Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về bài thơ Thời gian Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 8 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Nghị luận về bài thơ Thời gian
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận về Thời gian của Văn Cao
Nghị luận về bài thơ Thời gian (mẫu 1)
Trong bài thơ “Thơ bình phương, đời lập phương”, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Cái kết tinh của vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bề sâu”.
Quả thực, những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất, tinh diệu nhất của thơ ca luôn “lắng ở bề sâu”, bề sâu của tình cảm, cảm xúc, của tư tưởng, ngôn ngữ... Nếu những gì quý giá nhất của nước biển kết tinh trong những hạt muối “lắng ở ô nề” dễ thấy thì những gì tinh túy nhất của thơ lại “đọng ở bề sâu”, bề sau, bề xa không dễ thấy, không dễ cảm, “không thể lấy mắt thường mà xem, miệng thường mà nếm được” (Hoàng Đức Lương). Đến với bài thơ “Thời gian” của Văn Cao, người đọc thêm một lần cảm nhận được sự dồn nén cô đọng của cảm xúc, của tư tưởng qua những vần thơ đầy ám ảnh, hàm súc:
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
(1988)
Cảm thức về thời gian, suy tư, cắt nghĩa về thời gian là một trong những chủ đề lớn trong văn học. Từng đã đi về trong thơ Đường nỗi sầu nhân thế mênh mang của Trần Tử Ngang: “Ai người trước đã qua/ Ai người sau chưa tới?/ Ngẫm trời đất vô cùng/ Ngậm ngùi rơi giọt lệ” trong “Đăng U Châu đài ca”, từng đã in dấu ấn một “con mắt thời gian” Xuân Diệu với nỗi băn khoăn: “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi/ Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” trong “Vội vàng”, và ngay cả “cánh chuồn trong giông bão”-nữ sĩ Xuân Quỳnh-cũng khắc khoải vì sự trôi chảy của thời gian trong tiếng thở dài thảng thốt: “Cuối trời mây trắng bay/ Lá vàng thưa thớt quá…”.
Tiếp nối mạch suy tưởng về thời gian, bài thơ của Văn Cao được chia thành hai khổ liền mạch, tạo ra một cấu tứ tương phản. Sáu câu thơ đầu là những suy tư của nhà thơ- nhạc sĩ tài danh về tác động khủng khiếp của thời gian với con người, cuộc đời:
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.
Thời gian vốn là đại lượng vô hình, vô ảnh, nhưng trong cảm nhận của Văn Cao, thời gian có thể trôi chảy, lọt “qua kẽ tay”. Câu thơ 5 chữ, gợi ra liên tưởng con người với khao khát muốn nắm giữ, cầm nắm được thời gian vĩnh viễn trong lòng bàn tay. Đằng sau khát vọng mãnh liệt ấy là nỗi đau, là sự bất lực của con người trước dòng chảy miên viễn của thời gian.
Khi “thời gian qua kẽ tay”, nó sẽ làm sự sống tàn phai, “làm khô” những chiếc lá xanh tươi giàu nhựa sống ngày nào. Nhưng tác động khủng khiếp của thời gian đâu chỉ dừng lại ở những thứ hữu hình như chiếc lá kia. Thời gian còn làm phai nhạt, làm mờ đi những giá trị vô hình nhưng rất đẹp đẽ, quý giá của đời người, ấy là kỷ niệm:
Kỷ niệm là một trong những ký ức quý giá nhất mà người ta có thể lưu giữ lại trong tâm trí về những người, những vật, những việc đã qua trong đời. Nhờ kỉ niệm, đời sống của con người không bị biến thành hư vô, không trở nên vô nghĩa. Ấy vậy mà dưới tác động của thời gian khắc nghiệt, ngay cả những giá trị tinh thần ấy cũng bị mài mòn, phai nhạt.
Khổ thơ đầu gợi ra ý niệm mang tính triết học bi quan về tác động nghiệt ngã của thời gian với con người, sự sống. Ngỡ như ta sẽ gặp lại “nỗi sầu nhân thế” ngày nào trong thơ ca, nhưng đến khổ thơ tiếp theo, Văn Cao lại cho người đọc thấy có những điều sẽ bất chấp qui luật khắc nghiệt đó của thời gian, đó là “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em”:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Điệp từ “riêng”, điệp ngữ “còn xanh” được lặp lại hai lần, như một sự khẳng định mạnh mẽ, thể hiện thái độ bướng bỉnh, thách thức chống lại tác động của thời gian. “Câu thơ”, “bài hát” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người. Chỉ có những câu thơ, bài hát ấy là đi cùng năm tháng, “nằm ngoài định luật của sự băng hoại”, “không thừa nhận cái chết”. Nghệ thuật ra đời là một trong những cách thức màu nhiệm để con người cưỡng lại sự khốc liệt của lưỡi hái thời gian.
Cùng với nghệ thuật, con người còn tìm được một thứ “vũ khí” hữu hiệu nữa để chọi lại thời gian, ấy là “đôi mắt em”:
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là biểu tượng của tình yêu. Tình yêu lại chính là cội nguồn làm nên những điều kì diệu, làm nên sự thăng hoa trong nghệ thuật. “Thế giới không có tình yêu thì mặt trời sẽ tắt” (V.Hugo). Bất chấp tất cả những đắng cay, nghiệt ngã của số phận, của thời gian, con người vẫn sáng tạo được, vì có “đôi mắt em” “như hai giếng nước” trong trẻo, tràn đầy mến thương. Đó là gì nếu không phải là sự bất tử của cái đẹp trước tác động khốc liệt của thời gian?
Thời gian làm khô những chiếc lá đời người nhưng lại làm xanh chiếc lá của thơ ca nhạc họa. Thời gian làm rơi những kỷ niệm trong lòng giếng cạn nhưng không thể làm khô đôi mắt của tình yêu như hai giếng nước ngọt lành. Với những cảm xúc, suy tư “đọng ở bề sâu” như thế, với niềm tin mãnh liệt mà sâu sắc như thế, bài thơ “Thời gian” của Văn Cao sẽ như chiếc lá mãi “còn xanh”, như sự vĩnh hằng, bất tử của Nghệ thuật - Tình yêu và cái đẹp!.
Nghị luận về bài thơ Thời gian (mẫu 2)
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
(Văn Cao)
Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân năm 1987. Lúc này nhạc sĩ / thi sĩ Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn... Dù chỉ có 7 câu, 12 dòng, 42 chữ, nhưng chất triết luận cùng những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của bài thơ đã lắng lại trong tâm hồn người đọc, gợi nhiều suy ngẫm về con người và cuộc sống, mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng.
Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình ảnh được “lạ hóa”: Thời gian qua kẽ tay – hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng! Chính vì vậy, thi nhân tự bao đời đã ngậm ngùi xa xót trước bước đi của thời gian và sự vô nghĩa của phận người... nên Nguyễn Gia Thiều đã cảm nhận đầy chua chát trong Cung oán ngâm khúc nổi tiếng của ông :
“Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”
Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được được thời gian. Triết gia Heraclite đã xác quyết: “không ai có thể tắm hai lần trên cùng dòng sông”, cuộc đời mỗi người không thể sống hai lần…Mỗi bước đi, thời gian luôn làm biến đổi từng sát na hiện hữu, sức tàn phá của thời gian là khôn lường:
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Những chiếc lá xanh rồi cũng tàn tạ theo thời gian. Những được mất trong cuộc đời rồi cũng nhạt nhòa theo năm tháng. Có chăng, cái còn lại trong cuộc đời này là giọt giọt những kết tinh kỷ niệm…những kỷ niệm – như hạt ngọc quý giá ngày càng lắng sâu trong tâm thức khi con người ngày càng chạm đến cõi vĩnh hằng. Và những kỷ niệm ấy rồi sẽ theo con người lìa xa cõi sống để sang phía bên kia miền miên viễn…mọi ái, ố, hỉ, nộ rồi cũng sẽ tan biến theo dòng chảy của thời gian… Bài thơ, vì thế, đã thức nhận cho chúng ta cái ý nghĩa nhân sinh tưởng như bình thường mà không phải ai cũng nhận biết được khi con người luôn đắm chìm trong quá nhiều tham vọng của cuộc sống…Ý niệm về thời gian trong bài thơ của Văn Cao, vì thế mang tư tưởng hiện sinh tích cực. Thông điệp toát lên từ hình tượng nghệ thuật của bài thơ mang giá trị nhân văn sâu sắc: khi nhận thức được qui luật nghiệt ngã của thời gian con người phải biết trân quý sự hiện hữu của mình. Chúng ta phải làm thế nào để mỗi phút giây hiện hữu của đời người là mỗi phút giây sống chứ không phải là tồn tại!? Câu hỏi đầy tính chất tự vấn này sẽ không bao giờ là điều xưa cũ trong tâm thức hiện sinh của nhân loại trên con đường khám phá những giá trị vĩnh hằng để vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian. Vậy những giá trị vĩnh hằng chỉ có thể là gì? Văn Cao – người nghệ sĩ đích thực, với cảm thức tinh tế trên từng bước đi của thời gian đã khẳng định một hệ giá trị mà ở đó sự tàn phá của thời gian cũng không thể làm mất đi phẩm tính của nó. Đó là:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát và đặc biệt là từ đôi mắt em. Âm hưởng bài thơ chuyển đổi bất ngờ: từ trầm buồn, u uẩn sang thanh thoát, thổn thức, mơ màng; hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng cao. Từ “riêng” được lặp đi lặp lại vừa như muốn minh định, vừa như muốn xác quyết một chân lý muôn đời không thể phủ định: Nghệ thuật và Tình yêu luôn khác biệt và luôn vượt lên mọi thứ tầm thường, tự thân nó luôn mang một sức mạnh trường tồn, vĩnh cửu bởi nó là hiện thân của cái Đẹp. Điều này quả đúng như Cyprian Norwid đã nói: “Thế giới này rốt cuộc chỉ còn lại hai thứ, chỉ hai thứ thôi: Thi ca và lòng nhân ái... không còn gì khác”...Câu kết của bài thơ để lại một dư âm da diết nhưng không bi lụy: Và đôi mắt em / như hai giếng nước… Đôi mắt em phải chăng là nơi Tình yêu bắt đầu và cũng là nơi Tình yêu mãi mãi lên ngôi…!
Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng bài thơ Thời gian của cố nhạc sĩ / thi sĩ Văn Cao vẫn nguyên xanh trong lòng bạn đọc. Độ nén, sự giản dị, hàm súc của câu chữ trong bài thơ cho thấy sự tài hoa và tinh tế của một thi sĩ tài năng. Vì vậy, tôi tin, những thông điệp nhân văn vang lên từ bài thơ vẫn luôn vẫy gọi các thế hệ bạn đọc tri âm, đồng sáng tạo cùng tác giả. Và đây cũng là một hệ giá trị để bài thơ vượt lên qui luật khắc nghiệt của thời gian, mãi mãi tồn sinh như sự vĩnh hằng của Nghệ Thuật – Tình Yêu và Cái Đẹp....
Nghị luận về bài thơ Thời gian (mẫu 3)
Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân năm 1987. Dù chỉ có 7 câu, 12 dòng, 42 chữ, nhưng chất triết luận cùng những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của bài thơ đã lắng lại trong tâm hồn người đọc, gợi nhiều suy ngẫm về con người và cuộc sống, mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng.
Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình ảnh được “lạ hóa”: Thời gian qua kẽ tay – hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn.
Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng! Chính vì vậy, thi nhân tự bao đời đã ngậm ngùi xa xót trước bước đi của thời gian và sự vô nghĩa của phận người… nên Nguyễn Gia Thiều đã cảm nhận đầy chua chát trong Cung oán ngâm khúc nổi tiếng của ông:
“Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”
Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được được thời gian. Triết gia Heraclite đã xác quyết: “không ai có thể tắm hai lần trên cùng dòng sông”, cuộc đời mỗi người không thể sống hai lần…Mỗi bước đi, thời gian luôn làm biến đổi từng sát na hiện hữu, sức tàn phá của thời gian là khôn lường:
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Những chiếc lá xanh rồi cũng tàn tạ theo thời gian. Những được mất trong cuộc đời rồi cũng nhạt nhòa theo năm tháng. Có chăng, cái còn lại trong cuộc đời này là giọt giọt những kết tinh kỷ niệm…những kỷ niệm – như hạt ngọc quý giá ngày càng lắng sâu trong tâm thức khi con người ngày càng chạm đến cõi vĩnh hằng.
Và những kỷ niệm ấy rồi sẽ theo con người lìa xa cõi sống để sang phía bên kia miền miên viễn…mọi ái, ố, hỉ, nộ rồi cũng sẽ tan biến theo dòng chảy của thời gian… Bài thơ vì thế đã thức nhận cho chúng ta cái ý nghĩa nhân sinh tưởng như bình thường mà không phải ai cũng nhận biết được khi con người luôn đắm chìm trong quá nhiều tham vọng của cuộc sống…
Ý niệm về thời gian trong bài thơ của Văn Cao, vì thế mang tư tưởng hiện sinh tích cực. Thông điệp toát lên từ hình tượng nghệ thuật của bài thơ mang giá trị nhân văn sâu sắc: khi nhận thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian con người phải biết trân quý sự hiện hữu của mình.
Chúng ta phải làm thế nào để mỗi phút giây hiện hữu của đời người là mỗi phút giây sống chứ không phải là tồn tại!? Câu hỏi đầy tính chất tự vấn này sẽ không bao giờ là điều xưa cũ trong tâm thức hiện sinh của nhân loại trên con đường khám phá những giá trị vĩnh hằng để vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian. Vậy những giá trị vĩnh hằng chỉ có thể là gì?
Văn Cao – người nghệ sĩ đích thực, với cảm thức tinh tế trên từng bước đi của thời gian đã khẳng định một hệ giá trị mà ở đó sự tàn phá của thời gian cũng không thể làm mất đi phẩm tính của nó. Đó là:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát và đặc biệt là từ đôi mắt em.
Âm hưởng bài thơ chuyển đổi bất ngờ: từ trầm buồn, u uẩn sang thanh thoát, thổn thức, mơ màng; hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng cao. Từ “riêng” được lặp đi lặp lại vừa như muốn minh định, vừa như muốn xác quyết một chân lý muôn đời không thể phủ định: Nghệ thuật và Tình yêu luôn khác biệt và luôn vượt lên mọi thứ tầm thường, tự thân nó luôn mang một sức mạnh trường tồn, vĩnh cửu bởi nó là hiện thân của cái Đẹp.
Điều này quả đúng như Cyprian Norwid đã nói: “Thế giới này rốt cuộc chỉ còn lại hai thứ, chỉ hai thứ thôi: Thi ca và lòng nhân ái… không còn gì khác”…Câu kết của bài thơ để lại một dư âm da diết nhưng không bi lụy: Và đôi mắt em / như hai giếng nước… Đôi mắt em phải chăng là nơi Tình yêu bắt đầu và cũng là nơi Tình yêu mãi mãi lên ngôi…!
Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng bài thơ Thời gian của cố nhạc sĩ / thi sĩ Văn Cao vẫn nguyên xanh trong lòng bạn đọc. Độ nén, sự giản dị, hàm súc của câu chữ trong bài thơ cho thấy sự tài hoa và tinh tế của một thi sĩ tài năng. Vì vậy, tôi tin, những thông điệp nhân văn vang lên từ bài thơ vẫn luôn vẫy gọi các thế hệ bạn đọc tri âm, đồng sáng tạo cùng tác giả. Và đây cũng là một hệ giá trị để bài thơ vượt lên qui luật khắc nghiệt của thời gian, mãi mãi tồn sinh như sự vĩnh hằng của Nghệ Thuật – Tình Yêu và Cái Đẹp….
Nghị luận về bài thơ Thời gian (mẫu 4)
Nhạc sỹ Văn Cao – tác giả “Tiến quân ca” – còn là một nhà thơ. Thơ và nhạc hợp thành đôi cánh nâng tâm hồn ông bay cao, kể cả khi thể xác ông không con nữa. Vào tháng 2/1987 khi tuổi đã xế chiều, Văn Cao viết bài thơ “Thời gian” giãi bày tâm sự về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu sau một chặng đường dài buồn vui đã trải qua.
Đối với Văn Cao, thời gian không vô hình mà là một khối vật chất có thể cân đo đong đếm, có thể cầm được trên tay. Thời gian là chiều thứ 4 của không gian, được phân bổ cho mỗi người không nhiều lắm:
“Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá”
Cứ cho cuộc sống của mỗi người trung bình là 80 năm, mỗi người đều có thể cầm quỹ thời gian ấy trên tay để sử dụng. Quỹ thời gian như nhiên liệu cho chiếc xe đời người, trái tim còn đập trong lồng ngực là nhiên liệu mất dần. Mỗi ngày thời gian trôi qua kẽ tay một ít. Thời gian càng trôi qua thì thể xác như những chiếc lá sẽ khô, sẽ bị huỷ diệt.
Câu thơ ngắn gọn, hình tượng ẩn dụ có tính khái quát cao hé mở một góc nhìn về thời gian vaö cuộc sống nghiệt ngã của đời người mà ai cũng phải trải qua, đấy là quy luật của sinh và tử.
Đoạn cuối cuộc đời nhìn lại cuộc sống chỉ còn lại những kỷ niệm “kỷ niệm là những gì còn lại trong trí óc hiện tại về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua”. Kỷ niệm ấy có tồn tại không?
“Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.”
Những viên sỏi kỷ niệm đã hiện về nhưng không để lại âm thanh gì vì lòng giếng đời người đã cạn. Khi lòng giếng bị lấp đầy cũng là lúc kỷ niệm biến mất cùng khói sương.
Cuộc sống của mỗi người có hạn, sự sống luôn tiếp diễn. Ý nghĩa của cuộc sống ở đâu, người đi trước tồn tại ở người đi sau cái gì? Đó là điều trăn trở muôn thuở của nhân loại. Văn Cao gói ghém quan niệm của mình qua 3 câu thơ cuối của bài “ thời gian”:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước.
Những câu thơ, những bài hát sẽ thoát khỏi thể xác Văn Cao, của những người sáng tạo ra cái đẹp sẽ xanh mãi trên cây đời, toả bóng mát, toả hương thơm trong vô tận của thời gian .
Thời gian làm khô chiếc – lá – đời – người nhưng lại làm tươi xanh chiếc – lá -thơ chiếc – lá – nhạc. Tại sao Thơ và Nhạc (cái đẹp) laị có sức sống vượt thời gian? Có lẽ con người dù sống trong không gian, thời gian nào cũng hướng tới cái đẹp, và cái đẹp được nuôi dưỡng sinh sôi mãi trong những thế hệ đi sau : “và đôi mắt em như hai giếng nước”. Nếu không có những ”giếng nước” của các thế hệ đi sau chăm tưới thì làm sao cây – thơ, cây – nhạc mãi xanh!
Bài thơ “Thời gian” có 7 câu thơ chia thành 12 dòng như một bức tranh thuỷ mặc với những nét chấm phá ngoạn mục. Với tranh Thủy Mạc hồn của bức tranh nằm ở những khoảng trống do nét chấm phá tạo ra. Bài thơ “thời gian” cũng vậy, điều tác giả muốn nói đều nằm ở bên ngoài con chữ, phía sau những hình ảnh do con chữ tạo ra.
Mỗi người tự nghiệm lại đời mình, tự cảm đời mình cũng là một cách hiểu thời gian của Văn Cao.
Nghị luận về bài thơ Thời gian (mẫu 5)
Bài thơ Thời gian được Văn Cao làm vào mùa xuân năm 1987. Một thi phẩm viết về thời gian, cái khái niệm quen thuộc gắn với chúng ta trong quá khứ, đến hiện tại và tương lai. Bài thơ hàm súc mang những trải nghiệm cuộc sống thâm hậu.
Với Văn Cao, thời gian là cái có thể cảm nhận được rất rõ ràng. Cái được đo bằng thiên kỷ, thế kỷ, thập kỷ, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây ấy trong bước đi vô tận của mình đã kịp để lại “cảm giác” qua kẽ tay của một nghệ sỹ đa tài.
Bằng sự nhạy cảm ông đã nhận ra nhịp lưu hành của cái vô hình: thời gian. Và, bước đi của nó trong một cuộc đời nhanh lắm. Thời gian để lại dấu ấn trên ta với những đổi thay về thể xác, tâm hồn qua mỗi chặng đời tựa sự an bài không gì cưỡng lại được. Điều ấy, được diễn đạt ở bài thơ này thật giản dị với những thi ảnh, âm thanh không hề xa lạ cao siêu với chúng ta:
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
Như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.
Mấy câu thơ cứ nặng dần, nặng dần và bị chia cắt bởi lối xuống dòng bất chợt. Hình như có cái gì đó không được trôi chảy, hanh thông và biết đâu trong đấy còn những trắc ẩn chìm khuất chưa được giãi bày.
Thiên nhiên, cảnh vật, tâm hồn không còn xanh tươi, nhẹ nhàng như thuở nào nữa. Những chiếc lá đã bị úa héo…Tiếng rơi của hồi ức khô khốc nặng nề như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn. Tiếng rơi kỷ niệm chẳng hề êm dịu nếu như không muốn nói rằng đó là tiếng rơi chát đắng của dĩ vãng xuống nền hiện tại cằn cỗi.
Nếu chỉ như thế, Văn Cao cứ mải mê đuổi theo những héo khô nặng nề dù có thật chăng nữa thì chắc bài thơ không lưu lại trong ta nhiều suy ngẫm đáng kể. Người đọc may ra chỉ chia sẻ cảm thông và có thể cùng ngậm ngùi về thế cuộc, về nhân tình với tác giả mà thôi.
Không, những tâm hồn thoáng đạt, những tầm nghĩ lớn lao như Văn Cao không bao giờ dừng lại ở đó. Ông biết tôn vinh, nâng lên những nét đẹp, nguồn sáng, sự tươi tắn của cuộc sống mà trước hết là của nghệ thuật và tình yêu đích thực. Triết lý nhân sinh, lãng mạn cuộc sống thêm lần nữa được Văn Cao viết lên bằng những thi ảnh lung linh:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em như hai giếng nước.
Thế chỗ những chiếc lá khô, lòng giếng cạn là những câu thơ còn xanh và những bài hát còn xanh cùng với đôi mắt em, đôi mắt của tình yêu đẹp đẽ, trong mát như hai giếng nước. Đôi mắt em như hai giếng nước, một sự ví von tuyệt vời; cái đẹp mát rượi sâu đằm nhưng cũng gần gũi thân thuộc làm sao. Đôi mắt ấy, tình yêu ấy sẽ tưới mát tâm hồn ta, sẽ giải thoát ta ra khỏi những héo úa khô khát cằn cỗi của cuộc sống.
Năng lượng thơ được giải phóng từ những hình ảnh, câu chữ đắc địa, ngỡ bình thường mà rất sâu sắc, dễ hiểu nhưng không nông cạn, triết lý nhưng không cần viện cao siêu rườm rà. Thời gian của Văn Cao, một thi phẩm “Ý tại ngôn ngoại”, tôi cho là thế!
