Đặt các từ ngữ cho sẵn vào các ô A, B, C để hoàn thành sơ đồ tổ chức

264

Với giải Câu 5 trang 26 SBT Lịch sử 6 Cánh diều chi tiết trong Bài 13: Nước Âu Lạc  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 13: Nước Âu Lạc

Câu 5 trang 26 sách bài tập Lịch Sử 6: Đặt các từ ngữ cho sẵn vào các ô A, B, C để hoàn thành sơ đồ tổ chức Nhà nước Âu Lạc. Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa tổ chức Nhà nước Âu Lạc và tổ chức Nhà nước Văn Lang. (1) Bộ (Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng); (2) Chiềng, chạ (Đứng đầu là Bồ chính); (3) An Dương Vương (Nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu).

Bài 13: Nước Âu Lạc

Lời giải:

* Hoàn thiện sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc:

Các cụm từ cho sẵn được điền lần lượt theo thứ tự dưới đây:

A – (3) An Dương Vương (Nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu).

B – (1) Bộ (Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng)

C - (2) Chiềng, chạ (Đứng đầu là Bồ chính)

* So sánh tổ chức nhà nước của Văn Lang và Âu Lạc:

- Giống nhau: 

+ Cơ cấu tổ chức (đứng đầu nhà nước là vua; giúp việc cho vua là các Lạc hầu; đứng đầu các bộ là lạc tướng; Bồ Chính là người đứng đầu chiềng, chạ).

+ Các đơn vị hành chính (bộ => chiềng, chạ).

- Khác nhau: 

+ Thời Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương, lãnh thổ mở rộng hơn trước; số bộ cũng nhiều hơn thời Văn Lang.

+  Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Đánh giá

0

0 đánh giá