Trình bày kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ

624

Với giải Câu hỏi trang 63 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)

Câu hỏi trang 63 Lịch Sử 11: Trình bày kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ.

Lời giải:

- Kết quả:

+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

+ Với chính sách hạn điền, hạn nô, nhà Hồ đã giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc, hạn chế kinh tế điền trang, thái ấp và chế độ bóc lột nông nô, nô tì của tầng lớp quý tộc Trần, giải phóng sức sản xuất lao động; tăng thu nhập và quyền lực cho nhà nước.

+ Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Ý nghĩa:

+ Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.

+ Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ còn chưa triệt để, bộc lộ điểm hạn chế, vì vậy ảnh hưởng không tốt đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ.

Lý thuyết Kết quả và ý nghĩa

- Kết quả:

+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

+ Với chính sách hạn điền, hạn nô, nhà Hồ đã giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc, hạn chế kinh tế điền trang, thái ấp và chế độ bóc lột nông nô, nô tì của tầng lớp quý tộc Trần, giải phóng sức sản xuất lao động; tăng thu nhập và quyền lực cho nhà nước.

+ Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Ý nghĩa: bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.

- Điểm hạn chế:

+ Tiền giấy “Thông bảo hội” dễ bị làm giả và chưa được đông đảo dân chúng tin dùng.

+ Chính sách hạn điền đã hạn chế cả sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, làm cho tầng lớp quý tộc và những người giàu có bị tước mất ruộng đất; còn lợi ích tầng lớp nông dân nghèo và nô tì thì chưa thực sự rõ ràng.

+ Chính sách hạn nô không làm cho nô tì được giải phóng mà chuyển từ gia nô sang quan nô (nô tì của nhà nước).

+ Cải cách về văn hoá, giáo dục dù có những tiến bộ nhất định nhưng cũng vấp phải phản ứng của lực lượng Phật giáo lúc đó còn đang đông đảo và mạnh mẽ.

=> Hạn chế của công cuộc cải cách đã ảnh hưởng đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ.

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá