TOP 10 bài Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ 2024 SIÊU HAY

6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ Ngữ văn 8 ,Chân trời sáng tạo gồm 2 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ

Đề bài: Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tự do "Đợi mẹ" của Vũ Quần Phương

Tài liệu VietJack

Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ (mẫu 1)

Một trong những tình cảm đáng quý nhất chính là tình mẫu tử. Bởi vậy, có rất nhiều tác phẩm viết về tình cảm này, trong đó có bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương:

“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng

Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen
Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”

Khi còn thơ bé, mỗi người đều đã từng chờ đợi, mong ngóng mẹ trở về. Cảm giác thấp thỏm, ngóng chờ có lẽ đã quá quen thuộc. Và em bé trong bài thơ cũng vậy, em đang chờ mẹ đi làm về. Khi trời tối, màn đêm bao trùm lấy vạn vật. Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Nhưng mẹ vẫn chưa đi làm về. Em bé chỉ biết ngồi nhìn ra cánh đồng phía xa.

Hình dáng của mẹ như lẫn dần vào cánh đồng. Mẹ vẫn đang vất vả lao động trên cánh đồng vì cuộc sống mưu sinh. Bóng tối dần ùa về kéo theo nỗi sợ hãi quẩn quanh tâm hồn đứa trẻ. Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, căn nhà cũng thật trống trải.

Em bé ngóng chờ tiếng bước chân quen thuộc vang lên. Nhưng bước chân đó vẫn đang “ì oạp” nơi đồng xa. Từ “ì oạch” gợi ra sự nặng nhọc, vất vả của mẹ. Đôi chân của mẹ đang phải lội trên cánh đồng mênh mông là nước. Đọc đến đây, có lẽ, mỗi người đều cảm thấy xúc động nghẹn ngào và thương mẹ biết bao.

Dường như, việc chờ đợi mẹ về đã trở thành một thói quen, bởi vậy mà nó đã đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.

Bài thơ “Đợi mẹ” với dung lượng ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị và giọng thơ tự nhiên nhưng đã thể hiện được tình cảm mẫu tử đẹp đẽ. Cùng với đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.

Như vậy, Đợi mẹ của Vũ Quần Phương là một trong những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử. Bài thơ đã gợi cho người đọc thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ.

TOP 10 bài Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ (mẫu 2)

Tình cảm mẫu tử là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Trong đó, bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc.

“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng

Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen
Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”

Hình ảnh của nhân vật “em bé” trong bài thơ có lẽ đã quá quen thuộc. Chắc hẳn, khi còn nhỏ, ai cũng đều đã từng ngồi đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Cảm giác thấp thỏm, mong ngóng khi phải chờ đợi có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi người. Trong bài thơ, tác giả đã xây dựng không gian, thời gian một cách cụ thể. Trời đã tối, vạn vật đều nghỉ ngơi sau khi kết thúc một ngày. Nhân vật “em bé” đang ngồi nhìn ra ruộng lúa ở xa, chờ mong bóng dáng của mẹ. Nhưng mẹ vẫn chưa về.

Em bé đã nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng chưa nhìn thấy mẹ. Hình như, mẹ vẫn đang làm việc trên cánh đồng ngoài kia. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ chìm trong tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Vì cuộc sống mưu sinh, người mẹ đã phải vất vả làm việc.

Mẹ chưa về, nên bếp chưa lên lửa. Mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. Nhưng bước chân đó vẫn đang “ì oạp” trên cánh đồng. Từ tượng thanh “ì oạp” đã gợi ra từng bước chân khó nhọc của mẹ.

Khi mẹ trở về, cũng là lúc em bé đã ngủ, nhưng vẫn còn mong ngóng mẹ. Hình ảnh “mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” thật độc đáo, cho thấy được tình cảm yêu thương thắm thiết, gắn bó.

Tác giả không sử dụng quá nhiều câu chữ, lời thơ giản dị, tự nhiên và ngôn từ giàu sức gợi. Từ đó, bài thơ mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc.

Có thể thấy rằng, bài thơ “Đợi mẹ” đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ, hiểu hơn về tình mẫu tử thiêng liêng.

Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ (mẫu 3)

Cuộc sống tần tảo mưu sinh, cơm đủ ba bữa quần áo tinh tươm, đó là những hi sinh mà người mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. Mẹ có thể tất bật sớm chiều nhưng mẹ không cho phép điều đó xảy ra đối với con. Bài thơ “đợi mẹ” cũng vậy Vũ Quần Phương đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện vô cùng sâu sắc qua từng câu chữ trong bài, để cho người đọc thấy được cảm xúc của mình cũng tồn tại như bài thơ trên.

Đứa con ngoan đứa con không đòi hỏi, là con thảo con ngồi ngóng mẹ từ xa. Hình ảnh em bé trên cũng vậy, dù tuổi nhỏ nhưng nhận thức không nhỏ. Đọc câu thơ dưới đây ta thấy tình cảm mà em bé dành cho người mẹ của mình to lớn đến nhường nào “em bé nhìn vầng trăng”, trăng đã lên trời đã tối nhưng người mẹ vẫn chưa về. Sự chờ đợi đó cho thấy cách người mẹ này đã dạy dỗ em bé lớn khôn theo từng ngày là dấu ấn thành công của quá trình giáo dục người con. Ngoài những vất vả trong việc hình thành nhân cách của một con người, người mẹ ở đây còn lam lũ với công việc “lẫn trên cánh đồng, đồng lúa lẫn vào đêm” là hình ảnh của sự khó khăn, sự cố gắng vô cùng cao thượng của người mẹ. Người mẹ lúc này nhỏ bé hơn bao giờ hết, mẹ bị bao quanh bởi sự to lớn của những đồng lúa bạt ngàn, đồng thời đó cũng là hình ảnh tượng trưng cho những vất vả của bao người nông dân khác, quá trình vất vả để tạo nên hạt gạo cho ngày hôm nay. Sự cố gắng đó không chỉ là những đối lập giữa con người với không gian lao động, mà sâu bên trong sự cố gắng đấy là chuỗi thời gian làm việc không ngừng nghỉ, tận dụng trời tối râm mát để tránh những cái nắng nóng của mùa hè. Hình ảnh mẹ tái hiện trên những câu thơ trên đã khiến trái tim của biết bao độc giả lay động và nghĩ về người mẹ của mình và đó cũng chính là chi tiết đắt giá tạo nên thành công cho tác phẩm “đợi mẹ”.

Hình ảnh người mẹ tất bật từ sáng đến tối có lẽ đã lay động trái tim em bé trong bài thơ trên. Cách em bé ngồi đợi mẹ cũng là hình ảnh lay động độc giả. Đom đóm bay ngoài ao cũng đã bay vào nhà, mẹ đi ngoài ruộng nhưng mẹ vẫn chưa về. Tác giả như sốt ruột thay cho em bé vừa lo lắng cho mẹ vừa một mình chờ đợi giữa sự trống trải của căn nhà. Một lần nữa ta lại thấy hình ảnh em bé vô cùng thuần khiết mà ngoan ngoãn, thay vì đi chơi bé ở nhà đợi mẹ. Còn người mẹ thì lại hi sinh quá đỗi là cao cả, sáng đến tối chỉ tất bật trong vòng xoay của cánh đồng.

“Dạy con từ thuở còn thơ” người mẹ đã thành công với nhiệm vụ cao cả đó, còn nhiệm vụ của người con là trân quý tình cảm này thì cũng đã thể hiện vô cùng chân thành. Vũ Quần Phương đã gửi gắm tiếng nói của mình vào bài thơ thay như một lời cảm ơn sâu sắc đến người mẹ của mình, qua đó đoạn thơ nói riêng tác phẩm “đợi mẹ” nói chung cũng nhắn nhủ con người về tình mẫu tử là món quà vô giá.

TOP 10 bài Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ (mẫu 4)

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ”, có lẽ hình ảnh người mẹ đi cùng với những gian truân vất vả đã thẫm đẫm trong trái tim của biết bao người con. Mẹ là tia nắng, mẹ là hạt mưa, đặc biệt mẹ là chỗ dựa vững chắc cho những tấm thân yếu mềm. Hình ảnh người mẹ trong tác phẩm “đợi mẹ” đã được Vũ Quần Phương phác họa một cách chân thực nhất để đem lại cảm xúc cho biết bao độc giả khi suy ngẫm về tác phẩm này.

Đợi mẹ đi chợ về, đợi mẹ mua những món đồ chơi cho, có thể đó được coi là hình ảnh chân thực của cuộc sống thuở ấu thơ với những em bé ngày xưa. Đối với đợi mẹ của Vũ Quần Phương em bé trong tác phẩm này không đợi mẹ qua những món quà, không đợi mẹ khi đi chợ về, em bé ở đây chân thực lắm! Đợi mẹ đi làm về, đợi mẹ trong căn nhà trống trải đợi mẹ khi đom đóm đã lên đèn. Dường như em bé ở đây tuổi còn nhỏ nhưng nhận thức không nhỏ, em biết mẹ đi làm vất vả, trời đã tối khuya nhưng vẫn chưa về hình ảnh ngồi đợi đó như một động lực lớn, động lực để chào đón mẹ đi làm về. Hình ảnh người mẹ như đại diện cho biết bao bà mẹ Việt Nam khác vậy, cần mẫn, chăm chỉ, không ngại không gian và thời gian sẵn sàng làm lụng tất cả để đem lại lợi ích cho người con thân yêu của mình. Mẹ lẫn trên cánh đồng, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp Vũ Quần Phương đã hình tượng hóa những gian lao đấy qua không gian bao la của cánh đồng, qua hình ảnh em bé nghe thấy tiếng bàn chân mẹ từ xa. Em bé hiểu chuyện lắm! Vì cái hiểu chuyện đấy khiến bao độc giả như chìm trong niềm thương cảm này. Còn người mẹ thì hiểu sứ mệnh làm mẹ của mình cũng tạo nên giá trị của sự hi sinh để bao người con ngoài kia cần hiểu thấu. Cả hai cùng thấu hiểu tạo nên giá trị nhân văn của tình mẫu tử thiêng mà bao người hằng mong ước.

Bài thơ “đợi mẹ” của Vũ Quần Phương đã chiếm chọn trái tim của biết bao độc giả. Thương cảm, được tri ân, được vỗ về, được trân trọng giá trị khi còn mẹ và khi mẹ có con, những phương diện đó như được Vũ Quần Phương dùng sợi dây kết nối, lôi kéo trọn vẹn tình cảm của người đọc dành cho tác phẩm. Có lẽ “đợi mẹ” đã, đang và sẽ tiếp tục truyền được ngọn lửa thiêng liêng của tình mẫu tử đến với vô vàn bạn đọc.

Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ (mẫu 5)

Đợi mẹ là một bài thơ đậm chất trữ tình của nhà thơ Vũ Quần Phương. Lời bài thơ cũng là mạch suy nghĩ, cảm xúc của người con khi chờ mẹ của mình đi làm về. Đó là nỗi nhớ, là sự mong chờ, là tình yêu thương nồng ấm dành cho mẹ. Tình cảm ấy đong đầy, không gì có thể đong đếm được, nên nhà thơ đã khéo léo chọn thể thơ tự do không có bất kì quy luật nào để khắc họa. Trong bài thơ, sự ngóng chờ tha thiết của bạn nhỏ được thể hiện qua điệp ngữ “em bé nhìn”. Hành động ấy lặp đi lặp lại nhiều lần, cho thấy bạn nhỏ rất mong được gặp mẹ. Bạn nhỏ chờ mẹ từ khi trời còn sáng, cho đến khi trăng đã lên cao, đến khi lúa đã lẫn vào trong bóng tối. Thiếu bóng mẹ, ngôi nhà lạnh lẽo, im lắng lạ kì. Sự trống vắng của ngôi nhà chính là hiện thân của sự cô đơn, lạnh lẽo trong lòng người con. Mặc kệ mọi thứ diễn ra xung quanh, bạn nhỏ đã chờ mẹ đến khi ngủ thiếp đi, và cả trong giấc mơ, bạn nhỏ vẫn tiếp tục chờ mẹ của mình. Không một câu thơ nào nói rằng bạn nhỏ yêu mẹ. Nhưng chính hình ảnh bạn nhỏ ấy tha thiết mong chờ mẹ trở về ấy đã gián tiếp nói lên tình cảm thiêng liêng, chân thành mà đứa trẻ dành cho mẹ của mình. Tình cảm ấy hóa thân thành hành động, đi cả vào trong tiềm thức của cậu. Có thể nói, bài thơ Đợi mẹ thực sự đã chạm đến trái tim người đọc một cách sâu sắc bằng những hình ảnh bình dị nhất.

TOP 10 bài Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ (mẫu 6)

Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là bài thơ viết theo thể thơ tự do mà em ấn tượng nhất. Bài thơ với các câu thơ dài ngắn bất đồng, không theo một quy luật cố định nào. Đặc biệt, có những câu thơ còn được tạo nên từ hai câu ngắn. Đặc điểm thú vị đó đã khiến bài thơ đồng nhất với mạch cảm xúc phập phồng của người con khi đang chờ mẹ về. Sự gắn kết giữa những dòng thơ với thủ pháp gieo vần lưng, đã nối các cung bậc cảm xúc ấy lại, tạo thành một dải nối liền. Nhân vật trữ tình là một em bé, đang chờ mẹ đi làm đồng chưa về. Điệp ngữ “em bé nhìn” xuất hiện ba lần đã khắc họa rõ hành động của em. Em đang chờ mẹ, chờ sự xuất hiện của mẹ từ các hướng xung quanh mình. Đầu tiên em nhìn lên cao, nhìn vâng trăng nhưng không thấy mẹ. Rồi em nhìn ra ra trước mặt, xa xắm - đó là cánh đồng lúa, nhưng nó đã lẫn vào bóng tối rồi nên em chẳng thấy mẹ. Cuối cùng em nhìn vào trong nhà, nơi vốn phải ấm áp nay lại lạnh lẽo trống trải, bởi mẹ vẫn chưa về, nên bếp lửa còn chưa nhen. Dường như, cả trăng, cả cánh đồng, cả bếp lửa và cả đom đóm đều cùng em bé nhớ mẹ. Tất cả nằm im, không làm gì cả, chỉ ngồi đó và khắc khoải chờ mẹ mà thôi. Cuối cùng, nỗi nhớ ấy đã được bộc bạch trực tiếp qua hình ảnh “chờ tiếng bàn chân mẹ”. Trời đã tối quá rồi, em không thể nhìn thấy dáng mẹ bằng mắt trong đêm đen, nên chuyển sang ngóng đợi tiếng bàn chân của mẹ. Đó là âm thanh mẹ đang lội bùn ì oạp ở đồng xa. Cuối bài thơ, người mẹ đã trở về nhà nhưng con đã ngủ quên mất. Người con ngủ say rồi nhưng vẫn còn chờ mẹ. Sự chờ đợi ấy đi theo em cả vào giấc mơ, ngự trị trong tâm trí non nớt của em. Chính vì vậy, mà tác giả đã hoán dụ hình ảnh người con trong “nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Qua bài thơ Đợi mẹ, em cảm nhận được tình yêu thương thuần khiết và sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Dù trời đã tối, dù xung quanh có những sự vật tươi đẹp như trăng non, đom đóm, hoa mận… thì em vẫn chỉ chăm chú đợi mẹ về. Mẹ là tất cả yêu thương, là tất cả nỗi mong chờ, là cả thế giới của em. Tình mẫu tử đã hiện lên qua bài thơ thiêng liêng như thế đó.

TOP 10 bài Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ 2023 SIÊU HAY (ảnh 4)

Cảm nghĩ bài thơ Đợi mẹ (mẫu 7)

Có thể nói tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng đủ sức lay động trái tim của mỗi con người. Sâu thẳm bên trong trái tim của mỗi người, hình ảnh người mẹ kính yêu luôn luôn hiện hữu và khắc ghi dấu ấn. Và thứ tình cảm sâu lắng ấy đã được nhà thơ Vũ Quần Phương khắc họa chân thực và rõ nét trong bài thơ “Đợi mẹ” của mình.

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua câu chuyện muôn thuở thời ấu thơ đợi mẹ về. Cảm giác thấp thỏm mong ngóng mẹ đi chợ, đi làm về. Và với em bé trong bài thơ Đợi mẹ cũng vậy. Trời đã vào tối, nhịp sống ồn ào, náo nhiệt ban ngày đã dừng lại. Dần nhường chỗ cho những hoạt động của ban đêm. “Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Ấy thế mà mẹ vẫn chưa đi làm về. Mẹ vẫn hì hụi làm việc tần tảo ngoài đồng xa. Mẹ cùng cánh đồng lẫn vào màn đêm.

Phải nói rằng hình ảnh người mẹ tần tảo trên cánh đồng trong trời đêm gợi lên trong tâm trí người đọc bao nỗi niềm day dứt. Người mẹ nào cũng thương con, người mẹ nào cũng muốn được trở về nhà với đứa con của mình. Thế nhưng bởi cuộc sống mưu sinh ngoài kia, vì con vì cái, mẹ phải cặm cụi sớm hôm, vất vả lo lắng cuộc sống cho đứa con thơ của mình.

Bóng tối dần ùa về kéo theo nỗi sợ hãi quẩn quanh tâm hồn đứa trẻ. Vì mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, vì mẹ chưa về nên căn nhà trống trải. Bởi thế mà niềm mong mỏi bước chân của mẹ càng được dâng lên. Em mong ngóng mẹ về với em. Vậy mà đáp lại sự ngóng trông ấy vẫn là bước chân “ì oạp” nơi đồng xa. Một bước chân nặng nề, khó nhọc của mẹ khi phải lội trên cánh đồng mênh mông là nước. Hình ảnh ấy làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Cảm nhận sâu sắc từng vần thơ, người đọc sẽ khó thể nào kìm nén được xúc động. Thấu hiểu nỗi nhọc nhằn cùng tấm lòng yêu thương con của mẹ.

Có lẽ việc đợi mẹ đã như một điều hiển nhiên trong tâm trí đứa trẻ. Đến mức ngày nào em cũng mong ngóng mẹ về như thế. Làm cho “nỗi đợi” của em đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.

Thơ ca là phương tiện truyền tải cảm xúc, là sợi dây gắn kết những xúc cảm chân thực mà tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc. Bài thơ “Đợi mẹ” tuy không dài, lời thơ giản dị, tự nhiên thế nhưng cũng đủ sức chạm tới những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. Thông qua sự mong ngóng đợi mẹ của em bé, nhà thơ muốn người đọc cảm nhận được tình yêu thương của người con đối với đấng sinh thành đồng thời là tình mẫu tử thiêng liêng ngút trời. Thêm vào đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá