TOP 10 Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền 2024 SIÊU HAY

2.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền Ngữ văn 11 Cánh Diều gồm 9 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 12 - 15 dòng nêu suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền.

Tài liệu VietJack

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 1

Tác phẩm “Kép Tư Bền” của Nguyễn Công Hoan là một tác phẩm hiện thực được ra đời trong bối cảnh Việt Nam đương thời dưới chế độ thực dân và phong kiên trước cách mạng tháng Tám. Khi đó, chúng ta đang chịu sự cai trị của thực dân Pháp nên đất nước ít nhiều có ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Pháp, điển hình là sự du nhập của một số ngành nghề tiêu biểu của văn hóa Pháp như nghề hát bội, diễn kịch. Qua bối cảnh đó cùng việc miêu tả cuộc đời nhân vật Kép Tư Bền, tác giả đã nêu ra một hiện thực xã hội tàn khốc khi đó. Vốn là một người luôn vui vẻ và thành cồn trong công việc nhưng một sự kiện kinh khủng đã ập xuống người anh, đó là cha anh bị bệnh nặng. Vừa đi làm nghề, vừa chạy vay tiền chữa bệnh, chăm sóc cha khiến anh từ một người luôn cười thành luôn buồn. Thậm chí đến ngày cha mất, anh vẫn đang trên sân khấu, mua vui cho người ta. Qua tình huống đó, tác giả đã nhấn mạnh những bi kịch sau ánh hào quang của những người nghệ sĩ cùng sự hy sinh cao cả của họ. Trước khán gả, họ luôn vui vẻ, mang lại những tiếng cười và niềm vui cho khán giả nhưng những bi kịch, buồn tủi sau sân khấu ít ai có thể biết được. Qua đó, tác giả ca ngợi sự hy sinh cao cả ấy và giúp chúng ta nhìn nhận được lại vấn đề, học cách trân trọng và lắng nghe công sức của những người nghệ sĩ. 

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 2

Kép Tư Bền là tác phẩm được viết dưới ngòi bút hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan tái hiện thành công bối cảnh hiện thực Việt Nam đương thời dưới chế độ thực dân và phong kiên trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm được viết vào năm 1933, đó là giai đoạn nước ta đang chịu ách đô hộ thực dân Pháp nên đã có sự du nhập của nền văn hóa phương Tây, nổi bật trong số đó là nghề hát bội, diễn kịch nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Lấy chất liệu từ bối cảnh đó, tác giả đã truyền tải tư tưởng của mình qua tác phẩm rất thành công với những khung cảnh chân thực của xã hội thời đó thông qua nhân vật Kép Tư Bền. Ở đó, Kép Tư Bền đã giúp mở ra cho chúng ta những suy ngẫm về sứ mệnh của các nghệ sĩ, họ đã phải hi sinh bản thân mình để cống hiến những màn trình diễn trọn vẹn. Và đằng sau những tiềng cười ròn rã, sau vầng hào quang sân khấu ấy, tác phẩm đã cho ta thấy được bi kịch khổ đau mà ít ai hiểu được, giúp chúng ta nhìn nhận lại vấn đề, suy ngẫm để từ đó biết cách lắng nghe nỗi lòng và trân trọng những người nghệ sĩ hơn.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 3

Thời điểm Nguyễn Công Hoan viết "Kép Tư Bền" cũng là lúc văn hóa xem kịch, hát bội của con người phát triển nhất. Rất nhiều rạp hát ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. Tưởng chừng như khi những phương thức giải trí mới du nhập vào xã hội sẽ giúp cho bộ mặt đời sống thay đổi. Thế nhưng nó vẫn chỉ là việc những người thuộc giai cấp đủ ăn đủ mặc đi mua cái cười vui bên ngoài cái sầu khổ của kẻ nghèo. Điều này được thể hiện rất rõ trong "Kép Tư Bền". Anh Tư Bền là một diễn viên thuộc tầng lớp dưới. Tuy nổi tiếng và được khán giả ưa thích nhưng anh cũng chỉ được xếp vào hạng những người "bán thân nuôi miệng". Vì chữa chạy cho cha nên Tư Bền lâm vào cảnh nghèo khó, bèn mượn tiền của ông chủ rạp hát. Hắn ta chính là người đại diện cho thế lực cầm quyền của xã hội lúc bấy giờ: khôn lỏi, tinh vi và bóc lột người khác. Chính hắn đã ép anh lên sân khấu trong lúc cha anh đang trong cơn nguy kịch. Từ đây, ta thấy được một xã hội mất nhân tính, dùng tiền mua vui, đày đọa con người đựng những nỗi đau khổ, bất công.

TOP 10 Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 4

Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm, trong đó có Kép Tư Bền” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Chỉ với vài nét, nhà văn đã khắc họa một tranh sống động giữa sự phân biệt cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà đồng tiền được đặt lên đầu quả tim. Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng. Các buổi kịch có anh biểu diễn rất đông khách. Nhưng hơn tháng rồi, anh không đi diễn do cha bị bệnh nặng. Ông chủ rạp kịch đến đòi tiền đã cho anh vay và dồn kép Tư Bền vào thế buộc phải nhận vai diễn mới. Trong khi đó, bệnh của cha anh ngày càng nặng hơn. Sự đối lập giữa một bên là Kép Tư Bền đang ra sức pha trò trên sân khấu với ở nhà người cha đang lạnh dần từng phần cơ thể. Đặc biệt nhất phải kể đến cảnh cuối kết thúc, anh tưởng được về phen này quyết hết nợ, quyết được về cạnh giường của cha, nhưng khán giả lại bắt diễn lại. Anh lại phải giấu bộ mặt rầu rầu để vui vẻ diễn lại cảnh cuối lần nữa. Với tác phẩm này, Nguyễn Công Hoan đều đã thành công lột tả những góc khuất, những oái oăm của cái nghề mua vui cho người khác.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 5

Nguyễn Công Hoan là một cây bút chuyên viết truyện ngắn phê phán hiện thực xã hội bất công. Trong "Kép Tư Bền", ông đã viết về một diễn viên hát bội nổi tiếng, có nhiều khán giả yêu thích. Đáng lẽ, người như thế phải có rất nhiều tiền của, sống trong hào quang và sung sướng. Thế nhưng không phải vậy, Tư Bền chỉ là một người có cha bị bệnh, phải chạy chữa khắp nơi mà bệnh ngày một nặng hơn. Nghèo đói, anh đành phải đi vay tiền ông chủ rạp hát rồi bị bắt ép nhận vai diễn mới trong khi cha anh đang trong cơn nguy kịch. Từ đó, ta thấy được sự bóc lột vô cùng khủng khiếp của tầng lớp tư sản đối với dân nghèo. Tư Bền tuy rất nổi tiếng nhưng tiền anh kiếm được đều bị chủ rạp cầm hết. Những đồng lương anh nhận được còm cõi đến mức chẳng đủ để cha anh trị bệnh. Không những bào mòn sức lao động, những kẻ hám tiền còn vô nhân tính đến mức bắt con người phải cười đùa trong khi cha mẹ ốm yếu nguy kịch. Đến nhân quyền cơ bản Tư Bền cũng không có được. Những kiếp người nghèo đói còn bị tước đoạt đi nhu cầu thể hiện cảm xúc. Từ đó, ta thấy được sự phân hóa, tương phản sâu sắc giữa hai tầng lớp trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, thấy những nỗi đau đớn, bi kịch không tên mà người dân phải chịu đựng.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 6

Với cốt truyện đơn giản đời thường nhưng tác giả Nguyễn Công Hoan đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng. Tác giả Nguyễn Công Hoan đi sâu vào số phận của Tư Bền, từ sung sướng vui vẻ đến muốn khóc cũng vẫn phải cười. Ban đầu kép Tư Bền được mọi người rất yêu mến, anh cũng vui vẻ với công việc của mình. Anh thành công trong sự nghiệp và đạt được sự công nhận của mọi người. Thế nhưng số phận chớ trêu, cha ốm anh phải vay tiền chưa bệnh cho cha, ngày cha mất anh vẫn đang gồng mình diễn kịch trên sân khấu. Qua câu chuyện của nhân vật Tư Bền, tác giả Nguyễn Công Hoan đã lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả. Đồng thời nhấn mạnh xã hội phong kiến đã đàn áp, ách đô hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ khiến cho người nghệ sĩ phải hy sinh tất cả để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn.

TOP 10 Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 7

“Kép Tư Bền” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Trong bối cảnh vui tươi rộn rã ngồn ngộn tác giả khắc họa nên nỗi bất lực đớn đau cô độc của kẻ vẽ nhọ bôi hề mang lại tiếng cười trên sân khấu kia. Chỉ vài nét chấm phá, nhà văn đã vẽ một bức tranh sống động bởi sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà đồng tiền được đặt lên đầu quả tim. Nguyễn Công Hoan dùng biến cố cha ốm nặng, để bắt đầu lát cắt đời sống kép hát của Tư Bền. Song nhà văn vẫn khéo léo dẫn dắt tình tiết rồi đẩy lên cao trào. Là khi kẻ ra sức pha trò trên sân khấu đó có một người cha đang lạnh dần từng phần cơ thể. Là khi người con hiếu thảo chẳng thể bên cha những phút cuối đời mà trong lúc đó lại phải cười và mang lại tiếng cười tiêu khiển cho bao người khác. Vì phải kiếm tiền mà kẻ nghèo không được tự do trong cả việc khóc cười, trong lúc muốn khóc lại phải cười. Chỉ bởi vì, cái cười của anh ta đã được trả tiền rồi. Nguyễn Công Hoan đều đã thành công lột tả những góc khuất, những oái oăm của cái nghề mua bán hỉ, nộ, ai, lạc… đồng thời thành công làm bật lên sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong xã hội kim tiền.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 8

Tác phẩm khép lại đã giúp cho bạn đọc mở ra nhiều suy ngẫm về sứ mệnh của người nghệ sĩ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, họ phải hi sinh bản thân để cống hiến những màn trình diễn trọn vẹn. Kép Tư Bền đã cho thấy những bi kịch sau vầng hào quang sân khấu mà ít ai hiểu được, tác phẩm khiến độc giả phải dừng lại để suy nghĩ, từ đó giúp chúng ta biết cách lắng nghe và trân trọng người nghệ sĩ nhiều hơn. Nguyễn Công Hoan viết Kép Tư Bền không chỉ là cảm tác về cuộc đời cụ Phạm Quỳnh mà còn thể hiện được tư tưởng của ông về nghệ thuật, những giọt nước mắt sau ánh đèn sân khấu ấy đã giúp cho chúng ta có cái nhìn thấu hiểu và trân trọng hơn đối với người nghệ sĩ. Tác phẩm đã sống với nhiều thế hệ độc giả bởi ý nghĩa nhân văn mà nó mang lại, cuốn sách không chỉ miêu tả những mánh khóe bốc lột vô cùng tinh vi của tên chủ gánh hát, hình ảnh đại diện cho thế lực cầm quyền của xã hội phong kiến, mà còn là sự mâu thuẫn đắng cay cuộc đời. Trái ngược với sự vui nhộn bên ngoài là cái bi kịch ẩn sâu bên trong, Kép Tư Bền là sự hi sinh cao cả của người nghệ sĩ vì họ mất đi nhiều thứ để cống hiến những tác phẩm trọn vẹn cho độc giả và cho cuộc đời.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong Kép Tư Bền - Mẫu 9

Tác phẩm “Kép Tư Bền” đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Với cốt truyện đơn giản đời thường nhưng tác giả Nguyễn Công Hoan đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng. Tác giả Nguyễn Công Hoan đi sâu vào số phận của Tư Bền, từ sung sướng vui vẻ đến muốn khóc cũng vẫn phải cười. Ban đầu kép Tư Bền được mọi người rất yêu mến, anh cũng vui vẻ với công việc của mình. Anh thành công trong sự nghiệp và đạt được sự công nhận của mọi người. Thế nhưng số phận trớ trêu, cha ốm anh phải vay tiền chữa bệnh cho cha, ngày cha mất anh vẫn đang gồng mình diễn kịch trên sân khấu. Qua câu chuyện của nhân vật Tư Bền, tác giả Nguyễn Công Hoan đã lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả. Đằng sau ánh hào quang được nhiều người tung hô, tôn trọng đó là những sự hi sinh, mất mát, phải hi sinh thời gian sự quan tâm với gia đình để cống hiến, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho công chúng. Dù trong thâm tâm, cuộc sống phải chịu những khó khăn hay lo lắng nhưng bước lên sân khấu họ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ về vai diễn của mình để không ảnh hưởng đến tác phẩm. Đồng thời nhấn mạnh xã hội phong kiến đã đàn áp, ách đô hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ khiến cho người nghệ sĩ phải hy sinh tất cả để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn. 

Đánh giá

0

0 đánh giá