Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 11 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
(Con người với cuộc sống xung quanh)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm kiểu bài bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Các yêu cầu của kiểu bài bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
2. Năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
- Biết viết văn bản đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xã định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Bước đầu biết viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, hình thành những nếp sống lành mạnh, chuẩn mực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung: Gv nêu câu hỏi, học sinh trả lời
c. Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv chiếu các hình ảnh và hỏi: Mỗi hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến vấn đề nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, hỗ trợ - HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS đọc, trình bày câu trả lời - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới: Mỗi hình ảnh đã gợi ra một vấn đề trong đời sống xã hội, tốt có, xấu có như: lòng biết ơn, nghị lực sống của con người hay thói xấu vô cảm, trễ hẹn…Vậy làm thế nào để có thể viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói xấu hoặc làm theo những việc tốt? Tiết viết “Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội” sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. |
Gợi ý: - Hình 1: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học sinh - Hình 2: Bạo lực học đường - Hình 3: Thói vô cảm Lưu ý: có thể chấp nhận đáp án tương tự
|
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thao tác 1: Tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài
a. Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm, đặc điểm, bố cục của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
b. Nội dung: Hs đọc phần khung tri thức về kiểu bài để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV – HS |
Dự kiến sản phẩm |
NV: Hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu về kiểu bài Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Nhắc lại những hiểu biết, lưu ý về bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội? + Trình bày yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
I. Tìm hiểu tri thức về kiểu bài * Với kiểu bài nghị luận về một vấn đề của đời sống, bạn cần rèn luyện kĩ năng quan sát để phát hiện những vấn đề có ý nghĩa từ cuộc sống hằng ngày và trình bày được quan điểm cá nhân. Khi viết bài văn nghị luận, HS sẽ tiếp tục được luyện tập theo định hướng: biết tổ chức bài nghị luận một cách chặt chẽ để thể hiện rõ ràng quan điểm của mình; trình bày có hệ thống các luận điểm, từng luận điểm đều có lí lẽ chắc chắn và bằng chứng xác thực đáng tin cậy. * Yêu cầu - Nêu được vấn đề giàu ý nghĩa, gợi mở cách nhìn nhận sâu hơn về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh. - Thể hiện được quan điểm rõ ràng của người viết về vấn đề, thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng phù hợp, sinh động. - Dẫn được những ý kiến trái chiều có thể có vấn đề được bàn luận để phản bác nhằm củng cố lập luận của bài viết. - Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề.
|
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 89
Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Giáo án Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
Giáo án Củng cố, mở rộng trang 97
Giáo án Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm
Để mua Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc