Với giải Câu hỏi 2 trang 88 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917
Câu hỏi 2 trang 88 Lịch Sử 8: Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
- Tác động về chính trị:
+ Quyền lực nằm trong tay người Pháp.
+ Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
- Tác động về kinh tế:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Tài nguyên vơi cạn.
+ Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
+ Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.
- Tác động về xã hội:
+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
+ Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
- Tác động về văn hóa:
+ Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam
+ Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)
Lý thuyết Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam
a. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
* Bối cảnh: Sau khi xâm chiếm Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp vừa củng cố bộ máy thống trị vừa bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa.
* Thời gian tiến hành: 1897 - 1914
* Mục đích:
- Khai thác, bóc lột Việt Nam để thu lợi cho Pháp.
- Biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
* Nội dung chương trình khai thác thuộc địa:
- Chính trị:
+ Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
+ Việt Nam bị chia thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau.
- Kinh tế
+ Tăng cường cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp.
+ Tập trung khai thác than và kim loại; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo.....
+ Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ cho việc khai thác tài nguyên và mục đích quân sự.
+ Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
Quang cảnh tại một đồn điền cao su ở Việt Nam thời Pháp thuộc
- Văn hoá - Giáo dục:
+ Chú trọng truyền bá văn hoá phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
+ Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa. Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế.
b. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đến Việt Nam
* Tác động về chính trị:
- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.
- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
* Tác động về kinh tế:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
- Tài nguyên vơi cạn.
- Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
- Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.
* Tác động về xã hội:
- Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:
+ Giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
- Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
* Tác động về văn hóa:
- Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam
- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)
Ảnh chụp thanh niên Bắc Kỳ hút thuốc phiện (đầu thế kỉ XX)
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX