Khai thác hình 2.1 và thông tin trong mục, hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp

2.2 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 14 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Video bài giải Lịch sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII - Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 14 Lịch Sử 8: Khai thác hình 2.1 và thông tin trong mục, hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Khai thác hình 2.1 và thông tin trong mục, hãy nêu nguyên nhân sâu xa

Trả lời:

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

Lý thuyết Tình hình nước Pháp trước cách mạng

* Kinh tế Pháp vào cuối thế kỉ XVIII:

- Nước nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển chậm so với Anh.

- Canh tác thô sơ, năng suất thấp, đói kém thường xuyên xảy ra, nhiều đất bỏ hoang.

- Có máy móc và trung tâm công nghiệp, các hải cảng sôi động.

- Quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội kìm hãm sản xuất công nghiệp, hạn chế tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất.

* Chính trị, xã hội Pháp nửa sau thế kỉ XVIII:

- Chế độ quân chủ chuyên chế khủng hoảng.

- Vua Lu-i XVI nắm mọi quyền hành.

- Quan lại tham nhũng gây khó khăn cho dân số.

- Xã hội phân thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ ba. 

+ Quý tộc và Tăng lữ có đặc quyền, miễn thuế, nắm quyền lực cao nhất.

+ Giai cấp tư sản dẫn đầu Đẳng cấp thứ ba, không có quyền lực chính trị.

+ Nông dân và bình dân thành thị chiếm hơn 90% dân số, chịu bóc lột.

* Về tư tưởng:

- Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII đả phá phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng.

- S. Mông-te-xki-ơ chủ trương hạn chế quyền vua, bảo vệ tự do công dân.

- Ph. Vôn-te chủ trương xây dựng chính quyền quân chủ, bảo vệ quyền tín ngưỡng và tư hữu.

- G. G. Rút-xô cho rằng phải xoá bỏ nền quân chủ, thành lập cộng hoà.

- Nợ vay của tư sản khiến nhà vua tăng thuế, đời sống dân càng cơ cực.

- Ngày 14 - 7 - 1789, cách mạng Pháp bùng nổ do đấu tranh chống phong kiến.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (ảnh 1)

Mục lục nội dung
2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp
3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Đánh giá

0

0 đánh giá