Nghị luận về bài thơ Thời gian (mẫu 6)
Văn Cao là một họa sĩ tài năng, những tác phẩm của ông thường đậm chất nghệ thuật, tinh tế và sâu sắc. Ngoài ra, đó còn là một nhà thơ xuất sắc, có nhiều bài thơ nổi tiếng và ý nghĩa. Trong đó, bài thơ "Thời gian" là một trong những tác phẩm nổi bật của ông, thể hiện sự tương tác giữa con người và thời gian.
Bài thơ "Thời gian" của Văn Cao không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là biểu tượng cho tư duy sâu sắc về cuộc sống và thời gian. Văn Cao thường xuyên sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ tượng trưng, tạo nên những câu thơ ghi chép về những trăn trở, lo âu và sự bất lực của con người trước sự trôi chảy của thời gian.
“Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước”
Bài thơ "Thời Gian" của nhạc sĩ Văn Cao được sáng tác vào mùa xuân năm 1987, tại thời điểm ông đã trải qua những trải nghiệm đầy màu sắc và giàu kinh nghiệm trong cuộc đời. Dù bài thơ có kích thước ngắn gọn với chỉ 7 câu, 12 dòng và 42 chữ, nhưng bản chất của nó là một tác phẩm triết học sâu sắc, đầy ý nghĩa về nhân sinh và thời gian.
Bài thơ mở đầu bằng câu thoáng qua "Thời gian qua kẽ tay," ngay từ đầu đã khắc họa sự trôi chảy không ngừng, không thể kiểm soát của thời gian. Câu thơ này mang lại cảm giác về sự tàn phai, biến đổi của mọi thứ dưới tác động của thời gian. Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà thơ quay ngược lại với sự đầy tớ, tự tin khi tuyên bố "Lá cây còn xanh."
Thành ngữ "qua kẽ tay" là hình ảnh mạnh mẽ, cho thấy sự mất mát, tiêu tan, nhưng câu thơ tiếp theo lại đưa ra hình ảnh "lá cây còn xanh," biểu tượng cho sự sống sót, bền vững. Đây có thể hiểu là một sự phản kháng, một tuyên bố về sức sống và giá trị bất diệt.
"Câu thơ còn mặn, bài hát không già" là những hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật, sáng tạo, và tình yêu. Trong thế giới của Văn Cao, nghệ thuật và tình yêu là những điều không bị thời gian làm mất đi giá trị. Hình ảnh của "đôi mắt em như hai giếng nước" là biểu tượng của tình yêu, và một lần nữa, nó được miêu tả là không chịu tác động của thời gian.
“Thời gian qua kẽ tay”
“Thời gian qua kẽ tay” là một hình ảnh tượng trưng sâu sắc, nhạy bén, đánh bại tại nền triết học và nghệ thuật của nhà thơ Văn Cao. Hình ảnh này không chỉ đơn thuần là miêu tả về sự trôi chảy của thời gian mà còn chứa đựng những ý nghĩa triết học sâu sắc về tính chất phù phiếm, vô hình của thời gian. Hình ảnh "qua kẽ tay" mô tả sự thoáng qua, không thể nắm bắt, không thể giữ lại được thời gian. Đây là biểu hiện của tính chất vô hình, vô hạn, và mong manh của thời gian. "Kẽ tay" ở đây có thể hiểu là một khoảng cách nhỏ nhưng lại đủ lớn để thời gian trôi qua mà không hề bị kiểm soát, một sự chảy trôi mà con người không thể ngăn chặn.
Hình ảnh này tạo ra sự tương phản rõ ràng giữa cái vô hình và cái hữu hình, giữa điều vô hạn và điều hữu hạn. Thời gian, mặc dù vô hình nhưng lại có tác động mạnh mẽ lên thế giới và cuộc sống con người. Hình ảnh "qua kẽ tay" mang lại cảm giác mong manh, nhưng đồng thời cũng đầy chất triết lý về sự không chắc chắn, không dựa dẫm của mọi thứ trong cuộc sống. Ngậm ngùi xa xót của người thi nhân trước sự vô nghĩa của đời người là sự hiểu biết sâu sắc về tính chất phù phiếm và ngắn ngủi của cuộc sống. "Thời gian qua kẽ tay" không chỉ là một miêu tả đơn thuần mà là một cách nhìn nhận sâu sắc về sự tồn tại và hư ảo của thời gian trong cuộc sống con người.
“Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”
Thời gian, như một quà tặng kì diệu của tạo hóa, được nhà thơ Văn Cao mô tả qua bức tranh từ bài thơ "Thời gian". Đây không chỉ là một khía cạnh đẹp đẽ của cuộc sống mà còn là một trải nghiệm không ngừng biến đổi và làm giàu tâm hồn con người. Thế nhưng, trong cái kì diệu đó, thời gian lại là nguyên nhân chính của sự mất mát và biến đổi không ngừng. Nhà thơ thông điệp về sự vô tình, vô cảm của thời gian khi nó đi qua, lấy đi những giá trị quý báu nhất của cuộc sống con người. Thanh xuân, tuổi trẻ, những khoảnh khắc hạnh phúc, những kỷ niệm đáng quý, tất cả đều trở thành những đồ vật "qua kẽ tay", không thể giữ lại. Thời gian, mặc cho sự trân trọng và thương yêu, vẫn tiếp tục chảy đi, không ngừng và không chấp nhận sự kiểm soát của con người.
Nhà thơ chấm dứt sự mơ mộng về việc kiểm soát thời gian và đặt ra những câu hỏi về sự nghiệt ngã, tàn nhẫn của thời gian đối với con người. Sự mất mát và biến đổi không ngừng của những điều quan trọng nhất trong cuộc sống là những biểu hiện của sự tàn bạo của thời gian.
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn"
Bài thơ "Thời gian" của nhà thơ Văn Cao chạm vào đề tài vô cùng sâu sắc về qui luật vận động của thời gian và sự biến đổi của cuộc sống con người. Những câu thơ của ông như một lời nhắc nhở, đưa người đọc suy nghĩ về ý nghĩa của việc trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại và ý thức về những gì quý giá trong cuộc sống. Thời gian được mô tả như một lực lượng vô tình, không phân biệt đối xử với mọi thứ trong cuộc sống. Những chiếc lá xanh tươi một ngày nào, dưới tác động của thời gian, cũng sẽ úa màu, mất đi sự tươi mới. Thông điệp này như một cảnh báo về sự phù phiếm của thế giới vật chất và những điều vụng trộm trôi qua trong cuộc sống.
Bài thơ thúc đẩy độc giả nhìn nhận về giá trị của những khoảnh khắc hiện tại và giữ gìn những kỷ niệm đáng quý. Bản thân chúng ta phải hành động, tận dụng mọi giây phút sống để không chỉ tồn tại mà còn là để thực sự sống. Sự hiện hữu của mỗi người trên thế giới này không chỉ là một sự tình cờ, mà là một cơ hội, và chúng ta cần biết trân trọng để tạo nên ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Bài thơ gửi gắm thông điệp về sự chấp nhận và nhìn nhận sự vụng trộm của thời gian trong cuộc sống, từ đó khích lệ người đọc tìm kiếm ý nghĩa thực sự, không chỉ đơn thuần là qua cửa sổ những tham vọng và vinh hoa.
“Và đôi mắt em
như hai giếng nước”
Bài thơ "Thời gian" của nhà thơ Văn Cao không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế về ngôn ngữ mà còn là một cảm xúc sâu sắc về thời gian và tình yêu. Câu cuối của bạn chỉ rõ điều quan trọng nhất trong bài thơ - "đôi mắt em." Đây không chỉ là một bức tranh hình ảnh mà còn là một biểu tượng của tình yêu và sự bất tử.
Đôi mắt của người yêu được mô tả như là nơi bắt đầu của mọi tình cảm, là cửa sổ mở ra thế giới tâm hồn, và là điểm xuất phát của mọi thứ đẹp đẽ và trường tồn. Trong ngôn ngữ thơ, đó là nơi tình yêu bắt đầu và cũng là nơi nó được duy trì mãi mãi. Câu thơ "qua kẽ tay" là một biểu tượng tuyệt vời cho sự trôi qua của thời gian. Mặc dù thời gian vẫn luôn trôi đi và không ngừng, nhưng tình yêu thì "nguyên xanh." Điều này làm nổi bật sức mạnh của tình yêu, khả năng của nó để vượt qua thách thức của thời gian và duy trì sự tươi mới và tràn đầy năng lượng.
Nghị luận về bài thơ Thời gian (mẫu 7)
Bài thơ "Thời gian" của Văn Cao thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong việc chọn lọc ngôn ngữ, tạo nên một không gian ý nghĩa đậm chất nghệ thuật. Nó không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bức tranh thơ với đường nét và màu sắc tinh tế. Nguyên tắc "lắng ở bề sâu" trong thơ ca được thể hiện thông qua cách Văn Cao sử dụng ngôn ngữ. Thơ của ông không phải là sự dồn nén bình thường mà là sự dồn nén của cảm xúc và tư tưởng. Mỗi từ ngữ được chọn lọc cẩn thận, những hình ảnh mô tả được chạm vào cảm xúc tinh tế của người đọc. Điều này giúp tạo nên một không khí ngập tràn cảm xúc, đặt người đọc vào tâm trạng nghệ sĩ.
Cấu trúc của thơ cũng góp phần làm nổi bật sự "đọng ở bề sâu". Câu thơ ngắn, nhưng chứa đựng những ý tưởng, tình cảm phức tạp. Sự dứt khoát trong lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu thơ giúp tác phẩm trở nên sắc bén và sâu sắc. Bài thơ "Thời gian" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một cuộc hành trình vào "bề sâu" của thời gian, của cuộc sống. Văn Cao đã tận dụng sức mạnh của ngôn ngữ để mô tả những cảm xúc, những suy nghĩ sâu sắc về thời gian và cuộc sống, làm cho bức tranh thơ trở nên sống động và đầy hấp dẫn.
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Bài thơ "Thời gian" của Văn Cao là một tác phẩm văn học nổi bật thể hiện sự nhạy bén và tinh tế trong việc khám phá đề tài thời gian, một chủ đề lớn và phức tạp trong văn học thế giới. Nhà thơ đã tận dụng ngôn ngữ và hình ảnh một cách tài tình để tả diễn những cảm xúc sâu sắc và suy tư triệt hạ về thời gian. Bài thơ bắt đầu với sáu câu thơ mở đầu, đặt nền cho bức tranh tư duy của nhà thơ về thời gian. Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua hình ảnh của những "đêm dài trắng tinh" và "tháng ngày qua mau nhưng năm tháng". Sự mênh mông và vô tận của thời gian được nhấn mạnh, tạo nên một bối cảnh u tối và thoáng chút huyền bí.
Nhà thơ tiếp tục phát triển suy nghĩ với khổ thơ tiếp theo, nơi ông mô tả một bức tranh khác của thời gian - "thời gian như bóng cô đơn trên đỉnh cây". Hình ảnh này không chỉ mang tính tượng trưng mà còn thể hiện sự hiện hữu của thời gian trong mọi góc cạnh của cuộc sống, thậm chí trong những chi tiết nhỏ nhất. Tác phẩm sử dụng hình ảnh "đêm mưa gió giăng lối" để tạo ra một không gian tĩnh lặng và đồng thời làm nổi bật sự lấp đầy, tràn ngập của thời gian. Thông qua những từ ngữ và hình ảnh này, nhà thơ truyền đạt sự nhức nhối và tận cùng của thời gian đối với cuộc sống con người.
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.
Trong bài thơ "Thời gian" của Văn Cao, tác giả tinh tế và sâu sắc miêu tả sự tác động của thời gian đối với con người và giá trị của kỷ niệm. Câu thơ "qua kẽ tay" thể hiện sự trôi chảy không ngừng của thời gian và đồng thời là sự khao khát của con người muốn giữ lại, nắm bắt những khoảnh khắc quý giá. Tác giả với hình ảnh "làm khô những chiếc lá xanh tươi giàu nhựa sống ngày nào" mô tả tác động tàn phá của thời gian lên sự sống, làm mất đi sức sống và tươi mới. Hình ảnh này không chỉ giới hạn ở những vật thể hữu hình mà còn mở rộng ra đến những giá trị tinh thần, như kỷ niệm.
Kỷ niệm là một khía cạnh tinh tế trong bài thơ, là điểm tựa cho con người trước sự biến đổi của thời gian. Tuy nhiên, tác giả cũng không ngần ngại thừa nhận rằng thời gian cũng có thể làm phai nhạt và làm mờ đi những kỷ niệm quý giá. Điều này tạo nên một tầm quan trọng cho việc lưu giữ và trân trọng từng khoảnh khắc, từng kỷ niệm trong cuộc sống. Những khổ thơ đầu tiên thể hiện một cái nhìn bi quan, tiêu cực về thời gian và tác động của nó. Tuy nhiên, sự đảo ngược xuất hiện trong những dòng thơ sau khi tác giả nhấn mạnh đến sức mạnh của "những câu thơ", "những bài hát" và "đôi mắt em". Đây là những yếu tố vô hình, nhưng lại có khả năng vượt lên trên qui luật của thời gian, tạo nên một niềm tin, hy vọng và giữ cho sự sống trở nên ý nghĩa.
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Trong bài thơ "Thời gian" của Văn Cao, tác giả tận dụng những từ ngữ mạnh mẽ và hình ảnh sắc nét để thể hiện thái độ bướng bỉnh, thách thức trước sức mạnh của thời gian. Từ "riêng" xuất hiện như một điểm nhấn, làm nổi bật ý nghĩa của từ "còn xanh". Việc lặp lại điệp ngữ này hai lần như một sự khẳng định mạnh mẽ, thể hiện tâm hồn bất khuất, không chấp nhận sự phai tàn của thời gian. "Còn xanh" ở đây không chỉ là một trạng thái vật lý mà còn là biểu tượng cho sự tươi mới, sức sống mãi mãi.
"Câu thơ" và "bài hát" được sử dụng như những phương tiện nghệ thuật, là những sáng tạo không thể bị thời gian làm ảnh hưởng. Hình ảnh này thể hiện lòng bất ngờ, bất diệt của nghệ thuật trước thời gian. "Không thừa nhận cái chết" là một tuyên bố mạnh mẽ, là sự từ chối chấp nhận sự chấm dứt, và nghệ thuật được xem là một cách đối đầu mạnh mẽ với sự đổ vỡ của thời gian. Tác giả tiếp tục sử dụng hình ảnh "đôi mắt em" như một vũ khí, là một thứ quyền lực có thể đương đầu và chống lại sự chảy chất của thời gian. Đây có thể là biểu tượng cho tình yêu, sự kỷ luật, hay thậm chí là sự khao khát sống và trải nghiệm. "Đôi mắt em" là nguồn động viên và đồng cảm, là sức sống không ngừng chảy và đánh bại thời gian.
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Bài thơ "Thời gian" của Văn Cao chứa đựng những yếu tố tư tưởng sâu sắc và triết lý về sự sống và tình yêu. "Đôi mắt em" được thể hiện như một biểu tượng tình yêu và sức sống bất diệt trước thời gian. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, và trong trường hợp này, chúng được coi là nguồn động viên, tình yêu, và sức sống. "Đôi mắt em" là nguồn động viên mạnh mẽ cho người viết thơ, giúp anh ta đối đầu với thời gian và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại.
Tình yêu, như được biểu hiện qua "đôi mắt em," là nguồn động viên mạnh mẽ nhất để vượt qua thách thức của thời gian. Sự mến thương và tình cảm sâu sắc giữa hai người có thể coi là một nguồn động viên lớn, là động lực để sáng tạo và tạo nên những điều kì diệu. Câu "như hai giếng nước" không chỉ là một hình ảnh mà còn là biểu tượng cho sự tươi mới và sức sống không ngừng của tình yêu. Thời gian có thể làm khô héo những chiếc lá đời người và làm rơi những ký ức trong lòng giếng cạn. Tuy nhiên, thời gian không thể làm khô đôi mắt của tình yêu. Điều này thể hiện lòng tin vào sức mạnh vĩnh cửu của tình yêu và nghệ thuật trước sự chấm dứt của thời gian. Bài thơ kết luận bằng hình ảnh của "chiếc lá mãi còn xanh," là biểu tượng cho sự bất tử của nghệ thuật, tình yêu và cái đẹp. Dù thời gian có trôi qua, những giá trị này vẫn giữ được sức sống và tươi mới, tạo nên những điều kì diệu trong cuộc sống.
Nghị luận về bài thơ Thời gian (mẫu 8)
Trong bài thơ "Thời gian" của Văn Cao, hình ảnh về sự đọng ẩn "ở bề sâu" chứa đựng một sự phức tạp và tinh tế, đồng thời làm nổi bật tính ẩn dụ và triết học của tác phẩm.
Một cách hình ảnh phổ biến là sự "đọng ở bề sâu" như một bí mật, một điều gì đó không thể lấy mắt thường mà xem, làm cho người đọc tò mò và muốn khám phá thêm về sâu thẳm của tác phẩm. Điều này có thể tượng trưng cho những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc, không thể diễn đạt hoặc hiểu rõ bằng những từ ngữ thông thường. Tác giả sử dụng hình ảnh này để mô tả tính chất phức tạp và không thể lường trước của thời gian và tình yêu.
Hàm súc trong từng vần thơ thể hiện sự chín muồi của tư tưởng và cảm xúc. Những từ ngữ được chọn cẩn thận, không chỉ mô tả thời gian như một lực lượng vô hình và mạnh mẽ mà còn làm cho người đọc trải nghiệm được cảm giác sâu sắc của tác giả đối với những khía cạnh khó lường của cuộc sống.
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Bài thơ của Văn Cao không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một dòng suy tư sâu sắc về thời gian và cuộc sống. Bài thơ được chia thành hai phần, tạo ra một cấu trúc tương phản giữa đầu bài và kết bài, thể hiện sự biến động và không ngừng chuyển động của thời gian. Những dòng thơ đầu tiên phản ánh cảm xúc của nhà thơ trước sức mạnh khủng khiếp của thời gian. Ông đặt ra câu hỏi về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống trước thách thức của thời gian. Cảnh báo về sự chấp nhận tình cảnh không thể tránh khỏi, Văn Cao thể hiện lòng đau xót và hoài nghi trước sự thoái chạy của thời gian.
Trong phần thứ hai của bài thơ, nhà thơ miêu tả hình ảnh những chiếc lá cuối cùng của một cây cổ thụ. Hình ảnh này trở thành biểu tượng cho sự cô đơn và đau thương, cũng như sự tàn phá của thời gian đối với sự sống. Mỗi chiếc lá rơi là một cảm xúc, một kí ức và một phần của cuộc đời đều biến mất. Sự lặng lẽ và êm đềm của bài thơ làm tăng thêm vẻ bi thương và nhẹ nhàng của thời gian. Điều đặc biệt ở đây là cách Văn Cao sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh để truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa về thời gian. Thông qua những từ ngữ sâu lắng và hình tượng tinh tế, ông đã làm cho độc giả cảm nhận được trực tiếp sự chuyển động của thời gian và tác động của nó đối với cuộc sống con người.
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.
Bài thơ của Văn Cao khắc họa sự tác động đầy bi quan của thời gian đối với cuộc sống con người. Từ câu thơ ngắn "Qua kẽ tay thời gian trôi chảy," nhà thơ đã khéo léo đưa ra hình ảnh của sự trôi chảy không ngừng của thời gian, nhưng đồng thời cũng gợi lên hình ảnh khao khát vô hạn của con người muốn giữ lại, cầm nắm được thời gian trong lòng bàn tay. Dòng thơ tiếp theo với hình ảnh "làm khô chiếc lá xanh tươi giàu nhựa sống ngày nào" nói lên sự tàn phá của thời gian đối với những thứ hữu hình như sự sống và tươi tắn. Sự biến mất của chiếc lá xanh không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn đặt ra câu hỏi về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống.
Tuy nhiên, bức tranh bi quan không dừng lại ở đây. Nhà thơ Văn Cao đã đưa ra một góc nhìn tích cực khi nhắc đến những giá trị vô hình như "câu thơ," "bài hát," và "đôi mắt em." Những yếu tố này được coi là những điều vô cùng quý giá và không thể bị thời gian mài mòn hay phai nhạt. Câu thơ này như là một tín hiệu lạc quan, ánh sáng lấp lánh giữa bức tranh u tối của thời gian.
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Trong bài thơ của Văn Cao, từ "riêng" và điệp ngữ "còn xanh" được nhấn mạnh như một biểu hiện của sự bản lĩnh và sự kiêu hãnh, tượng trưng cho tâm hồn không chấp nhận sự biến đổi của thời gian. Sự lặp lại của các từ này như là một lời tuyên bố mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm bảo vệ cái "riêng" của mình, không để thời gian xóa nhòa. "Câu thơ" và "bài hát" xuất hiện như những hình ảnh ẩn dụ, đại diện cho nghệ thuật, sức sống tinh thần và sự sáng tạo. Những tác phẩm nghệ thuật này được coi là những yếu tố không chịu ảnh hưởng của thời gian, không tuân theo luật lệ của sự tàn phá, và không thừa nhận sự chấm dứt. Chúng là những "công cụ" mà con người tạo ra để chống lại sự khắc nghiệt của thời gian và giữ cho cái đẹp, ý nghĩa sống mãi mãi.
Hình ảnh "đôi mắt em" càng làm tôn lên ý nghĩa của sự kỳ diệu và vĩ đại trong tình yêu. Đôi mắt này không chỉ là một phần của cơ thể, mà còn đại diện cho trái tim, linh hồn, và sự sống. Sự "xanh" của đôi mắt không chỉ là màu sắc mà còn là biểu tượng của sự tươi mới và sức sống vô tận. Đây là "vũ khí" mà con người sử dụng để bảo vệ cái đẹp và ý nghĩa cuộc sống khỏi sự lão hóa và phai mờ của thời gian.
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Đôi mắt, như cửa sổ tâm hồn, không chỉ là bộ phận của cơ thể mà còn là biểu tượng của tình yêu và sự sống. Trong thơ ca và nghệ thuật, đôi mắt thường được coi là nguồn cảm hứng và làm nên những điều kỳ diệu. Trong bài thơ "Thời Gian" của Văn Cao, đôi mắt được thể hiện như là "vũ khí" mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ và giữ cho cái đẹp và ý nghĩa sống mãi mãi trước sự tàn phai của thời gian.
Tình yêu, theo tác giả, là nguồn năng lượng, là động lực để con người vượt qua những khó khăn của số phận và thời gian. Bất chấp những khía cạnh đắng cay và nghiệt ngã của cuộc sống, tình yêu làm cho con người sáng tạo, nâng cao tinh thần, và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thăng hoa. Tình yêu được mô tả như "đôi mắt em," như là "hai giếng nước" trong trẻo và đầy mến thương, tạo nên sự bất tử của cái đẹp trước sự tàn phai của thời gian.
Thời gian, mặc dù có thể làm khô những chiếc lá đời người và rơi những kỷ niệm vào lòng giếng cạn, nhưng không thể làm khô đôi mắt của tình yêu. Bài thơ chứng tỏ rằng những cảm xúc sâu sắc và niềm tin mãnh liệt là những yếu tố không chịu tác động của thời gian, và chúng tạo nên cái đẹp và ý nghĩa bất tử. Bài thơ của Văn Cao là một tuyên ngôn về sức mạnh của nghệ thuật và tình yêu trước sự trôi chảy và khắc nghiệt của thời gian.