Cracking C5H12 | Cracking pentan | C5H12 ra CH4 | C5H12 ra C4H8 | C5H12 → CH4 + C4H8

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình C5H12  CH4 + C4H8 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình C5H12  CH4 + C4H8

1. Phản ứng hóa học:

    C5H12 nCH2=CH2 → (-CH2-CH2 -)n | C5H12 ra CH4 | C5H12 ra C4H8 CH4 + C4H8

2. Điều kiện phản ứng

- Xảy ra ở điều kiện nhiệt độ, áp suất và xúc tác thích hợp.

3. Cách thực hiện phản ứng

- Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp các ankan có phân tử khối nhỏ bị tách hiđro thành hiđro cacbon không no tương ứng.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp các ankan có phân tử khối nhỏ bị tách thành hiđro cacbon không no tương ứng và có khí không màu thoát ra.

5. Tính chất hóa học

- Trong phân tử C5H12 chỉ có liên kết C-C và C-H. Đó là các liên kết xích ma bền vững, vì thế C5H12 tương đối trơ về mặt hóa học: Ở nhiệt độ thường, chúng không phản ứng với axit, bazơ và chất oxi hóa mạnh (như KMnO4) ...

- Dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác, nhiệt, C4H10 tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa.

a. Phản ứng thế bởi halogen

- Khi chiếu sáng hoặc đốt nóng hỗn hợp pentan và clo sẽ xảy ra phản ứng thế lần lượt các nguyên tử hidro bằng clo. Tương tự như metan.

- C5H12 + Cl2 →C5H11Cl + HCl

- Phản ứng thế H bằng halogen thuộc loại phản ứng halogen hóa, sản phẩm hữu cơ có chứa halogen gọi là dẫn xuất halogen.

b. Phản ứng tách (gãy liên kết C-C và C-H)

Tính chất hóa học của Pentan C5H12

- Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác (Cr2O3, Fe, Pt,...), các ankan không những bị tách hidro tạo thành các hidrocacbon không no mà còn bị gãy các liên kết C-C tạo ra các phân tử nhỏ hơn.

c. Phản ứng oxi hóa

- Khi đốt, pentan bị cháy tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt Tính chất hóa học của Pentan C5H12

- Nếu không đủ oxi, pentan bị cháy không hoàn toàn, khi đó ngoài CO2 và H2O còn tạo ra các sản phẩm như CO, than muội, không những làm giảm năng suất tỏa nhiệt mà còn gây độc hại cho môi trường.

6. Bạn có biết

- Phản ứng trên gọi là phản ứng cracking ( bẻ gãy mạch cacbon).

- Nếu hiệu suất phản ứng cracking là 100% và không có quá trình cracking thứ cấp thì tổng số mol sản phẩm tăng gấp đôi so với các chất tham gia nên khối lượng phân tử trung bình giảm đi một nửa.

- Số mol ankan sau phản ứng luôn bằng số mol ankan ban đầu dù quá trình cranking có nhiều giai đoạn.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Cracking C5H12 sản phẩm thu được bao nhiêu chất?

 A. 5

 B. 6

 C. 7

 D. 8

Hướng dẫn:

Khi cracking C5H12 thu được CH4, C4H6, C2H6, C3H6, C3H8, C4H8, C5H10, H2.

Đáp án D.

Ví dụ 2: Cracking C5H12, sản phẩm thu được bao nhiêu hidrocacbon?

 A. 5

 B. 6

 C. 7

 D. 8

Hướng dẫn:

Khi cracking C5H12 thu được CH4, C4H6, C2H6, C3H6, C3H8, C4H8, C5H10 là hidrocacbon.

Đáp án C.

Ví dụ 3: Cracking 1 hiđrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm metan, etan, eten, propan, propen và buten. X là:

 A. Butan

 B. Pentan

 C. Propan

 D. Hexan

Hướng dẫn:

Trong hỗn hợp sản phẩm thu được anken nhiều C nhất là buten (C4H8) và ít C nhất là metan (CH4).

→ Hidrocacbon X có 5C và là pentan (C5H12)

Đáp án B.

8. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Ankan và hợp chất

C5H12 → C2H4 + C3H8

C5H12 → C2H6 + C3H6

C5H12 + Br2 → C5H11Br + HBr

C5H12 + 2Br2 → C5H10Br2 + 2HBr

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

CH4 + 2O2 → CO2 + H2O

CH4 + O2 → H2O + HCHO

 

Đánh giá

0

0 đánh giá