Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 11 Cành Diều gồm 9 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 1
Đọc bài Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du, ta cảm nhận được sự ấm áp và đầy tính nhân đạo của tác giả dành cho những con người bạc mệnh trong xã hội. Nguyễn Du đã dùng bút vẽ lên những hoàn cảnh đau lòng của những người tài hoa như Tiểu Thanh, Thúy Kiều, để lên án sự phân biệt đối xử và áp đặt của xã hội đối với họ. Tác giả muốn truyền tải thông điệp về quyền sống và quyền được yêu thương, tôn trọng của những người tài hoa trong xã hội, điều này được thể hiện qua giọng văn đầy cảm xúc và sâu sắc của bài thơ. Cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, ta càng thêm tin tưởng vào giá trị của những tác phẩm văn học mang tính nhân văn, sâu sắc, giúp ta nhìn nhận lại những giá trị tinh thần quan trọng trong cuộc sống.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 2
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện một sự phát triển trong mạch cảm xúc của tác giả sau khi đọc truyện về Tiểu Thanh. Tác giả Nguyễn Du cảm thấy đau xót và thương cảm cho số phận của Tiểu Thanh, một tài năng thi ca đoản mệnh. Ông cũng cảm thấy tiếc nuối cho những người tài hoa và tài tử khác trong xã hội. Tác giả đã dùng lời thơ để thể hiện sự thương tiếc, xót xa với số phận bi thảm của Tiểu Thanh và cả sự đau đớn của chính mình. Bài thơ đặt ra vấn đề quan trọng về quyền sống của người nghệ sĩ và nhấn mạnh rằng những người này cần được tôn trọng và đánh giá cao vì những giá trị tinh thần to lớn mà họ đã đóng góp cho xã hội. Nguyễn Du luôn quan tâm và chia sẻ đến những người bất hạnh, đặc biệt là những người tài hoa như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Những giá trị nhân đạo sâu sắc về sự sống, tôn trọng, cảm thông và yêu thương được thể hiện rõ nét trong tác phẩm của Nguyễn Du.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 3
Độc Tiểu Thanh Kí là tác phẩm viết về cuộc đời của Tiểu Thanh. Nàng vốn là cô gái thông minh, có sắc đẹp, tài năng, thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc. Thế nhưng, cô lại phải lấy chồng từ khi 16 tuổi và thành vợ lẽ. Do cơn ghen của vợ cả mà để nàng phải ra ở riêng rồi lâm bệnh mà chết khi tuổi đời còn rất trẻ. Bài thơ là niềm thương xót của tác giả Nguyễn Du về một hồng nhan bạc phận. Đồng thời, cũng là sự thương xót với chính mình. Ông cũng là một người tài hoa, thế nhưng cuộc đời ông lại trải qua rất nhiều thăng trầm. Liệu rằng, hôm nay ông khóc cho Tiểu Thanh thì trăm năm sau người đời ai khóc cho ông? Đó cũng chính là giá trị nhân đạo xuyên suốt các tác phẩm của Nguyễn Du. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 4
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 5
"Đọc Tiểu Thanh kí" là một trong những tác phẩm xuất sắc thể hiện được tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du. Từ câu chuyện của nàng Tiểu Thanh, tác giả đã đem đến cái nhìn chân thực nhất về số phận hẩm hiu, bi kịch mà người phụ nữ phải chịu đựng. Họ cũng muốn được sống, được hạnh phúc. Thế nhưng vận mệnh đưa đẩy. Xã hội phong kiến đã tước đi những quyền cơ bản của con người. Nàng Tiểu Thanh tài hoa, xinh đẹp phải chết trong cô độc, đau buồn và bệnh tật. Các tác phẩm của nàng sau đó cũng bị đem đốt, chỉ còn sót lại vài bài. Sự thương xót, đồng cảm với Tiểu Thanh dần biến thành nỗi suy tư, đau đớn tác giả dành cho số phận mình. Đó là những "nỗi hờn kim cổ", là những vấn đề lớn của con người mà đến tận ngày hôm nay vẫn còn được đặt ra. Nguyễn Du thương người, thương mình, trăn trở về thế thái nhân tình. Qua đây, tinh thần nhân văn, nhân đạo được thể hiện vô cùng rõ ràng. Đồng thời, cho người đọc thấy rõ hơn tài năng và những tư tưởng vượt thời đại của tác giả.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 6
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 7
Nguyễn Du là một trong số những nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng nhất đối với nền văn học Việt Nam. Qua "Đọc Tiểu Thanh kí", độc giả có thể thấy rất rõ tấm lòng nhân đạo đáng quý mà ông thể hiện. Hình ảnh nàng Tiểu Thanh được xây dựng là một người con gái "tài sắc vẹn toàn". Nàng xinh đẹp, thông minh, am hiểu nhiều bộ môn nghệ thuật. Thế nhưng số phận người con gái ấy lại hẩm hiu vô cùng. Không chỉ phải đi làm lẽ từ năm 16 tuổi, nàng còn bị vợ cả ghen ghét. Để rồi, cuộc sống của nàng kết thúc khi mới chỉ 18. Sự xót thương của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh hay cũng chính là dành cho tất cả những con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Cảm xúc xót xa ấy trải dài xuyên suốt tác phẩm. Để rồi, Nguyễn Du cũng tự thương cho chính mình. Không biết rằng thời gian qua đi, liệu sẽ còn có ai trong thiên hạ này "khấp Tố Như?". Câu hỏi tu từ ở cuối như một lời ngỏ, một chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời, thế sự. Và đây cũng chính là tinh thần nhân đạo mà tác giả muốn gửi gắm. Qua đó, đặt ra vấn đề về khát vọng được sống, khát vọng hạnh phúc của con người - vấn đề mà cho đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 8
Với "Đọc Tiểu Thanh kí", Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc và quý giá. Đó là tấm lòng xót thương cho những con người nhỏ bé, tài hoa nhưng lại có số phận hẩm hiu, bi kịch. Nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn phải chịu đi làm vợ lẽ, chết trong cô đơn, bệnh tật khi tuổi còn rất trẻ. Nàng chính là đại diện cho những người phụ nữ thời phong kiến. Từ sự đồng cảm, thương xót ấy, Nguyễn Du nghĩ đến chính mình. Trong cuộc đời nhiều thăng trầm, biến chuyển, liệu rằng sẽ còn có ai nhớ đến Tố Như? Câu hỏi bỏ ngỏ đã đem đến những suy tư, chiêm nghiệm về sự chảy trôi của cuộc đời. Cho đến tận ngày hôm nay, vấn đề quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc vẫn luôn được nhắc lại. Qua đó, độc giả lại càng thấy rõ hơn giá trị nhân văn sâu sắc cùng tư tưởng vượt thời đại của nhà thơ.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí - Mẫu 9
Trong tác phẩm 'Đọc Tiểu Thanh kí', Nguyễn Du đã thể hiện một tấm lòng nhân đạo sâu sắc và quý giá. Nó là tình cảm xót thương dành cho những con người nhỏ bé, tài năng, nhưng lại phải đối diện với số phận hẩm hiu, bi kịch. Tiểu Thanh, người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, bị ép phải làm vợ lẽ từ tuổi 16, và kết thúc cuộc đời trong cô đơn, bệnh tật khi tuổi còn rất trẻ. Nàng trở thành biểu tượng cho phụ nữ thời phong kiến. Từ sự đồng cảm và thương xót đó, Nguyễn Du dẫn dắt độc giả suy ngẫm về cuộc sống, về giá trị của việc được sống, được tìm kiếm hạnh phúc. Câu hỏi về ai sẽ nhớ đến Tố Như trong tương lai đặt ra bởi tác giả làm nổi bật sự phiêu lưu và chiêm nghiệm về sự thay đổi không ngừng của cuộc đời. Những nét nhân văn sâu sắc và tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn Du được làm rõ qua tác phẩm này.
Video bài giảng Văn 11 Đọc Tiểu Thanh kí - Cánh diều