bức mạnh có tần số bằng tần số riêng của hệ nếu không nó làm cho các hệ ấy dao động mạnh, dẫn đến đổ hoặc gãy
Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hoà
Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng