Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 3 đoạn văn mẫu Bài viết về một nhân vật lịch sử có công với đất nước mà em biết hay nhất, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài viết về một nhân vật lịch sử có công với đất nước mà em biết
Đề bài: Viết 1 - 2 câu về một nhân vật lịch sử có công với đất nước mà em biết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng vĩ đại nhất của Việt Nam. Người đã trải qua biết bao khó khăn, nguy hiểm hàng chục năm ròng, mới có thể tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.
Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.
Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.
Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.
Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:
"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ".
Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.
Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.
Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.
Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.
Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.
Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.
Trong suốt cả nghìn năm lịch sử hào hùng, dân tộc ta đã trải qua rất nhiều trận chiến để bảo vệ nền độc lập cho muôn dân. Cũng từ đó, lớp lớp anh hùng hào kiệt xuất hiện, trong đó, người mà em ngưỡng mộ nhất là anh hùng Lý Thường Kiệt.
Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự tài giỏi sống ở thời Lý nước ta. Ông đã có nhiều đóng góp cho nước nhà, trong đó phải kể đến trận chiến đánh thắng quân Tống. Lúc đó, khi biết nhà Tống lăm le đánh chiếm nước ta, ông đã chủ động đem binh đánh trước để dành thế chủ động. Nước đi táo bạo và dũng cảm này của ông đã đem về thắng lợi to lớn cho quân ta. Dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt, quân ta đã chiếm được ba châu Khâm, Ung, Liêm của nhà Tống đồng thời đánh tan đại quân sang xâm chiếm nước ta. Chiến công hiển hách đấy, không chỉ ghi vào trang sử vàng của nước ta mà còn được ghi vào lịch sử của triều đại nhà Tống.
Chính vì sự thông minh, quyết đoán trong chiến đấu như vậy, mà Lý Thường Kiệt đã trở thành vị tướng em ngưỡng mộ nhất.
Nhân vật lịch sử mà em yêu thích nhất là ông Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau.Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như tiến công tự vệ,ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc,khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ "Nam quốc sơn hà" đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học,còn cả chủ đông giảng hòa khi kết thúc chiến đấu khẳng đinh ông là người thông minh tài giỏi,mưu trí,dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.
Trong suốt hơn một nghìn năm lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Nước ta đã xuất hiện lớp lớp những người anh hùng. Trong đó, không thể không nhắc đến người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung (Nguyễn Huệ)
Bằng tài quân sự tài ba của mình, ông đã cùng hai người anh em của mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ lãnh đạo đại quân giải phóng đất nước. Trong đó, Quang Trung giữ vai trò chính, trực tiếp cầm quân chinh chiến sa trường. Ông đã giúp nước ta chấm dứt thời kì chia đôi xẻ nửa, thống nhất đàng trong đàng ngoài. Sau đó, tạo nên chiến công vang dội, đánh đuổi đại quân nhà Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Những điều mà vua Quang Trung đã làm được thực sự là một kì tích lớn lao. Nó đem đến độc lập và hòa bình cho dân tộc ta sau thời gian dài chia cắt. Sau khi hòa bình lập lại, ông đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ giúp phát triển đất nước.
Với những điều mà mình đã làm được, Quang Trung (Nguyễn Huệ) thực sự là một vị anh hùng thực sự của cả dân tộc Việt Nam.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu "Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”. Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng vĩ đại nhất trong trái tim của em. Người đã trải qua biết bao khó khăn, nguy hiểm hàng chục năm ròng, mới có thể tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt và giàu tình thương yêu của Bác, mà chúng ta đã kháng chiến thành công, dành được độc lập trọn vẹn. Công lao của Bác, đời đời em không bao giờ quên được. Hiện nay, em và các bạn học sinh khác luôn lấy Bác Hồ làm tấm gương sáng để học tập và noi theo. Với ước mơ sau này có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước.
Ngô Quyền là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944. Ngô Quyền nằm trong danh sách mười bốn anh hùng dân tộc Việt Nam. Phan Bội Châu xem ông là vị Tổ Trung hưng của Việt Nam. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư: "Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng." Điều đó cho thấy rằng, ông là một vị vua vĩ đại.
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường đểgiải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
Một trong những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em yêu thích và ấn tượng nhất, chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng tài giỏi và dũng cảm ở thời nhà Lý. Lúc đó, quân Tống lăm le xâm lược nước ta để thỏa mãn những tham vọng xấu xa của chúng. Là tướng quân của quân đội ta, Lý Thường Kiệt đã suy nghĩ, tìm cách chống lại kẻ thù. Cuối cùng, ông quyết định tấn công quân Tống trước, khiến chúng chẳng kịp trở tay. Vậy là, Lý Thường Kiệt đã dẫn đầu đại quân, tấn công vào kẻ địch ở biên giới, và còn tấn công cả hai châu của nhà Tống. Những trận đánh đó đã thành công vang dội, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. Đồng thời ghi danh Lý Thường Kiệt vào trang sử hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong suốt những năm đó, biết bao anh hùng đã đứng lên để lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập cho dân tộc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với Nguyễn Trãi - vị tướng tài ba đã giúp quân ta giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống lại quân Minh xâm lược. Nguyễn Trãi (1380 - 1442), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Khi quân Minh đến xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là quân sư cho Lê Lợi trong nhiều trận đánh quan trọng. Không chỉ có tài năng quân sự, mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông được UNESCO công nhận là Danh nhân quân sự thế giới. Em rất ngưỡng mộ Nguyễn Trãi.
Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng. Vì không thể chịu nổi nỗi oan ức này. Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.
Em rất là cảm phục trước lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của Hai Bà Trưng.
Trần Hưng Đạo có tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và lần 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300).
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Năm 938, ông dẫn quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán. Sau trận thắng oanh liệt đó, nhà Nam Hán không còn dám ho he nghĩ tới chuyện xâm lấn nước Việt ta nữa. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Sự kiện này đã chấm dứt thời kì 1000 năm Bắc thuộc và mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta.
Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội.Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 15/2/1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.
Triệu Thị Trinh quê ở Thanh Hóa. Từ thời thiếu nữ bà đã bộc lộ tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Bà bắn cung rất giỏi, có lần đã bắn hạ một con báo hung dữ trước sự thản phục của trai tráng trong làng. Chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh nung nấu ý chí trả thù nhà. Năm 248, bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo binh sĩ chống quân xâm lược. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tấm lòng anh dũng của bà sáng mãi với trang sử vàng của nước nhà.
Lê Văn Tám là một người em rất ngưỡng mộ. Anh chính là một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Hành động đó đã thể hiện tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của nhân dân Việt Nam để giành lại độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Lê Văn Tám chính là một tấm gương sáng ngời về tinh thần dũng cảm, cũng như lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc. Tên của Lê Văn Tám đã được nhiều tỉnh thành đặt cho một số trường tiểu học, quỹ học bổng, tượng đài, công viên, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác ở Việt Nam để đời đời ghi nhớ công ơn của anh.
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra trang sử chói lọi của dân tộc, vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước giành được độc lập, tự chủ. Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều ngôi trường, con đường được đặt theo tên ông.
Là con dân đất Việt, chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe danh tiếng của Bà Trưng được nhắc đến trong câu thơ. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng bất khuất, gan dạ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.
Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
Nhận được tin không lành, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất nước ta. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, cứ độ xuân về, vùng Mê Linh lại rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống đón hội. Hai bà quả thực là những vị nữ tướng dũng cảm, anh hùng, đáng cảm phục.
Nước Việt ta từ xưa đến nay có rất nhiều nhân vật lịch sử kiệt xuất, được lưu danh muôn đời như vua Quang Trung, vua Lê Thái Tổ, tướng quân Trần Hưng Đạo, vua Trần Nhân Tông... Tuy nhiên, nhân vật lịch sử để lại trong em nhiều ấn tượng lại là nhà thơ lớn, vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Có thể nói Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cả một đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân, ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông.
Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi là Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng. Bằng trí thông minh hơn người ông đã viết thêm trang sử vàng của dân tộc bằng trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trận đánh đấy lợi dụng thủy triều lên xuống mà cấm cọc và lợi dụng thuyền lớn của quân hán đã đánh tan quân hán và giết được Thằng Thao đã chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc đã có biết bao người anh hùng kiên trung bất khuất. Một trong những người mà em yêu mến đó chính là anh Kim Đồng. Kim Đồng là bí danh của Nông Văn Dèn, một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kim Đồng là đội viên, làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Tháng 8/1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Trong một lần đi liên lạc, phát hiện có địch( thực dân Pháp ), Kim Đồng đã đánh lạc hướng bọn địch để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, qua con đường mà thường ngày vốn đã rất quen thuộc với anh. Tất nhiên bọn chúng theo không kịp liền xả súng xối xả vào anh. Anh đã anh dũng hi sinh ngay bên bờ suối Lê Nin 15/2/1943, Anh vừa tròn 14 tuổi. Cho đến tháng 7 năm 1997, Kim Đồng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Với tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh Kim Đồng sẽ mãi là tấm gương sáng về thiếu niên anh dũng với tinh thần quả cảm để cho các thế hệ trẻ noi theo.
Ngô Quyền, một người anh hùng lịch sử, chứng minh sức mạnh và lòng dũng cảm của dân tộc Việt Nam. Sinh vào năm 898 tại Đường Lâm, ngày nay là một phần của Sơn Tây, Hà Nội, ông đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và tự chủ trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân đội Việt Nam đã đánh bại quân xâm lược của Nam Hán trong một trận chiến oanh liệt. Chiến thắng này không chỉ chấm dứt nguy cơ xâm lược mà còn mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử đất nước. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, tự xưng là Ngô Vương, và lập đô ở Cổ Loa. Sự kiện này không chỉ đánh dấu sự chấm dứt của thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc mà còn là bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam, khi nước ta giành được độc lập và tự chủ. Ngô Quyền không chỉ là một vị vua trên ngôi, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và lòng hy sinh vì dân tộc. Đằng sau hình ảnh của ông là sự kiên định, lòng trung hiếu và lòng dũng cảm không ngừng đối diện với các thách thức. Ngô Quyền, với chiến tích lịch sử đẹp, đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền độc lập và tự chủ của Việt Nam. Sự kiện này không chỉ là một trang lịch sử của dân tộc mà còn là nguồn động viên mãnh liệt cho thế hệ người Việt tiếp theo, khẳng định lòng tự hào và lòng niềm tin vào tương lai tự do và mạnh mẽ của quê hương.
Trong bầu trời lịch sử của dân tộc, ngoài chủ tịc Hồ Chí Minh thì bác Tôn Đức Thắng cũng là một người mà em vô cùng yêu mến và kính trọng vì những gì bác đã cống hiến cho nên độc lập dân tộc nước nhà.
Bác Tôn Đức Thắng thường được nhân dân yêu mến gọi với cái tên Bác Tôn, ngoài ra bác còn có bí danh là Thoại Sơn. Bác sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Trước khi là vị Chủ tích gần dân, Bác Tôn là người bạn chiến đấu thân thiết của Bác Hồ. Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước, dù hai Bác cùng đến Pháp, cùng mong muốn đến với nước Nga- cái nôi của cách mạng. Bác Tôn rất muốn được gặp Bác Hồ nhưng không thành. Phải đến tháng 3/1946 khi Bác Tôn được Trung ương Đảng điều động ra Bắc mới là lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Bác Tôn biết ơn Bác Hồ vì Bác Hồ là người đưa cả dân tộc ta thoát khỏi vòng nô lệ và cũng chính là người đưa Bác Tôn đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, chân lý của thời đại. Ở bất cứ đâu và trong bất cứ cuộc gặp mặt nào với cán bộ và nhân dân, Bác Tôn đều căn dặn phải hết lòng hết sức thực hiện những lời dạy của Bác Hồ.
Ngày nay, cho dù bác đã đi xa nhưng hình ảnh của bác vẫn mãi là một bông hoa ngát hương trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Và bác sẽ vẫn mãi là ngọn đuốc sáng ngời để cho các thế hệ trẻ chúng em noi theo.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ quá khứ đến hiện tại, rất nhiều vị anh hùng đã hy sinh để đấu tranh bảo vệ đất nước. Và chị Võ Thị Sáu là một trong những nữ anh hùng mà tôi vô cùng cảm phục.
Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng có nhiều tài liệu ghi nguyên quán của chị tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số tài liệu khác lại ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc Long Mỹ, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ, chị được biết đến với tinh thần dũng cảm, kiên cường. Rất nhiều câu chuyện về chị Võ Thị Sáu đã được kể lại.
Ngày từ khi còn nhỏ, chị Võ Thị Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi khi được giao nhiệm vụ, chị đều hoàn thành tốt. Trong một lần nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích kẻ thù, chị bị bắt giam. Sau nhiều năm bị giam cầm và tra tấn, giặc Pháp quyết định đày chị ra Côn Đảo.
Dù sống trong hoàn cảnh ngục tù, hết sức thiếu thốn hay phải chịu tra tấn, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi và tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù phản đối, thực dân Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn giặc kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hy sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Khi một tên lính bắt chị quỳ xuống, chị Võ Thị Sáu đã quát vào mặt lũ giặc: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Thế rồi tiếng hô vang lên: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát. Lúc này, chị Võ Thị Sáu vẫn chưa được mười tám tuổi.
Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Có thể khẳng định rằng, chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm cùng ý chí kiên cường để thế hệ ngày nay học tập.
Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc, đã để lại dấu ấn vĩ đại trong văn học Việt Nam và trở thành một biểu tượng mà người dân yêu mến và kính phục. Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, được hưởng nhiều đời làm quan. Cuộc sống của ông diễn ra trong một thời kỳ khó khăn và biến động nơi xã hội phong kiến Việt Nam. Đó là thời điểm mà xã hội đối diện với những khó khăn nặng nề, và đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và cuộc chiến tranh chống quân Thanh xâm lược đã thay đổi toàn bộ bức tranh chính trị và xã hội ở Việt Nam. Trong tình hình này, Nguyễn Du trải qua cuộc sống đầy biến động, chuyển động và khó khăn. Cuộc đời ông là một hành trình đầy gian khổ, vất vả, và sự phiêu bạt, từ quê vợ, quê mẹ, quê cha, đến việc làm quan dưới triều đại Nguyễn, và thậm chí cả việc cư trú ở Trung Quốc. Những trải nghiệm đầy sâu sắc này đã ảnh hưởng đến tâm hồn và tư duy của Nguyễn Du. Ông trở thành người hiểu biết, mở rộng tầm hiểu biết và đặc biệt là có lòng thương cảm sâu sắc đối với những người phải trải qua khó khăn, khổ đau, và thiệt thòi. Cuộc đời đầy biến động của Nguyễn Du đã thúc đẩy ông viết về hiện thực xã hội trong hầu hết các tác phẩm của mình. Nguyễn Du đã để lại một di sản văn học quý báu và phong phú cho dân tộc. Ba tập thơ chữ Hán với 243 bài thơ và sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất của ông, "Truyện Kiều," vẫn được coi là một kiệt tác văn học của Việt Nam. Với thành tựu trong sự nghiệp, tài năng và tâm hồn đậm đà, Nguyễn Du đã trở thành một thiên tài văn học và một nhà nhân đạo lớn, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người và sẽ luôn được tôn vinh trong lịch sử dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng và góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc. Trong cuộc chiến Điện Biên Phủ, ông đã lãnh đạo quân đội Việt Nam giành chiến thắng lịch sử. Với tài năng, mưu lược và lòng yêu nước sâu sắc, ông luôn là biểu tượng của sự kiên định và quyết tâm. Dù đã ra đi, nhưng tinh thần và thành tựu của ông vẫn mãi sống trong lòng người Việt Nam.
