Giáo án Vật Lí 11 Bài 1 (Kết nối tri thức 2024): Dao động điều hòa

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Vật Lí 11 Bài 1: Dao động điều hòa sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Vật Lí 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Vật Lí 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

- Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

- Nêu được khái niệm dao động điều hòa và phương trình của dao động điều hòa.

- Xác định được biên độ của một điểm trên mặt pít – tông chuyển động trong xi lanh của động cơ đốt trong.

- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK: dao động cơ (dây đàn ghita rung động, chiếc xích đu đung đưa, pít – tông chuyển động lên xuống trong xi lanh của động cơ,...); dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn.

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- Mỗi nhóm HS: 1 giá thí nghiệm, 1 lò xo dài, 1 đoạn dây mảnh không dãn, 1 quả nặng có móc treo (Hình 1.1 SGK).

- HS cả lớp: Hình vẽ (hoặc video clip) thí nghiệm Hình 1.2 và một số vật dao động trong thực tế, 1 máy tính, 1 máy chiếu, 1 bộ TN minh hoạ mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều (Hình 1.4 SGK).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động cơ và đặc điểm chung của chúng.

2. Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ hoặc xem video clip về vật dao động trong cuộc sống hằng ngày như đàn ghi ta rung động, em bé đung đưa trên chiếc đu, pít-tông chuyển động lên xuống trong xi-lanh của động cơ,... thảo luận về khái niệm dao động cơ và những đặc điểm chung của dao động cơ.

3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về những đặc điểm chung của dao động cơ.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video/ hình ảnh về một số vật dao động trong thực tế

+ Dây đàn ghita rung động (link video)

+ Xích đu đung đưa

Giáo án Vật Lí 11 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Dao động điều hòa (ảnh 1)

+ Pít – tông chuyển động lên xuống

Giáo án Vật Lí 11 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Dao động điều hòa (ảnh 2)

- GV giới thiệu với HS: Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ học

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:

+ Khi dao động, dây đàn ghita, xích đu, pit – tông có đặc điểm gì?

+ Dao động cơ có những đặc điểm chung gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

(HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ các vật đều chuyển động quanh một vị trí đặc biệt).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Dao động điều hòa

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa

1. Mục tiêu:

- HS làm thí nghiệm, quan sát để tìm ra những đặc điểm chung của dao động

2. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa.

3. Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của dao động điều hòa.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm lần lượt theo các bước trong phần thí nghiệm mục I.1 SGK – tr6

Giáo án Vật Lí 11 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Dao động điều hòa (ảnh 3)

Xác định vị trí cân bằng của vật

+ Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho chuyển động. Quan sát chuyển động của mỗi vật và cho nhận xét về đặc điểm của chúng.

- GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

Gợi ý:

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DAO ĐỘNG CƠ

1. Thí nghiệm

2. Dao động cơ

Đặc điểm chung của các vật khi dao động:

+ Có một vị trí cân bằng.

+ Vật chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng.

- Kết luận 1

Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng gọi là dao động cơ.

* Câu hỏi và bài tập (SGK – tr6)

Ví dụ về dao động cơ: Chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ neo, chuyển động đung đưa của chiếc lá, chuyển động của mặt nước gợn sóng, chuyển động của xích đu hoặc bập bênh, chuyển động của dây đàn guitar sau khi gảy,...

- Kết luận 2:

Dao động cơ của một vật có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn.

Kết luận 3

Tùy theo vật hay hệ vật dao động mà dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác nhau. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 18 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hòa.

Xem thêm các bài Giáo án Vật Lí 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 1: Dao động điều hòa (2 tiết)

Giáo án Bài 2: Mô tả dao động điều hoà

Giáo án Bài 3: Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hoà

Giáo án Bài 4: Bài tập về dao động điều hoà

Giáo án Bài 5: Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa

Để mua Giáo án Vật Lí 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Từ khóa :
Vật lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá