TOP 10 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào 2024 SIÊU HAY

21 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào Ngữ văn 8 ,Chân trời sáng tạo gồm 1 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào

Tài liệu VietJack

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 1

Núi lửa phun trào vừa là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú vừa là một thảm họa vì gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cuộc sống của con người. Vậy núi lửa là gì? Nguyên nhân gây ra núi lửa như thế nào? 

Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hay các hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, với các vỏ thạch quyển dịch chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun trào, một phần năng lượng đã ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, ống dẫn,  cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun trào ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham và khói.

Núi lửa được chia thành nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai cách đó là dựa theo hình dáng bao gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên và dựa vào dạng thức hoạt động chứa ba loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.

Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào. Đầu tiên, nó gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún. Ngoài ra, núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái và gây nên thảm họa sóng thần:

Bên cạnh đó, núi lửa cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Bởi các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa. Đây được coi là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.

Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa cũng là nơi thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Những ngọn núi lửa ít hoạt động thì lại cuốn hút du khách bởi việc chiêm ngưỡng những màn hơi và khói thoát ra từ các lỗ thông khí thiên nhiên trên mặt đất.

Tóm lại, ta thấy được sức ảnh hưởng lớn lao của núi lửa đến đời sống con người, đặc biệt là những người đang sống trong vùng gần núi lửa phun trào. Các tác động tự nhiên này vừa mang tới những hiểm nguy những vẫn tồn tại các mặt lợi ích đáng kể để mang lại nền kinh tế cho con người.

TOP 10 mẫu Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 2

Trong đời sống, chúng ta có thể biết đến rất nhiều hiện tượng tự nhiên thú vị. Một trong số đó có thể kể đến hiện tượng núi lửa.

Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Núi lửa khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi.

Về cơ chế hình thành, núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng. Khi càng đi sâu về phía tâm Trái Đất, nhiệt độ sẽ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên tới 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ, ngay cả các loại đá cứng nhất. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.

Việc phân loại núi lửa dựa vào nhiều tiêu chí. Xét về hình dáng có núi lửa hình chóp, núi lửa hình khiên. Còn xét về dạng thức hoạt động có núi lửa phun trào đang hoạt động (hay núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (hay núi lửa ngủ, núi lửa không còn khả năng hoạt động nữa (hay núi lửa chết). Theo Chương trình nghiên cứu Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), hiện nay đang có 47 ngọn núi lửa đang trong tình trạng “tiếp tục phun trào”. Một số quốc gia có núi lửa hoạt động như: Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Nga…

Lợi ích của núi lửa mang lại một mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tươi xốp, màu mỡ và cung cấp năng lượng địa nhiệt hoặc thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy vậy, tác hại của núi lửa gây ra lại lớn hơn. Núi lửa phun trào với dòng dung nham có thể phá hoại mọi vật, thậm chí là tính mạng của con người. Ngoài ra, núi lửa cũng gây ô nhiễm môi trường do số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, gây ra cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Các ngọn núi lửa thường hoạt động ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển. Điều đó dẫn đến việc hình thành các cột sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả.

Như vậy, núi lửa là một hiện tượng tự nhiên, mang đến nhiều lợi ích cũng như tác hại. Con người cần nắm được những kiến thức về hiện tượng này để biết cách phòng tránh và khắc phục.

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 3

Một hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và quan tâm hiện nay là hiện tượng núi lửa, hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Đây là một hiện tượng tự nhiên có từ rất lâu đời, và hiện nay không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

Các núi lửa trên Trái Đất được hình thành do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Bởi vậy mà hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên, nhưng chỉ một phần của nó mà thôi. Để dễ quản lí, người ta chia núi lửa thành từng nhóm dựa theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như nếu dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Còn nếu dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

Đi liền với núi lửa, là hiện tượng núi lửa phun trào. Như chúng ta đã biết về nguyên nhân hình thành của núi lửa. Bản chất của chúng là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Mà ở dưới các mảng kiến tạo là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lu· khổng lồ. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài một cách mạnh mẽ do bị dồn nén bấy lâu nay.

Với cơ chế hoạt động như vậy, núi lửa đem đến những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống của con người. Dòng dung nham của núi lửa có nhiệt độ cao, nung chín mọi thứ nó đi qua với tốc độ nhanh chóng. Nguy hiểm hơn nữa là tro núi lửa, bởi chúng tạo thành một khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí vì tuy là tro nhưng chúng vẫn giữ nhiệt độ cao do nằm sâu trong núi lửa. Đặc biệt khi tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hê hấp của con người.

Tuy nhiên bên cạnh đó, núi lửa và hoạt động phun trào của nó vẫn đem lại những lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Đặc biệt, chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.

Bản thân hiện tượng núi lửa vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn bao quát về hiện tượng tự nhiên này

TOP 10 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 4

Hiện tượng núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất hoặc ở một hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, các vỏ thạch quyển di chuyển trên lớp chất khoáng nóng chảy.

Núi lửa là gì đã có câu trả lời rõ ràng, vậy, nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì? Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.

Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào.

Gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún.

Núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: Dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham.

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 5

Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.

Nguyên nhân hình thành núi lửa: Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng. Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. Ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

TOP 10 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 6

Magma thực chất là các loại đất đá bị nóng chảy do tác động của nhiệt độ cao sâu dưới lòng đất. Những vật chất tạo nên magma thường chứa rất nhiều khí hòa tan. Lượng khí này được giữ lại trong magma do áp suất của chúng nhỏ hơn so với áp suất của đất đá xung quanh. Tuy nhiên một khi sự cân bằng này bị thay đổi, áp suất trong magma lớn hơn sẽ làm cho lượng khí hòa tan thoát ra ngoài và tạo nên những bong bóng khí trong magma (tình trạng mất cân bằng xảy ra khi magma di chuyển đến nơi có áp suất thấp hơn hoặc khi bị nguội đi). 

Và khi magma có chứa nhiều bọt khí nhỏ như vậy thì tỉ trọng của chúng sẽ thấp hơn rồi dần được đẩy lên trên sau đó thoát ra ngoài. Khi lượng magma quá lớn, chúng sẽ phun trào ồ ạt. Đó chính là hiện tượng magma phun trào hay còn gọi là núi lửa phun trào. Để dễ dàng hình dung hơn, bạn có thể thử lắc mạnh chai cô ca hoặc các loại nước ngọt có ga khác rồi mở nắp ra. Lượng bọt khí trong chai sẽ thoát ra, kéo theo một phần cô ca tràn ra ngoài. Đây chính xác là những gì xảy ra trong lòng núi lửa khi phun trào.

Tình trạng phun trào núi lửa sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như môi trường xung quanh. Những hậu quả này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống con người xung quanh và sâu xa hơn là cả nhân loại trong tương lai. Cụ thể:

- Trong quá trình phun trào, magma sẽ cọ xát vào vách họng núi lửa, gây ra các trận động đất cũng như những hiện tượng trượt lở đất, nứt, sụt lún,….

- Dung nham nóng chảy tràn ra mặt đất với số lượng lớn sẽ hủy diệt hoàn toàn hệ động thực vật cũng như con người ở khu vực xung quanh, làm suy giảm tài nguyên sinh học,….

- Núi lửa hoạt động ở đáy biển là một trong những nguyên nhân tạo nên thảm họa sóng thần.

- Khi núi lửa phun trào, một lượng lớn khí lưu huỳnh cũng sẽ thoát ra và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tro bụi từ vụ phun trào sẽ che khuất mặt trời và làm giảm nhiệt độ khu vực bên dưới, gây ra hiện tượng mùa đông núi lửa cực kỳ khủng khiếp.

TOP 10 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 7

Hiện tượng núi lửa, với tên gọi đầy đủ là hiện tượng núi lửa phun trào. Đây là một hiện tượng thiên nhiên vô cùng nguy hiểm, nhưng không xảy ra thường xuyên. Do đó không nhiều người tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này.

 Núi lửa phun trào bắt đầu xuất hiện từ khi Trái Đất mới hình thành. Bản thân các ngọn núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo của Trái Đất. Do đó, hầu hết các ngọn núi lửa thường nằm sâu ở dưới mặt biển, một số ít mới hiện diện trong tầm mắt con người. Miệng núi lửa là một cái miệng hở, thông thẳng xuống lòng núi. Bên trong lòng núi lửa là một khoảng rỗng, dẫn xuống dưới các mảng kiến tạo. Đó là nơi có nhiệt độ vô cùng cao, càng đi sâu sẽ lại càng tăng thêm nữa. Nơi cao nhất có thể đạt đến 6000 độ C. Trạng thái đó làm cho lòng núi lửa luôn trong tình trạng thiêu đốt hừng hực. Nhiệt độ cao làm lòng núi giãn nở ra, tạo thành một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng khổng lồ. Vòi khóa cái lò magma này là sự cân bằng giữa áp lực trên bề mặt trái đất và áp lực bên trong núi lửa. Khi đó, núi lửa sẽ ngủ say, trở thành một ngọn núi đơn thuần. Nhưng khi sự cân bằng đó bị phá vỡ, thì hiện tượng núi lửa phun trào sẽ xảy ra. Toàn bộ dung nham nóng bỏng bên trong bị phun ra ngoài qua miệng núi lửa. Kéo theo đó là tro núi lửa bay ngập trời. Chúng tạo ra một khung cảnh như địa ngục với nhiệt độ nóng bỏng, tro bụi dày đặc, dung nham thiêu đốt hết mọi thứ mà nó đi qua. Một ngọn núi lửa phun trào có thể khiến cả một thành phố chịu tàn phá nặng nề. Chính vì vậy, mà các nhà khoa học đã dành thời gian tìm kiếm và nghiên cứu các ngọn núi lửa, nhằm dự đoán chính xác thời gian nó phun trào, để tiến hành sơ tán người dân. Bản thân núi lửa sau khi phun trào sẽ góp phần giúp thổ địa ở khu vực đó màu mỡ hơn, đem lại năng suất trồng trọt cao hơn, nên nó không hoàn toàn là có hại.

Vì núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên do các hoạt động phía dưới lớp vỏ Trái Đất nên con người không thể can thiệp được. Do đó, nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này là một điều quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống.

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 8

Một trong những hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý và quan tâm lớn hiện nay là núi lửa, hay còn được biết đến như hiện tượng núi lửa phun trào.

Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên đã tồn tại từ rất lâu và hiện nay không xảy ra thường xuyên trên khắp Trái Đất, tập trung chủ yếu ở một số khu vực cụ thể. Núi lửa, ở bản chất, là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất, có hình dáng giống như một quả núi rỗng ruột với phần ngọn núi giống như cái miệng của một hố sâu. Chúng có thể tồn tại độc lập hoặc kết hợp với nhau để tạo thành dãy núi lửa.

Các núi lửa trên Trái Đất hình thành do lớp vỏ bề mặt của hành tinh bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi lên trên lớp phủ phía dưới với nhiệt độ cao và mềm dẻo hơn. Điều này dẫn đến việc xuất hiện các ngọn núi lửa ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và khoảng trống bên trong thân núi lửa là kết quả của sự chênh lệch giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Chủ yếu, núi lửa nằm dưới mặt biển, và chỉ một phần nhỏ của chúng mới nổi lên trên mặt nước.

Để tối ưu hóa quản lý, núi lửa được phân loại thành từng nhóm dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Hình dáng của núi lửa có thể chia thành núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên, trong khi dựa vào dạng thức hoạt động, chúng có thể là núi lửa thức, núi lửa ngủ, và núi lửa chết.

Khi liên kết với núi lửa là hiện tượng núi lửa phun trào. Điều này đặt ra câu hỏi về nguyên nhân tạo nên núi lửa. Núi lửa, theo bản chất, là những khe hở giữa các mảng kiến tạo, nằm dưới lớp phủ rất nóng và ngày càng nóng hơn khi đi sâu xuống, có thể lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đá và đất bên trong núi lửa bị nóng chảy và nở ra, tạo ra áp lực mạnh khiến ngọn núi đẩy lên và tạo ra một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá trên cùng không còn cân bằng, núi lửa phun trào mạnh mẽ qua miệng núi, đưa ra bên ngoài môi trường dung nham, tro núi lửa và khói.

Qua cơ chế hoạt động này, núi lửa mang lại nhiều tác động tiêu cực cho cuộc sống con người. Dòng dung nham nóng chảy có thể nung chảy mọi thứ trên đường đi, và tro núi lửa tạo thành một khối khói lớn có thể bay xa và tồn lâu trong không khí, gây ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển trên bầu trời và làm ô nhiễm không khí. Đặc biệt, khi tro núi lửa lắng xuống và kết hợp với không khí, nó có thể bám vào các bề mặt và gây tổn thương nặng nề cho hệ hô hấp của con người.

Mặc dù những tác động tiêu cực này, núi lửa và hoạt động phun trào vẫn mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ vào sự đẩy lên của lớp khí quyển. Điều này giúp tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và cung cấp nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, đất đai gần khu vực núi lửa thường trở nên tơi xốp và màu mỡ, tạo điều kiện tốt cho nông nghiệp và canh tác.

Nói chung, hiện tượng núi lửa vừa mang đến những tác động tiêu cực, vừa tạo ra những lợi ích cho môi trường và cuộc sống con người. Sự đối lập giữa những yếu tố này đặt ra một góc nhìn phức tạp và đa chiều về hiện tượng tự nhiên này.

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào - Mẫu 9

Trong cuộc sống, chúng ta tiếp xúc với vô số hiện tượng tự nhiên đặc sắc, và một trong những điển hình có thể kể đến là hiện tượng núi lửa.

Núi lửa không chỉ là một vết đứt gãy trên lớp vỏ trái đất mà còn là nguồn phong phú của dung nham, tro núi lửa và khí tự do thoát ra môi trường. Điều đặc biệt ở núi lửa so với núi thông thường là sự xuất hiện của miệng ở đỉnh, nơi khoáng chất nóng chảy, với nhiệt độ và áp suất cao, sẽ phun ra ngoài qua miệng núi trong các chu kỳ khác nhau.

Về cơ chế hình thành, núi lửa xuất phát từ nhiệt độ cực cao ở dưới bề mặt Trái Đất. Khi chúng ta di sâu vào tâm Trái Đất, nhiệt độ gia tăng. Khoảng 20 dặm dưới lòng đất, nhiệt độ có thể đạt đến 6000 độ C, làm tan chảy mọi thứ, kể cả những loại đá cứng nhất. Sự nóng chảy này khiến đá mở rộng và cần nhiều không gian hơn. Ở một số khu vực, dãy núi được tạo lên do đất đá liên tục được đẩy lên. Áp suất ở dưới những ngọn núi này không lớn, tạo nên một hồ chứa đá nóng chảy hay mắc ma ở dưới. Đá nóng chảy tiếp tục được đẩy lên và tạo ra những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong hồ mắc ma lớn hơn áp lực từ lớp đá phía trên, mắc ma sẽ phun lên và hình thành núi lửa.

Việc phân loại núi lửa có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Xét về hình dáng, có núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Nếu xét về dạng thức hoạt động, có núi lửa đang hoạt động (gọi là núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (gọi là núi lửa ngủ), và núi lửa không còn hoạt động (gọi là núi lửa chết). Theo Chương trình nghiên cứu Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), hiện có 47 ngọn núi lửa đang ở trạng thái "tiếp tục phun trào". Một số quốc gia có núi lửa hoạt động nổi tiếng bao gồm Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Nga và nhiều quốc gia khác.

Lợi ích của núi lửa không chỉ là một mỏ khoáng sản phong phú, tạo ra đất đai tươi xốp và màu mỡ mà còn cung cấp nguồn năng lượng địa nhiệt và thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, tác hại của núi lửa là không nhỏ. Dòng dung nham nóng chảy có thể gây thiệt hại cho mọi vật thể và thậm chí đe dọa tính mạng của con người. Hơn nữa, núi lửa gây ô nhiễm môi trường do lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt phun trào, gây cháy rừng, thay đổi môi trường sinh thái và làm giảm nguồn lợi tự nhiên. Những ngọn núi lửa thường hoạt động dưới biển hoặc xung quanh biển, tạo ra cột sóng cao gọi là sóng thần. Sóng thần này có thể tràn qua đại dương và tấn công đất liền, gây hậu quả nặng nề.

Nhìn chung, núi lửa không chỉ là một hiện tượng tự nhiên thuận tiện, mà còn đồng thời mang lại nhiều lợi ích và tác hại đồng thời. Sự hiểu biết về hiện tượng này giúp con người tự bảo vệ và đối mặt với những thách thức mà núi lửa đặt ra.

Đánh giá

0

0 đánh giá