TOP 10 bài Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Chí Phèo 2024 SIÊU HAY

8.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Chí Phèo Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 1 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Đề bài: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Chí Phèo

Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Chí Phèo (mẫu 1)

Tài liệu VietJack

Chào thầy/ cô và các bạn,

Như mọi người đã biết, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một trong những tác phẩm chân thực nhất, ấn tượng nhất về nghệ thuật kể chuyện. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi tính phản ánh chân thực hiện thực của xã hội mà nó còn hấp dẫn ở lối tự sự đầy sáng tạo, hấp dẫn của tác giả khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo. 

Cách kể chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là cách kể về diễn biến của câu chuyện về những sự kiện, sự việc diễn ra trong đó. Ở đây, Nam Cao đã vận dụng cách kể chuyện độc đáo không chỉ trong các sự kiện mà còn trong cả diễn biến tâm lí của nhân vật, đặc biệt là diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo - từ sự biến đổi sau khi đi tù về cho đến quá trình hoàn lương trở thành người lương thiện. 

Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã sử dụng cách kể chuyện độc đáo của mình để miêu tả một Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Điểm độc đáo ở đây là trong lời chửi, không chỉ là lời miêu tả của tác giả mà trong đó, có cả lời của chính nhân vật - những lời độc thoại nội tâm. Cách sử dụng những lời độc thoại nội tâm như vậy giúp người đọc có thể dễ dàng lắm bắt được diễn biến tâm lý nhân vật và thể hiện sự khai thác sự kiện trên cái nhìn đa chiều của tác giả. Tiếp đến, ông kể về Chí Phèo, là một đứa trẻ mồ côi lương thiện, bị bá kiến cho đi tù và ra tù, hắn trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn trở thành một kẻ chuyên làm nghề rạch mặt, ăn vạ, ngày ngày say khướt và trở thành tay sai của bá kiến. 

Đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện độc đáo của Nam Cao phải kể đến ở chỗ khi ông phân tích quá trình hoàn lương của Chí Phèo. Hắn gặp Thị Nở - người đàn bà xấu xí cho hắn biết cảm giác thế nào là tình yêu, là niềm hạnh phúc. Tỉnh dậy sau đến gặp thị Nở, nhận thức của Chí Phèo dần thay đổi. Hắn đã hết say và lắng nghe thấy những thanh âm trong trẻo của cuộc sống mà trước đây hắn chưa từng nghe thấy. Hắn thấy vui rồi lại buồn, rồi lại nghĩ về tương lai, mơ ước về cuộc sống hạnh phúc, giản dị và bình yên. Chí Phèo đang cảm thấy hạnh phúc, chìm đắm trong tình yêu và sự quan tâm của thị Nở. Sau khi nghe lời khuyên của bà cô, thị quay ra đòi chia tay hắn, Chí Phèo muốn níu kéo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này nhưng hắn nhận ra, hắn chẳng có gì để níu kéo. Hắn muốn tìm lại kẻ đầu sỏ, kẻ khiến hắn trở lên như vậy - bá kiến. Đến đây, Nam Cao đã lột tả hết tài năng miêu tả diễn biến tâm lý của mình, ông khoan dung với số phận của hắn, tin tưởng vào sự lương thiện của con người khi miêu tả niềm vui, sự hạnh phúc nhen nhóm của Chí Phèo. 

Bởi vậy, sức hấp dẫn của Chí Phèo không chỉ nằm ở cốt truyện giản dị, thật tâm về người nông dân, nông thôn Việt Nam trong những năm chiến tranh, mà nó còn nằm ở sự độc đáo trong cách kể chuyện, miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chỉn chu, đa dạng trên nhiều phương diện khác nhau để soi chiếu được rõ nhất tâm lí của mỗi nhân vật. 

Vì vậy, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất, kinh điển nhất về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của một nhà văn luôn phản ánh cuộc sống đời thực của những người bất hạnh trong xã hội. Nhưng qua đó, ông cũng khẳng định sự lương thiện luôn ẩn chứa trong họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em xin hết ạ!

Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Chí Phèo (mẫu 2)

Mình là Minh Anh. Trong bài học ngày hôm nay, mình sẽ trình bày về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao. Rất mong cả lớp chú ý lắng nghe.

Một điểm đặc biệt ấn tượng trong tác phẩm "Chí Phèo" đó là nhà văn đã xáo trộn trình tự thời gian. Mở đầu câu chuyện là âm thanh tiếng chửi của Chí Phèo. Sau đó, tác giả mới bắt đầu dẫn dắt vào câu chuyện và kể chi tiết hơn. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn và gây chú ý cho người đọc. Đặc biệt hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm đã gửi gắm thông điệp sâu sắc của tác giả: chừng nào còn tồn tại một xã hội như làng Vũ Đại thì lúc ấy vẫn còn những Chí Phèo con ra đời.

Nam Cao còn thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Tác giả miêu tả hình ảnh Chí Phèo từ người nông dân lương thiện mà trở nên tha hóa. Cuối cùng hắn bị loại bỏ ra khỏi xã hội loài người. Qua tác phẩm, nhà văn muốn khái quát một hiện tượng phổ biến đã thành quy luật. Đó là tình trạng người nông dân bị bần cùng hóa và cuối cùng là tha hóa. Không chỉ phân tích tâm lí nhân vật tài tình, nhà văn còn xây dựng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Chi tiết bát cháo hành là biểu hiện của tình yêu thương. Chính hơi ấm đó đã thức tỉnh con quỷ dữ bên trong hắn và khiến Chí muốn quay trở lại làm người lương thiện.

Đặc sắc về nghệ thuật trong truyện "Chí Phèo" còn là ngôn ngữ kể chuyện đa dạng, linh hoạt điều đó giúp cho người đọc cảm nhận được rõ ràng nhất những tâm trạng của nhân vật.

Đọc "Chí Phèo" của Nam Cao, người đọc có thể thấy được tài năng của Nam Cao trong việc viết truyện ngắn.

Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mình rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người.

Video bài giảng Văn 11 Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện - Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá