Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 22: Dũa và khoan kim loại chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Dũa và khoan kim loại lớp 8.
Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 22: Dũa và khoan kim loại
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi trang 75 SGK Công nghệ 8: Em hãy cho biết trong quá trình dũa mà không giữ được thăng bằng thì bề mặt vật dũa sẽ như thế nào?
Trả lời:
Nếu không giữ được thăng bằng thì bề mặt vật dũa sẽ không phẳng và tạo nên vát ở các cạnh
- Chuẩn bị:
+ Cách chọn e tô và tư thế đứng dũa giống như tư thế đứng cưa.
+ Kẹp vật dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt e tô từ 10-20mm. Đối với các vật mềm, cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má ê tô để tránh bị xước vật.
- Cách cầm dũa và thao tác dũa:
+ Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa
+ Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động: Một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng; hai là khi kéo dũa về không cần cắt, do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng.
* Cấu tạo của mũi khoan có 3 phần chính: Phần cắt , phần dẫn hướng và phần đuôi.
* Kĩ thuật cơ bản khi khoan:
- Lấy dấu, xác định tâm lỗ cần khoan
- Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan
- Lắp mũi khoan vào bầu khoan
- Kẹp vật khoan trên etô trên bàn khoan
- Quay tay quay cho mũi khoan đi xuống, điều chỉnh sao cho tâm lỗ cần khoan trùng với tâm mũi khoan
- Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan
* Để đảm bảo an toàn khi dũa em cần chú ý những điểm sau:
- Không được dùng dũa không có cán họăc cán vỡ
- Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
* Để đảm bảo an toàn khi khoan em cần chú ý những điểm sau:
- Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt
- Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan
- Không dùng tay hoặc để vật chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay