TOP 23 bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống 2024 SIÊU HAY

16.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về một vấn đề của đời sống Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo gồm 23 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Nghị luận về một vấn đề của đời sống

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Mở bài:

+ Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận

+ Thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.

- Thân bài:

+ Giải thích vấn đề cần bàn luận;

+ Đưa ra hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết;

+ Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí.

- Kết bài:

+ Khẳng định lại ý kiến

+ Đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 1)

Con người và các loài vật luôn có một mối liên hệ. Hiện nay, rất nhiều người vẫn luôn tranh cãi về vấn đề nên hay không có vật nuôi trong nhà. Theo cá nhân tôi, việc nuôi thú cưng trong nhà là hoàn toàn cần thiết.

Đầu tiên, vật nuôi sẽ giúp con người sống có trách nhiệm hơn. Các loài vật cần được chăm sóc một cách cẩn thận. Chúng cần được cho ăn, tắm rửa, luyện tập, vui chơi và yêu thương, quan tâm. Học cách sống trách nhiệm với loài vật, sẽ giúp cho mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân hơn.

Thứ hai, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve mang lại cảm giác an toàn. Thú cưng sẽ không cố gắng đưa ra những lời khuyên mà chúng ta không muốn nghe. Đôi khi chúng mang lại cho ta cảm giác bình yên, thoải mái và an toàn. Sau một ngày học tập làm việc mệt mỏi, nếu trở về nhà được chơi đùa với thú cưng thì sẽ cảm thấy thật dễ chịu. Cảm giác được vuốt ve chúng cũng giúp con người được thư giãn. Không thể phủ nhận rằng, thú cưng đã trở thành những người bạn thân thiết của con người.

Thứ ba, nuôi thú cưng giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Khi thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn.

Cuối cùng, một số loài vật nuôi còn giúp đỡ con người. Loài chó vốn nổi tiếng là trung thành. Có không ít câu chuyện kể về việc những chú chó sẵn sàng hy sinh để cứu chủ khỏi cái chết. Hoặc loài mèo cũng giúp con người bắt chuột - kẻ thù phá hoại thực phẩm, gieo mầm bệnh tật…

Tuy nhiên, con người cần phải thực sự cân nhắc kĩ trước khi quyết định nuôi thú cưng. Nếu bản thân không đủ điều kiện, thời gian… để chăm sóc tốt thì không nên nuôi chúng. Đặc biệt chúng ta cần tránh những hành vi đánh đập với vật nuôi…

Thú cưng sẽ đem đến cho con người nhiều lợi ích. Bởi vậy, mỗi người hãy nên nuôi một loài động vật nào đó tùy thuộc theo sở thích cá nhân.

TOP 15 bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 2)

Khi khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, con người đã tạo ra thêm loại hình giải trí khác nhau, trong đó có trò chơi điện tử (game online) đem đến nhiều lợi ích cũng như tác hại.

Trước hết, trò chơi điện tử (game online) là một dạng trò chơi giải trí trực tuyến. Nó được tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Hiện nay, có rất nhiều trò chơi nổi tiếng được nhiều người yêu thích như FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…

Có thể thấy rằng, chơi game cũng đem đến một số lợi ích nhất định. Khi chơi game, chúng ta có thể thư giãn sau những giờ học tập hoặc làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Không chỉ vậy, có những loại game còn giúp người chơi rèn luyện tư duy, nâng cao kiến thức như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp - đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.

Nhưng chơi game để lại nhiều tác hại hơn là lợi ích. Trên thực tế, rất nhiều người đã rơi vào tình trạng “nghiện game online”, thường là học sinh, sinh viên. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc…. Đồng thời, trong các trò chơi có thể xuất hiện các hình ảnh bạo lực, phản cảm ảnh hưởng đến tâm lí của con người.

Nguyên nhân của tình trạng này trước tiên là do nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn công việc mà không khuyên răn con cái kịp thời. Nhà trường, thầy cô chưa có sự giám sát chặt chẽ đối với học sinh, sinh viên. Hoặc có thể do sự rủ rê, lôi kéo từ bạn bè. Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan đến từ ý thức của mỗi cá nhân. Nhiều bạn trẻ quá ham mê những trò chơi tiêu khiển, không hứng thú với công việc học tập. Đôi khi cũng chỉ vì cá nhân đó thích thú với thế giới ảo ở trong game hay mong muốn được chứng tỏ bản thân với bạn bè rằng mình là người giỏi nhất.

Như vậy, hiện tượng nghiện game thực sự đã gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống con người. Mỗi học sinh sinh viên - những con người trẻ tuổi trẻ lòng hãy kiên quyết tránh xa để bản thân ngày một tốt đẹp hơn.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 3)

Gia đình - hai tiếng gọi thân thương mà đáng quý. Tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng, quan trọng đối với mỗi người.

Đầu tiên, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh.

Một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau và bảo vệ nhau trong mọi hoàn cảnh. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách của cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người.

Khi trưởng thành, hẳn mỗi người đều sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua. Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Tuy nhiên, có nhiều người không biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất.

Và để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái. Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau.

Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động cụ nhỏ bé nhất.

TOP 15 bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 4)

Khi tham gia giao thông, mỗi người cần nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Nhưng hiện nay đang tồn tại hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.

Xe đạp điện là một phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến, đặc biệt là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Việc đội mũ bảo hiểm thường mang tính chất đối phó, khi có sự giám sát của nhà trường. Một số học sinh đội mũ nhưng không cài quai cẩn thận. Có học sinh chỉ mang theo mũ bảo hiểm để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trước hết là do ý thức của học sinh. Việc thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hay nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn. Nhiều bạn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội hoặc không đội mũ bảo hiểm để gây sự chú ý, thể hiện sự khác biệt. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm.

Chúng ta cần hiểu rằng, việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn, bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị, hoặc tạo thành thói quen xấu trong tương lai.

Chính vì vậy, gia đình và cần có những biện pháp tuyên truyền để học sinh hiểu rõ luật giao thông. Lực lượng chức năng cần xử lí nghiêm các hành vi vi phạm để có tính răn đe. Quan trọng nhất, mỗi học sinh cũng cần có ý thức chấp hành nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

Mỗi người hãy nhớ rằng việc đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng có vai trò vô cùng quan trọng khi tham gia giao thông.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 5)

Khoa học - công nghệ phát triển kéo theo rất nhiều mạng xã hội ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Một trong số đó là Facebook.

Facebook được tạo ra với mục đích giúp mọi người chia sẻ, gắn kết nhiều hơn. Nhưng việc quá lạm dụng nó đã khiến cho giới trẻ dần đi ngược lại với những mục tiêu ban đầu, trở thành hiện tượng “nghiện Facebook” gây ra nhiều tác hại cho con người.

Thứ nhất, “nghiện Facebook” sẽ ra những tác hại xấu đến sức khỏe của con người. Việc liên tục sử dụng điện thoại hoặc máy tính trong nhiều giờ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến mắt. Não bộ và khả năng sinh sản của con người cũng sẽ chịu tác động không hề nhỏ của sóng điện thoại…

Con người thường xuyên chia trên Facebook cũng sẽ dẫn đến việc bị lộ thông tin cá nhân, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Hoặc có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng, lừa gạt để tống tiền, bôi nhọ danh dự. Bên cạnh đó, nghiện Facebook khiến con người dần trở nên vô cảm với những mối quan hệ xung quanh mà thay vào đó là các liên kết ảo. Những biểu cảm, cảm xúc trong giao tiếp bị các biểu tượng trên Facebook thay thế. Con người dường như chỉ chú tâm đến lượt like và share ảo trên mạng xã hội. Ngoài ra, Facebook cũng dần sản sinh ra cụm từ “anh hùng bàn phím” để chỉ cư dân mạng, những người sẵn sàng nhảy vào đánh giá, phán xét về bất cứ cá nhân, sự việc nào đó dù không hề biết rõ vấn đề.

Chính vì vậy, con người cần có những biện pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của việc nghiện Facebook. Sử dụng Facebook một cách lành mạnh, tỉnh táo. Nên biết cách điều chỉnh thói quen và nếp sống của mình, mở rộng các mối quan hệ thực tế, quan tâm những người xung quanh. Hạn chế việc truy cập mạng ảo một cách lạm dụng và bừa bãi. Hãy là một người dùng thông minh để ứng dụng này phát huy đúng sứ mệnh của nó.

Tóm lại, mạng xã hội Facebook có mặt tích cực, nhưng cũng có mặt hạn chế. Bởi vậy, con người cần tỉnh táo để sử dụng một cách hợp lí.

TOP 15 bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 6)

Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay. Một trong số đó phải kể đến chính là sự sẻ chia trong cuộc sống.

Chia sẻ là việc sẵn sàng san sẻ với mọi người niềm vui nỗi buồn. Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng dang tay giúp đỡ mà không màng tư lợi. Người có lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có tsự đồng cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Sự chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình.

Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 7)

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày.

Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn. Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt? Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì.

Ngày nay. đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa. Thế nhưng, được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường. Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình, tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố. Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi. Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 8)

Xã hội ngày càng phức tạp, con người cũng vì thế mà càng trở lên phức tạp khiến chúng ta khó phân biệt ai đúng, ai sai, ai tốt, ai xấu. Một mối nguy hại về nhân cách con người đã và đang tồn tại trong xã hội và ngày càng phổ biến đó là “đạo đức giả”.

Vậy trước hết ta phải hiểu “đạo đức giả” là gì? “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường. Đáng sợ hơn là nó thường nấp sau dáng vẻ tử tế, hào nhoáng của con người khiến chúng ta khó phân biệt đươc. Những người như vậy họ thường dùng sự tử tế, sự tươi cười, vỗn vã với những người khác, che dấu đi bản chất, con người thật của họ một cách hoàn hảo nhất. Và chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài đó. Nó như trở thành một căn bệnh “chết người” ăn mòn nhân cách và đạo đức của con người.

Bởi vậy, đạo đức giả mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người và xã hội. Trước hết ở bản thân người đó, họ sống giả dối, đánh lừa mọi người xung quanh bằng vẻ ngoài hào nhoáng của mình và dần họ sẽ đánh mất chính mình. Niềm tin của họ với mọi người xung quanh cũng sẽ biến mất bởi thật khó để tin tưởng một người luôn lừa dối mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả sẽ làm lẫn lộn các giá trị đạo đức và làm xã hội trở lên phức tạp. Biết bao nhiêu người vì tin vào lòng tốt của người khác mà rước họa vào thân. Nó khiến cho xã hội trở lên không còn an toàn và con người cũng trở lên ngờ vực, khó tin tưởng nhau. Thật khó có thể tưởng tượng nổi sẽ thế nào nếu sống trong một xã hội con người luôn ngờ vực, lừa gạt nhau?

Vì vậy, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, chúng ta – nhưng người sống trong xã hội phải luôn biết trau dồi nhân cách của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống lại thói đạo đức giả, góp phần xậy dựng một xã hội trong sạch và đáng tin cậy hơn.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 9)

Trường học là ngôi nhà thứ 2 cất giữ muôn vàn kỉ niệm của tuổi học trò, là nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ cả về kiến thức lẫn tình cảm. Tuy nhiên bên cạnh những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò, những niềm vui của tháng ngày học sinh ở đâu đó vẫn tồn tại vấn nạn bạo lực học đường. Điều này ảnh hướng rất lớn tới tâm lí học sinh, phụ huynh và nhà trường, một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để loại bỏ được vấn nạn bạo lực học đường?

Trước hết, bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức hay đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của các học sinh đối với nhau hoặc giữa học sinh và giáo viên. Vấn nạn này cần được loại bỏ khỏi nền giáo dục bởi nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.

Với sự phát triển của xã hội hiện nay việc tìm kiếm con số thống kê về bạo lực học đường hiện nay là rất dễ dàng. Chúng ta có thể thấy bạo lực học đường tồn tại dưới hai dạng hình thức đó là: xúc phạm, lăng mạ, làm tổn thương về mặt tinh thân con người thông qua lời nói và đánh đập, làm tổn hại về sức khỏe bằng những hành vi bạo lực. Chúng ta bắt gặp những hình ảnh, thước phim bạo lực do học sinh quay lại và chia sẻ tràn lan trên mạng. Những video quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học sinh đang xé áo, túm tóc gây ám ảnh cho người xem. Ví dụ như clip bạo lực của nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, hay vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh,… Vậy do đâu mà vấn nạn bạo lực học đường lại trở nên nhiều như vậy? Nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ những mâu thuẫn, thích thể hiện cái tôi, nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm khắc, các biện pháp kỷ luận chưa đủ sức răn đe.

Hậu quả của bạo lực học đường để lại rất nghiêm trọng, nó gây tổn thương sâu sắc cả về thể xác và tinh thần của nạn nhân. Tất cả sự nghiệp học tập và cuộc sống cũng bị đảo lộn vì nó. Bởi vậy mỗi chúng ta cần quan tâm tới giáo dục, thiết lập kỷ cương, mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường có thể tổ chức những chương trình giáo dục, trải nghiệm để rèn luyện cách sống, đạo đức cho các em học sinh.

Như vậy, tránh bạo lực học đường trong môi trường giáo dục là một biện pháp cần ưu tiên hàng đầu để phát triển tương lai của thể hệ trẻ trở nên tốt đẹp hơn.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 10)

Không có gì quý trọng hơn gia đình. Đó là tổ ấm yêu thương cần được vun đắp mỗi ngày. Vậy mỗi thành viên cần làm gì để gia đình có thể trở thành tổ ấm yêu thương?

Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bởi vậy nếu gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, trong cuộc sống, người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.

Về phía người lớn, cha mẹ phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Từ hành vi rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đến cách đối nhân xử thế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Bởi vậy ngoài việc dạy dỗ con cái những điều đúng đắn, cha mẹ cần phải chú ý hành vi của bản thân. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần học cách trở thành một người bạn của con. Điều đó có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề hằng ngày, lắng nghe con tâm sự và có thể đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.

Về phía con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.

Trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam, một nhân vật đã khẳng định: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần phải biết quý trọng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 11)

Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 12)

Hiện nay rất nhiều các gia đình đã sở hữu cho mình những vật nuôi đáng yêu. Nó không chỉ đơn thuần là một vật nuôi mà nó như một người bạn một, một nơi để họ chút bầu tâm sự sau những những làm việc vất vả, căng thẳng.

Vật nuôi, vật cưng hay thú cảnh, thú cưng là những loài động vật được nuôi để làm cảnh, ôm ấp, được con người chăm sóc và yêu thương. Thông thường mọi người thường lựa chọn vật nuôi trong nhà là chó hoặc mèo, thỏ, chuột hamster và rất nhiều các loại khác nữa

Các vật nuôi trong nhà ngoài việc làm cảnh nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình đó. Mang lại niềm vui như có thêm những người bạn mới, thường ngày bạn tất bật với công việc, rồi lại tranh thủ ngủ nghỉ, vòng xoay cuộc sống khiến bạn phải quẩn quanh trong nhà suốt ngày, việc có một thú cưng hoạt bát, lanh lợi, như chó chẳng hạn, sẽ buộc bạn phải rời khỏi sự hạn chế của bốn bức tường, gặp gỡ mọi người, từ đó giúp bạn vui vẻ hơn. Ngoài ra các chú cún còn giúp bạn giảm căng thẳng, chúng ta đang sống trong một thế giới với nhịp sống hối hả, rất nhiều người đang tìm kiếm con đường giảm stress và học cách thư giãn. Việc nuôi một thú cưng trong nhà là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này. Theo nghiên cứu của giáo sư Suny Karen Allen, những người sở hữu thú cưng có mức độ căng thẳng thấp hơn đáng kể so với người không nuôi.

Ngoài ra việc nuôi thú cưng còn hỗ trợ một số vấn đề về sức khỏe như giúp huyết áp tốt, ngăn ngừa dị ứng, tốt cho hệ tim mạch,... Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, việc nuôi thú cưng còn giúp các bạn có thêm ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng sự tự tin và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người.

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà các vật nuôi đem lại thì cũng sẽ có một số hạn chế như việc những loài vật hay chưa có ý thức nên đôi khi sẽ phá phách đồ đạc, đi tiểu, đại tiện bừa bãi. Hay nếu như bạn có bị dị ứng với lông của các loại động vật thì cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là những vấn đề có thể khắc phục được

Vì vậy, theo tôi mỗi gia đình nếu có thể hãy nuôi một loại thú cưng mà mình yêu thích, hãy chăm sóc, bảo vệ và dạy dỗ nó thật tốt. Để nó có thể trở thành một thành viên, một người bạn trong gia đình mình.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 13)

Việc đổ rác bừa bãi để lại hậu quả vô cùng to lớn. Việc làm này phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, hậu quả là đường phố trở nên xấu xí. Nguy hiểm hơn nữa, nó còn làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta: xả rác xuống sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn lấp rác không phân hủy được làm ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm thị giác. Nó không chỉ gây hại cho con người mà tất cả các sinh vật. Sức khỏe con người sa sút, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì ăn phải rác không phân hủy được, do nguồn nước rất ô nhiễm và gây hoang mang trong cộng đồng.

Vì vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Singapore, người ta vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng, dù chỉ nhỏ như tàn thuốc hay kẹo cao su. Cũng là một khoản tiền phạt quá lớn. Đây là kinh nghiệm mà đất nước chúng ta cần học hỏi. Cần có những hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi này. Ngoài ra các sở, ban, ngành chức năng và các cơ quan chính quyền. Cần khuyến khích hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác, vì một môi trường Xanh – Sạch – Đẹp, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Tóm lại, vứt rác là một hành động thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Nên vứt rác đúng nơi quy định để không bị đánh giá là vô học và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 14)

Có lẽ thuật ngữ “sống ảo” đã không còn xa lạ, thậm chí là quen thuộc và đã trở thành thói quen trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này có xu hướng phát triển quá mức và dường như nó gây ra những hậu quả tiêu cực.

“Sống ảo” là khái niệm dùng để chỉ lối sống hoang tưởng không phù hợp với thực tế của bản thân hoặc cố tình miêu tả bản thân là một cuộc sống tốt đẹp và hoàn hảo trong mắt người khác, nhưng cuộc sống khác xa thực tế. “Cuộc sống ảo” thường được thể hiện thông qua các trang mạng xã hội như Facebook và Instagram. Giá trị chân chính không chỉ là sự thật về mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày, mà còn là giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của xã hội. Định nghĩa về hai giá trị giữa “cuộc sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy nghĩ. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Tuổi teen có thể kết bạn, trò chuyện, mở bí mật và thậm chí yêu người mới thông qua mạng xã hội, ngay cả khi họ chưa bao giờ gặp mặt. Họ cũng sử dụng mạng xã hội như một công cụ để giới thiệu những thứ hư cấu của họ như sự giàu có và nổi tiếng. Đời sống ảo cũng gây chú ý, thường trở thành “anh hùng bàn phím” bởi nổi tiếng với những nội dung không lành mạnh, bịa đặt hoặc thể hiện mình là người văn minh, nhân hậu với những lời hoa mỹ. Lối sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo tưởng, thích khoe khoang, thích nói dối, cố gắng vẽ nên bức tranh của chính mình bằng những thứ không tồn tại, và phớt lờ cuộc sống thực tại. Và khi họ mất đi vẻ hào nhoáng và trở về với cuộc sống thực tế, họ trở nên lúng túng, không thể định hướng, mất tập trung, điều đó ảnh hưởng đến công việc, công việc và các mối quan hệ thực sự của họ. Sự lên ngôi chóng mặt của các trang mạng xã hội, chiêu dụ của những “nút like”, khen ảo đang tác động đến nhân cách, tâm hồn giới trẻ, khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh nan y.

Mỗi chúng ta cần tự nhận thức để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hoặc công nghệ đúng cách. Bạn phải nhìn nhận và đánh giá đúng bản thân và những sự thật của cuộc sống, đừng chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng hoàn toàn có thể ổn nếu chúng ta biết cách cân bằng và hài hòa với cuộc sống thực. Chủ động thay đổi, điều chỉnh lối sống. Công nghệ là một con dao hoặc lưỡi dao. Nó sẽ là một công cụ cực kỳ hữu hiệu nếu bạn biết cách sử dụng, nhưng chỉ cần nhìn sai cách sẽ là một lưỡi dao giết chết linh hồn.

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (mẫu 15)

Đại văn hào người Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá nhất của con người. Chính tình thương đã bù đặp cho những tổn thương, thiếu vắng của những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Cũng chính tình thương đã làm cho con người ta gần nhau hơn. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên rằng, một bộ phận con người trong xã hội hiện nay đang ngày dần mất đi tình thương ấy để sống thờ ơ với mọi thứ xung quanh và ích kỷ cho bản thân mình. Đó chính là thái độ sống vô cảm cần loại trừ và tiêu diệt.

Bệnh vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề hay nói cách khác, đó chính là một tệ nạn xã hội cần mọi người lưu tâm, và suy nghĩ nhiều hơn. Đó chính là căn bệnh tâm hồn của những người có một trái tim vô cùng giá lạnh, không xúc động hay sống ích kỷ và lạnh lùng. Họ thờ ơ với mọi thứ xung quanh, hay họ thờ ơ với những điều xấu, điều không phải, cũng có thể, họ không quan tâm luôn đến những nỗi bất hạnh, không my của tất cả mọi người.

Hiện nay, chúng ta có thể gặp hiện tượng này ở bất kỳ đâu trong xã hội. Việc đó có thể là sự thờ ơ với sự vui buồn, hay sướng khổ với những số phận của những con người xung quanh chúng ta. Nếu đi đường gặp những người bị tai nạn, có thể gãy tay, gãy chân, nặng hơn là nằm bất tỉnh hoặc tử vong, nhưng những kẻ vô cảm đó vẫn chỉ mảy may, không có phản ứng nào mà chỉ biết đứng nhìn trong sự hờ hững, thiếu trách nhiện.

Bệnh vô cảm có thể được thể hiện bởi thái độ của con người trước những vấn đề lớn, nhỏ của xã hội. Ví dụ như việc hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà hầu hết tất cả tham gia tích cực và hào hứng, thì bên cạnh đó lại có mọt số người vẫn thản nhiên bật nhạc, bật tivi. Đây rõ ràng là một hành vi thể hiện sự vô cảm đối với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những điều nhỏ nhặt nhất nhưng có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Hay việc có những người thờ ơ với các phong trào ủng hộ lũ lụt, tình nguyện, hiến máu, …

Bệnh vô cảm còn được thể hiện với việc họ thờ ơ với những cái xấu hay điều ác trong xã hội. Lên xe, thấy kẻ gian móc túi, những họ vẫn làm ngơ không thèm quan tâm. Trong trường học, nhận thấy hành vi quay cóp, đánh bạn hay hối lộ nhưng họ vẫn may may không mở lời vì họ cho rằng đó không phải là việc của họ, và không ảnh hưởng tới họ.

Trên tất cả, họ có thể thờ ơ với chính cuộc sống và tương lai của mình, thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội, với tư tưởng “nước chảy bèo trôi”.

Sự vô cảm đang dần lan nhanh trong xã hội, đòi hỏi người dân cần có sự nhìn nhận lại và khắc phục. Để làm được điều đó, cần phải truy lại nguyên nhân của sự biến chuyển này.

Có thể thấy, bệnh vô cảm có rất nhiều nguyên nhân, và hơn hết, tùy vào một hoàn cảnh lại có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tôi có thể khái quát chung thông qua các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, do cách sống vị kỷ của mỗi người và sự thơ ơ đối với tất cả mọi thức xung quanh họ.

Hai là, do nhịp sống và sự phát triển quá nhanh của xã hội. Con người bị quay cuồng trong vòng quay của thời gian, họ tất bật với công việc, và học tập, phấn đấu, họ mãi chỉ nghĩa cho bản thân mà quên mất nhiều điều tốt đẹp xung quanh họ. Họ quên mất rằng bên cạnh họ cũng có nhiều số phận bất hạnh, kém may mắn cần họ động viên, khích lệ và phát triển.

Ba là, hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang được gia đình và bố mẹ chiều chuộng. Họ được bố mẹ định sẵn, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời và tương lai của họ. Cho nên, họ quên mất rằng họ cũng cần phải có sự phấn đấu, nỗ lực, tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Vì thế, chính họ cũng đang tự thờ ơ đối với tương lai của mình.

Chính vì lẽ đó, bệnh vô cảm đã làm con người trở nên thờ ơ, lạnh lùng, đánh mất đi chính lương tâm, và phẩm chất đạo đức của mình. Chính vì vô cảm, các quan chức nhà nức sẵn sàng giẫm đạp lên vai người khác để thỏa mãn lòng tham về tiền bạc, công danh và sự nghiệp, chẳng còn mấy ai quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Cũng chính vì vô cảm, các thầy cô – những người lái đò có thể đào tạo ra nhiều học sinh – mầm non tương lai của đất nước có những căn bệnh, hành vi vô cảm giống như họ. Rồi những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?

Chúng ta, những mầm non tương lai của đất nước, đang học tập trên ghế nhà trường, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá về bệnh vô cảm ngày nay. Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương và sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh sẽ làm cho chúng ta có sự thân thiện và đùm bọc với nhau nhiều hơn. Tham gia các hoạt động và phong trào xã hội thật nhiều để đem lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống và ngăn ngừa, loại bỏ những tiêu cực trong xã hội. Xã hội ngày nay, cần lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực của bệnh vô cảm, để cuộc sống này ngày một tốt đẹp hơn.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - mẫu 1

Chào mọi người, em tên là… học sinh lớp… Con người chỉ có thể sinh tồn và phát triển khi có môi trường để tồn tại. Chính vì thế con người chúng ta từ xưa đến nay đều sống và được che chở bởi mái nhà thiên nhiên. Thiên nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau nên con người và thiên nhiên luôn gần gũi với nhau. Vì thế mà có ý kiến cho rằng: “Thiên nhiên là bạn tốt của con người con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên”.

Để hiểu rõ hơn về thiên nhiên và con người chúng ta cùng tìm hiểu lần lượt nghĩa của từng cụ từ trong câu nói. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của cụm từ thiên nhiên? Thiên nhiên là những sự vật hiện tượng đang diễn ra xung quanh con người và không do con người làm nên. Thiên nhiên bao gồm như bầu trời, nguồn nước, thời tiết, cây cối, động vật,..những thứ có thể giúp con người có thể tồn tại và phát triển.

“Thiên nhiên là người bạn tốt của con người” có nghĩa thiên nhiên là người đồng hàng của con người trong suốt cuộc đời. Nó giống như một người bạn tốt luôn bên cạnh con người cho đến lúc con người mất đi. Từ đó chúng ta phải luôn biết yêu mến và bảo vệ thiên nhiên cũng giống như đang bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta vậy.

Thiên nhiên là nguồn sống bất tận của con người, nó cũng cấp thức ăn, nơi ở để con người sinh sống. Khi con người có nơi ở và thức ăn đấy đủ thì mới no và có thể làm việc được. Khi mà xã hội càng phát triển thì thiên nhiên lại càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng như trước kia con người dùng ánh nắng mặt trời để sưởi ấm thì bây giờ khi khoa học càng phát triển con người dùng ánh sáng mặt trời để sản xuất và đời sống. Đặc biệt là rừng và cây xanh nó có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của con người, như cung cấp ô xi và điều hòa khí hậu từ đó con người mới có thể sống tốt hơn. Đồng thời rừng còn có tác rụng phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão từ đó giúp cuộc sống của con người trở lên an toàn hơn.

Những dòng sông, những bãi biển, những con thác mỗi nơi mỗi hình, mỗi cảnh vừa tạo nên vẻ đẹp thuần khiết khiến con người yêu thích vừa cung cấp thực phẩm thủy sản như tâm cua, cá, ốc,…để sức khỏe con người được đảm bảo hơn đồng thời giúp con người phát triển về mặt kinh tế. Thiên nhiên koong chỉ cung cấp cho con người về mặt vật chất mà thiên nhiên còn mang lại cho con người sự thoải mái về mặt tinh thần.

Khi trong những ngày học tập và làm việc mệt mỏi chúng ta thường đến những chỗ thiên nhiên đẹp để ngắm cảnh đồng thời đầu óc chúng ta khi nhìn thấy thiên nhiên sẽ thoải mái hơn và có năng lựơng hơn. Mà khi ấy sức khỏe chúng ta cũng được điều hòa. Và khi tâm trạng của chúng ta không tốt cũng vậy chúng ta nên ra ngoài ngắm cảnh nhìn mọi thứ xung quanh đang chuyển biến như thế nào hay chỉ là nhìn những hàng cây xanh, những bông hoa nở đỏ, những con chim đang hót níu lo bỗng dưng ta đã thấy cuộc sống xủa chúng ta tươi đẹp lên. Chính thiên nhiên làm chó tâm hồn con người được mở rộng hơn từ đó làm cho con người xao xuyến và khơi gợi sự sáng tạo nghệ thuật ngay trong tâm hồn của chúng mình.

Từ đó chúng ta thấy được những bức tranh về thiên nhiên có giá trị rất lớn như bức tranh làng quê, con thác, chiếc tài ngoài biển khơi, cảnh bình minh ,…thiên nhiên không chỉ tạo nên những bức tranh đẹp mà nó còn tạo ra âm hưởng cho những bài hát để cuộc sống thêm nhộn nhịp hơn. Những bài văn in sâu vào lịc sử.

Như vậy chúng ta thấy được thiên nhiên quyết định cuộc sống của chúng ta quan trọng đến mức nào. Chúng ta phải luôn biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta hãy tuyên truyền vai trò của thiên nhiên đến tất cả mọi người kể cả những em bé để các em có thể dần nhận thức được sự tồn tại của thiên nhiên và ra sức bảo vệ chúng. Bảo vệ thiên nhiên không chỉ là vai trò của có tổ chức, cơ quan, nhà nước mà là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của mỗi người. Hãy kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên.

“Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên” câu nói này rất đúng nó đã giúp con người hiểu hơn về tầm quan trọng của thiên nhiên . Đồng thời muốn nhắn nhủ mọi người cần phải biết bảo vệ thiên nhiên cũng như bảo vệ chính cuộc sống của mình và những người xung quanh.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - mẫu 2

Chào mọi người, em tên là… học sinh lớp… Thiên nhiên luôn chứa đựng những điều kỳ bí đem đến sức hút lạ thường khiến cho con người luôn muốn đặt chân đến khám phá những điều diệu kỳ ẩn sâu bên trong. Cái đẹp là điều mà tất cả mọi người đều theo đuổi, nhưng cho dù có đẹp cỡ nào cũng không thể so được với nét đẹp của tự nhiên. Tình yêu thiên nhiên luôn là đề tài muôn thuở trong thi ca và cũng là tri kỉ của thi nhân. Thiên nhiên luôn chiếm một vị trí rất quan trọng và gần gũi với chúng ta. Vì vậy, con người cần phải có tình yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên.

Thiên nhiên là những gì tồn tại xung quanh chúng ta mà không phải do con người tạo ra. Từ vẻ đẹp tự nhiên của trời xanh, mây trắng, nắng vàng đến ánh cầu vồng sau cơn mưa, ánh trăng dịu dàng với muôn vì sao lấp lánh… càng khiến cho con người cảm nhận được nét đẹp thiên nhiên vốn có. Tình yêu thiên nhiên chính là sống hòa hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước những cảnh đẹp của thiên nhiên. Chúng ta yêu quý, trân trọng những gì mà thiên nhiên mang lại nhưng bên cạnh đó cũng phải giữ gìn và bảo vệ nét đẹp của thiên nhiên.

Thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống. Hàng năm, chúng ta đều phải trải qua những cơn bão, lũ lụt, cháy rừng khiến cho hàng ngàn sự sống bị huỷ diệt, môi trường sống bị tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, điều đó không phải là kết thúc vì khi cơn bão qua đi, chính những cái cây bị đổ, bị cháy ấy sẽ mọc lên những mầm sống mới. Nhờ nguồn phù sa màu mỡ từ sông chảy về cung cấp dưỡng chất cho cỏ cây phát triển, thu hút rất nhiều loài động vật đến ăn và sinh sống tạo nên sự cân bằng trong sinh thái. Chính là thiên nhiên đã tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái. Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên cũng đóng một vai trò rất quan trọng, là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước và khai thác các tài nguyên từ thiên nhiên như khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên với biết bao điều kỳ thú, với những kiệt tác là sản phẩm của quá trình kiến tạo địa chất kéo dài hàng triệu năm. Những vườn quốc gia tuyệt mỹ, hồ nước trong vắt, tĩnh lặng, mang nhiều hình dáng kỳ lạ… là món quà lớn mà Mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Nét đẹp tự nhiên khiến cho bao nhiêu người đều phải ngưỡng mộ, ca ngâm. Đứng trước nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên: núi cao dựng đứng, dốc núi cheo leo, sóng biển mênh mông bạt ngàn sóng nước, rừng núi bao la… khiến cho ai nấy cũng phải xao xuyến mà phải buông lời ca tụng. Thiên nhiên chính là tài sản vô giá của nhân loại, mang lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái, tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc căng thẳng. Những vòng xoay liên tục của cuộc sống bận rộn và áp lực công việc khiến chúng ta không tránh khỏi những căng thẳng, âu lo. Chính thiên nhiên sẽ giúp ta xoa dịu những thương tổn đó, bởi tâm trí không bị nhiễu loạn từ tiếng còi xe, cảm xúc không bị tù túng giữa rừng bê-tông, không khí không bị ô nhiễm vì khói bụi. Khi hòa mình vào thiên nhiên, bạn có được sự an yên thật sự vì được hít thở bầu không khí trong lành và cảm nhận được sự tĩnh lặng từ bên trong tâm hồn. Thiên nhiên chính là liệu pháp giúp chúng ta thoải mái hơn để đối diện với mọi vấn đề, mang được cảm xúc tích cực trong các mối quan hệ. Ngay khi đặt chân vào thiên nhiên chúng ta có thể tự chữa lành những tổn thương bên trong, lấy lại tinh thần lạc quan, sức sống tươi mới cho những mối quan hệ xung quanh. Chính vì thế, đã từ lâu, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu vô tận, yêu thiên nhiên, sống hoà hợp và gắn bó với thiên nhiên.

Tuy nhiên, với việc khai thác và sử dụng quá mức khiến cho nhiều loại tài nguyên thiên nhiên không có khả năng hồi phục được nữa. Thủ phạm đứng sau các vấn đề này không ai khác lại chính là con người. Điều này khiến cho trái đất dần mất đi sự cân bằng sinh thái, khiến cho khí hậu biến đổi, thiên tai thất thường, chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Diện tích rừng đang bị thu hẹp từng ngày, từng giờ do các hoạt động khai thác trái phép của con người. Và cũng chính điều này đã khiến cho động thực vật mất đi môi trường sống, đẩy chúng dần đến nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Không chỉ vậy, nguồn nước của chúng ta đang dần bị ô nhiễm khiến nhu cầu nước sạch càng trở lên cấp bách. Khoáng sản không phải là vô tận nhưng lại bị con người khai thác cạn kiệt, không thể tái tạo. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất đai, sông ngòi ao hồ và tình trạng hoang mạc hóa ngày càng tăng cao cũng để lại nhiều hệ lụy không nhỏ đối với tất cả chúng ta. Chính sự khai thác quá mức mà không biết bảo vệ khiến cho thiên nhiên yêu quý của chúng ta, môi trường sống của chúng ta bị đe doạ. Vì vậy, yêu thiên nhiên và sống hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên giúp chúng ta bảo vệ được thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống và tránh làm những việc gây tổn hại đến thiên nhiên.

Tình yêu thiên nhiên không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn phải hành động. Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta đòi hỏi mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Mỗi một hành động nhỏ thôi sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn đối với môi trường. Chỉ cần những hành động nhỏ và cụ thể hàng ngày như thế thôi là mỗi người cũng đã có thể góp phần bảo vệ thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. Chẳng hạn như việc tiết kiệm điện, hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Chúng ta cần biết rằng, các túi ni lông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này và vứt rác đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng những việc như: không săn bắt động vật quý hiếm, không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, hãy trồng thật nhiều cây xanh cũng là hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên. Bởi vì cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho không khí, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Mỗi người, mỗi nhà cũng nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành, thoải mái tận hưởng cuộc sống. Không chỉ bảo vệ thiên nhiên mà chúng ta còn cần phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta rất nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thức được tầm quan trọng của môi trường. Do vậy, chúng ta phải sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên hơn. Đó chính là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta. Đưa thiên nhiên đến gần với cuộc sống của mình chính là trách nhiệm của mỗi con người. “Trồng cây gây rừng”, trồng hoa xung quanh nhà để tạo màu xanh và làm đẹp thêm cho xóm làng. Hãy luôn gìn giữ màu xanh quý báu ấy. chúng ta hãy yêu thiên nhiên và đối xử tốt với thiên nhiên, thân thiện với môi trường hơn nữa thì mỗi người sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Ngược lại, nếu chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân trước mắt mà xúc phạm hay làm tổn hại đến mẹ thiên nhiên thì không chỉ chúng ta cả xã hội sẽ chịu nhiều hậu quả. Tất cả chúng ta phải chung tay vào cuộc thực hiện “trồng cây – gây rừng” vì một tương lai tốt đẹp như lời Bác đã dạy. Với Bác Hồ, trồng cây không chỉ là công việc nông lâm đơn thuần, mà còn có ý nghĩa sâu sắc là giáo dục đạo đức lao động cho nhân dân, đặc biệt là giáo dục ý thức cho con người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Tình yêu thiên nhiên đem lại cho chúng ta sức mạnh to lớn trong mọi việc, cảm giác bình yên, thư thái và hạnh phúc. Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ sự sống trên trái đất, bảo vệ sự sống của chính mỗi chúng ta. Thiên nhiên là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Không chỉ giữ gìn và bảo vệ thật tốt thiên nhiên mà còn phải dùng những hành động đẹp để thể hiện trách nhiệm của mình. Thiên nhiên không chỉ là một người bạn mà còn là người thầy thuốc và là nguồn cảm hứng bất tận mà không đòi hỏi ở chúng ta bất kỳ điều gì, ngược lại thiên nhiên còn mang lại cho chúng ta tất cả mọi thứ: sự sáng tạo, sức khỏe, và cả một tinh thần thoải mái nhất. Vì vậy: “hãy yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên, lắng nghe cảm xúc của chính mình để tìm về thiên nhiên kịp lúc"!

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - mẫu 3

Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được tư duy và niềm tin của mình, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời.

Kỹ năng tự nhận thức bản thân là một kỹ năng quan trọng trong xã hội hiện đại. Kỹ năng nhận thức bản thân không những giúp bạn hiểu về bản thân mình mà còn dễ dàng hiểu được người khác, cách họ suy nghĩ về bạn cũng như thái độ và sự phản hồi của bạn.

Khi bạn bắt đầu nâng cao khả năng nhận thức, những suy nghĩ cá nhân hay cách bạn giải thích một vấn đề sẽ thay đổi trước tiên. Sự thay đổi về mặt tinh thần này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, giúp bạn suy nghĩ đúng đắn và thông minh hơn, cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của cuộc đời bạn trong tương lai.

Sự tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bạn mong muốn. Điều này giúp bạn xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, bạn sẽ có khả năng nhận biết những suy nghĩ và cảm xúc của mình đang dẫn bạn đi tới đâu và có thể thay đổi chúng khi bạn muốn. Một khi đã có nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ của bản thân thì đó là lúc bạn có thể thay đổi và nắm giữ mọi hướng đi trong tương lai của chính bản thân.

Làm sao để nâng cao kỹ năng tự nhận thức bản thân. Bước đầu tiên của kỹ năng tự nhận thức là tập nhìn nhận bản thân theo hướng khách quan.

Nếu như bạn có thể xem xét bản thân bằng một cái nhìn khách quan, bạn sẽ học được cách chấp nhận chính mình và cách để thành công trong tương lai. Vậy bạn nên làm như thế nào?

Xác định những hiểu biết cụ thể về bản thân bằng cách viết chúng ra giấy. Chúng có thể là những ưu điểm hoặc khuyết điểm của bạn.

Nghĩ về những điều khiến bạn tự hào, hoặc một tài năng nào đó khiến bạn trở nên nổi bật hơn trong cuộc sống.

Nghĩ về tuổi thơ của bạn và những điều đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi đó. Điều gì đã thay đổi, còn điều gì vẫn giữ nguyên? Vì sao những điều ấy lại thay đổi?

Thuyết phục mọi người xung quanh thật lòng nói ra suy nghĩ của họ về bạn, ghi nhớ chúng thật kỹ.

Cuối cùng, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới về chính bản thân bạn và về cuộc sống của bạn.

Bạn có thể viết về bất cứ thứ gì trong nhật ký. Ghi lại những suy nghĩ của bạn lên giấy giúp bạn bỏ bớt hoặc xóa đi những ý tưởng cũ, đồng thời dọn chỗ cho những thông tin và những ý tưởng mới.

Mỗi buổi tối hãy dành ít thời gian để viết nhật ký, viết về những suy nghĩ và tình cảm của bạn, về những điều thành công hoặc là thất bại trong ngày hôm đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có động lực để đi về phía trước, về phía mục tiêu của mình.

Viết nhật ký mỗi ngày là một cách để soi chiếu bản thân hiệu quả. Hãy tự soi chiếu bản thân bằng cách dành thời gian để nghĩ xem sẽ ra sao nếu bạn là nhà lãnh đạo thì những nhân viên dưới trướng của bạn sẽ hành động ra sao? Nghĩ về những việc bạn có thể làm để giúp đỡ người khác. Giá trị thực sự của bạn là gì, điều gì quan trọng nhất với bạn trong lúc này?

Tất cả những câu hỏi mang tính tự phản chiếu giúp bạn xác định rõ ràng hơn rằng bạn là ai, bạn muốn gì trong cuộc sống hiện tại.

Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu tiên của bạn. Hãy liệt kê những mục tiêu của bạn ra giấy và lên kế hoạch từng bước để hiện thực hóa chúng từ những con chữ. Chia nhỏ những mục tiêu lớn để bạn không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu, và hãy bắt tay vào thực hiện ngay từ hôm nay.

Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn nhất định phải làm công việc tự phản chiếu. Luyện tập việc tự phê bình đều đặn sẽ giúp bạn trở thành một người tốt hơn mỗi ngày.

Bởi vì việc tự phê bình yêu cầu thời gian, thế nên hãy bắt đầu tập việc dành riêng 15 phút mỗi ngày cho nó. Tự phản chiếu là cách hiệu quả nhất khi bạn đang sử dụng nhật ký để ghi lại những suy nghĩ của mình. Đó cũng là một ý tưởng tuyệt vời cho việc tìm một nơi nào đó yên tĩnh và suy tư.

Luyện tập thiền và những thói quen chánh niệm khác. Thiền là một cách luyện tập hiệu quả để nâng cao khả năng tự nhận thức một cách tập trung. Bạn cũng có thể tìm được sự tập trung và sáng suốt cho bản thân khi thiền. Thiền là một bộ môn giúp tập trung và suy nghĩ hiệu quả. Trong lúc thiền, bạn có thể tập trung nghĩ về những câu hỏi sau: Mục tiêu của bạn trong cuộc sống là gì? Những gì bạn đang làm có hiệu quả không? Những gì bạn đang làm liệu có cản trở bạn đến với thành công hay không? Nếu không thích thiền, bạn có thể thử các hoạt động có tác dụng đem lại cho bạn cảm giác thanh thản, ví dụ như rửa bát, đi dạo hoặc đi chùa.

Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy nhận xét về bạn. Lắng nghe ý kiến từ bạn bè, thầy cô, gia đình vì họ chính là những tấm gương chân thực nhất phản ánh con người bạn. hãy cho họ biết rằng bạn mong muốn được nghe những lời góp ý cởi mở, chân thành và khách quan nhất. Đồng thời, hãy cho bạn bè mình biết rằng họ làm thế để giúp bạn, chứ không phải để gây tổn thương. Bạn cũng nên tự tin hỏi lại bạn bè những vấn đề đang bàn luận mà mình chưa hiểu.

Khi bạn đang muốn thay đổi một thói quen nào đó, bạn cũng có thể nhờ bạn bè nhắc nhở. Ví dụ: bạn có thói quen trêu chọc người khác quá đà khi mọi người đang kể chuyện, hãy nhờ bạn bè nhắc nhở một cách tế nhị để bạn biết dừng lại.

Yêu cầu sự phản hồi trong công việc. Bên cạnh việc nhận tư vấn từ bạn bè và gia đình, hãy tìm cách để bạn nhận được sự phản hồi từ công việc. Nếu công ty bạn không có một cơ cấu làm việc như thế, bạn có thể thử tự tạo ra một quy trình. Việc này mang tính xây dựng tích cực, giúp mọi người có cơ hội để phản hồi cũng như phản chiếu những điểm mạnh và điểm yếu của mình với người khác.

Khi quá trình phản hồi kết thúc, bạn ghi nhớ bằng cách viết ra những điểm chính quan trọng nhất. Chú ý liệt kê những ưu điểm hoặc khuyết điểm nổi bật nào đó mà trước đây bạn chưa nhận ra.

Giá trị tự nhận thức bản thân nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần phải biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ dàng để làm việc này là bạn nhìn lại các trải nghiệm đã trải qua trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào, tự tin hay cần phải học và rút kinh nghiệm khi thực hiện cho lần sao? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Chúc các bạn thành công.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - mẫu 4

Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận lỗi và sửa chữa, thay vì đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi là một thói quen xấu mà chúng ta cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù lớn hay nhỏ, điều quan trọng là tự xem xét và tự đánh giá bản thân. Những sai lầm trong cuộc sống thường bắt nguồn từ chính chúng ta, do đó chúng ta phải có khả năng nhận lỗi và sửa chữa để trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Việc đổ lỗi là kết tập của nhiều thói quen xấu khác nhau. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ để nhận ra sai lầm của mình. Nếu chúng ta chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ. Hãy tưởng tượng một người suốt đời chỉ biết trách phạt người khác, liệu họ có thể trở nên kiên cường và vững chắc trước những khó khăn của cuộc sống? Nếu chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không thể phát triển và không ai muốn ở bên cạnh một người luôn tránh trách nhiệm. Khi chúng ta biết chấp nhận lỗi, cuộc sống trở nên yên bình hơn rất nhiều, không gây phiền toái hay căng thẳng cho người khác trong giao tiếp.

Người thường đổ lỗi là những người không nhìn thấy điểm yếu của bản thân, luôn cho rằng mình đúng và đổ lỗi cho người khác sau mỗi thất bại. Một lời xin lỗi không làm chúng ta trở nên yếu đuối, mà ngược lại, nó thể hiện sự trưởng thành. Việc nhận lỗi và sửa chữa không làm chúng ta suy yếu, mà ngược lại, nó giúp chúng ta hoàn thiện và trở nên tốt hơn.

“Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp” - Benjamin Franklin. Hãy luôn cố gắng nhận lỗi và sửa chữa, để chúng ta ngày càng hoàn thiện và trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, mà còn mang lại sự hoàn thiện cho bản thân, để cuộc sống trở nên tốt hơn và thuận lợi hơn.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - mẫu 5

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung. “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.

Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. Nguy hiểm hơn nữa là nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Từ một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục rồi lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau. Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - mẫu 6

Xã hội ngày một phát triển giúp con người có được cuộc sống thoải mái, tiện nghi hơn. Tuy nhiên song hành cùng với sự phát triển của xã hội thì ô nhiễm môi trường lại là một vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như trái đất. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường chính là thói quen vứt rác bừa bãi và sử dụng vô tội vạ các loại vật liệu nhựa sử dụng một lần.

Vứt rác bừa bài là một thói quen xấu của một số bộ phận người. Thói quen này có thể hình thành do lối sinh hoạt truyền lại từ những đời trước, hoặc chưa được giáo dục về việc để rác đúng nơi quy định cũng như nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường còn hạn chế.

Ở nông thôn, sông hồ ao chẳng của ai nên người dân cứ ngang nhiên mang rác ra đổ. Một người đổ, hai người đổ kéo theo cả làng, cả xóm đổ. Vô tình thì cái hiệu ứng đám đông đó đã biến những nơi vốn trong sạch thành điểm tập kết rác thải. rác cứ vứt, cứ đổ bừa bãi mà chẳng bị làm sao. Phải chăng là chính quyền các địa phương chưa có chế tài xử phạt hợp lí, còn buông lơi, lỏng lẻo với vấn đề môi trường.

Vứt rác bừa bãi gây ra rất nhiều tác hại khôn lường. Trên đường phố,ở cơ quan, trong trường học, trên bãi biển ... nơi nào cũng thấy rác thì nơi đã trở thành khu vực mất vệ sinh và mất mĩ quan vốn có. rác thải tràn lan trên đường còn gây cản trở giao thông thậm chí là gây ra những vụ tai nạn thương vong vì người điều khiển phương tiện trong đêm tối bị bất ngờ khi gặp các chướng ngại vật nên phanh gấp.

Để loại bỏ thói quen vứt rác bừa bãi thì đó không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân hay tổ chức nào. các cơ quan chức năng cần tích cực tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ. Các biện pháp nghiêm cấm và xử phạt đối với các hành vi vi phạm cũng cần được đẩy mạnh. Bên cạnh đó thì các công ty thu gom rác cần có những biện pháp xử lí rác đúng quy trình để giảm ô nhiễm môi trường. Về phía những người dân thì mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của mình để từ bỏ thói quen xấu.

Chìa khóa cho một cuộc sống an lành và một sức khỏe bền vững đó chính là môi trường trong sạch. Mỗi công dân trên toàn cầu vì thế mà hãy chung tay xây dựng một môi trường xanh sạch đẹp, bài trừ thói quen vứt rác bừa bãi.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - mẫu 7

Để trở thành một người có nhân cách tốt và thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện những thói quen tích cực và loại bỏ những thói quen tiêu cực. Thói quen tốt sẽ dẫn đến thành công, trong khi thói quen xấu sẽ dẫn đến thất bại và tác hại khôn lường. Một trong những thói quen không tốt mà người lớn và trẻ em cần tránh khi tham gia giao thông là không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hoặc xe gắn máy.

Tuy chính phủ và Nhà nước đã áp đặt nhiều hình phạt nghiêm khắc đối với những người không đội mũ bảo hiểm, nhưng thói quen này vẫn còn rất phổ biến và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người tham gia giao thông, đặc biệt là các em học sinh. Nhiều em đội những chiếc mũ bán ở vỉa hè không đảm bảo chất lượng hoặc không đội mũ vì cho rằng mũ rất nặng và cản trở tầm nhìn. Hơn nữa, nhiều bậc phụ huynh cũng không quan tâm đến sự an toàn của con em mình khi tham gia giao thông và thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục các em phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tính mạng của mình.

Sau khi thực hiện khảo sát và nghiên cứu, đã xác định được rằng thói quen không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của người lớn bắt nguồn từ việc cảm thấy khó chịu và bí bách khi đội mũ trong những ngày nắng nóng, hoặc do quên đội mũ khi vội. Còn đối với học sinh như chúng ta, nguyên nhân không đội mũ bảo hiểm thường liên quan đến thẩm mỹ và cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, thói quen này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đe dọa tính mạng con người. Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương đầu và tử vong trong tai nạn giao thông, cần bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm khi lái xe đạp điện hay xe gắn máy. Tôi từng có thói quen này và đã nhận ra sự nghiêm trọng của nó sau một vụ tai nạn. Những vụ tai nạn liên quan đến xe đạp điện hay xe gắn máy thường xảy ra với những người không đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là học sinh lái xe quá nhanh. Do đó, việc hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là cực kỳ quan trọng.

Để từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm, cần thực hiện những việc gì? Ngoài việc áp dụng các luật và hình phạt của Chính phủ và Nhà nước để đối phó với những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chúng ta cần phải hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm trong bản thân mỗi người. Thường thì một số người có thể không muốn đội mũ bảo hiểm vì mũ không đạt chuẩn thẩm mỹ hoặc không phù hợp với gu thẩm mỹ của họ, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này, các bậc phụ huynh có thể trang trí thêm một số hình dán lên mũ bảo hiểm để làm cho nó trông đẹp hơn.

Hơn nữa, để hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm, chúng ta nên luôn ghi nhớ mang theo mũ bảo hiểm khi ra đường và treo mũ ở những nơi dễ thấy, dễ cầm, ví dụ như treo ở xe hoặc để mũ ở trên tủ giày gần cửa. Việc này sẽ giúp cho chúng ta hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm dễ dàng hơn và tránh tình trạng quên không đội mũ khi ra ngoài.

Đối với trẻ em, nếu người lớn đã có thói quen đội mũ bảo hiểm, thì trẻ em cũng sẽ học theo thói quen này. Ngoài ra, để bảo vệ tính mạng và hạn chế chấn thương ở đầu, mỗi người dân cần thực hiện nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, bất kể đó là điều khiển hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe mô tô hay xe máy có thể giảm được 42% nguy cơ tử vong, tùy thuộc vào tốc độ của từng loại xe. Do đó, tất cả chúng ta, kể cả các học sinh trên ghế nhà trường, cần phải có ý thức, tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm và tuyên truyền thói quen tốt đến với mọi người xung quanh ta để bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân mình.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - mẫu 8

Trong thế giới công nghệ 4.0 ngày nay, game online hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt với sự đa dạng về thể loại cũng như chiến thuật và lối đồ họa khác nhau. Trên thực tế trò chơi điện tử ra đời nhằm giúp chúng ta có những phút giây thư giãn sau những giờ học, giờ làm căng thẳng. Tuy nhiên khi trò chơi điện tử phát triển và trở nên phổ biến thì dường như có một số bộ phận học sinh đã quá sa đà với trò chơi này và để lại những hậu quả xấu.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạo phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại: trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

Đánh giá

0

0 đánh giá