Nhân vật lịch sử mà em ngưỡng mộ nhất là vị tướng vĩ đại Lý Thường Kiệt. Ông không chỉ là một người chỉ huy xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Tống trên sông Như Nguyệt, mà còn là biểu tượng của lòng trung hiếu và lòng yêu nước sâu đậm trong lòng người Việt. Trận chiến của ông không chỉ là một trang sử lịch sử quan trọng mà còn là biểu hiện của sự sáng tạo và lòng dũng cảm. Ông đã sử dụng những chiến thuật độc đáo như tiến công tự vệ và chặn đánh trước thế mạnh của đối phương, khích lệ tinh thần của nhân dân và quân đội. Bài thơ "Nam quốc sơn hà" mà ông sáng tác không chỉ là một tác phẩm văn chương xuất sắc mà còn là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Những từ ngữ trong bài thơ truyền tải tinh thần yêu nước và lòng tự hào về quê hương, khắc sâu trong tâm trí của mỗi người Việt. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn là một hình mẫu về trí tuệ, can đảm và khôn ngoan. Ông không chỉ biết làm chiến binh xuất sắc mà còn giỏi trong việc giữ gìn mối quan hệ lâu dài với các quốc gia khác. Sự thông minh, tài năng và lòng dũng cảm của ông đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam. Đối với em, ông Lý Thường Kiệt không chỉ là một nhân vật lịch sử nổi tiếng mà còn là nguồn động viên mãnh liệt, khuyến khích em học hỏi và trưởng thành với lòng tự tin và lòng yêu nước mãnh liệt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã dẫn dắt dân tộc ta vượt qua gian khó, giành lại độc lập và tự do. Bác là biểu tượng của lòng yêu nước sâu sắc và lòng kiên trì bất khuất. Dù đã ra đi, nhưng tinh thần và công lao của Bác sẽ mãi mãi sống trong lòng người Việt Nam.
Nguyễn Trãi, người con xuất sắc của đất Việt, là biểu tượng sống của lòng trung hiếu, lòng yêu nước và lòng trung đạo. Ngài chôn vùi tại Lăng Ông Bổn, nơi trở thành nơi tôn thờ và tri ân không chỉ của thế hệ người xưa mà còn của chúng ta ngày nay. Sinh ra tại vùng quê hùng vĩ của xã Chi Ngại, Hải Dương, Nguyễn Trãi từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong không khí yêu nước và lòng trung hiếu. Định mệnh gắn kết ông với gia đình Hoàng đế Lê, khi giặc Minh xâm lược nước Việt, cha con Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi đồng lòng đứng lên đánh giặc, bảo vệ quê hương. Thế nhưng, sau bi kịch của gia đình, ông không chấp nhận đánh quốc truyền để tìm cha, mà quyết định trở về, trả thù cho cha, chống lại bọn xâm lược Minh. Trong hành trình chống quân Minh đầy cam go, Nguyễn Trãi trở thành chiến lược gia xuất sắc. Dưới bóng tướng như Quang Trung, ông trở thành người quân mưu thông minh, là chìa khóa mở cánh cửa chiến thắng cho nước Việt. Cuộc chiến chống Minh kết thúc bằng bức "Bình Ngô Đại Cáo," một kiệt tác văn chương và chính trị, giúp Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục độc lập cho nước Việt. Tuy ông phải chịu oan trái với vụ án oan Lệ Chi Viên, nhưng tinh thần không khuất phục của Nguyễn Trãi vẫn tỏa sáng. Ông được xứng danh là một bậc anh hùng dân tộc, người góp phần lớn vào việc xây dựng nên Việt Nam độc lập và tự chủ. Khám phá của ông không chỉ ở chỗ là người chiến sỹ xuất sắc, mà còn là nhà chính trị, nhà ngoại giao và nghệ sĩ lớn của dân tộc. Sự hiểu biết sâu sắc về con người và lòng yêu nước đã làm cho ông vươn lên thành một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của Việt Nam. Với tầm vóc lịch sử của mình, Nguyễn Trãi đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ người Việt hiện đại, chứng minh cho sức mạnh của lòng trung hiếu, lòng yêu nước và lòng trung đạo. Đó chính là lý do mà chúng ta vẫn tôn thờ và nhớ mãi tới hình ảnh của ông, như một biểu tượng của lòng kiên định và lòng nhân quyền, một nguồn động viên vô song cho mọi người yêu nước và trân trọng giá trị độc lập và tự do.
Võ Thị Sáu - người con gái dũng cảm của Đất Đỏ, đã hy sinh không ngần ngại vì sự tự do của dân tộc. Tinh thần kiên cường và ý chí bất khuất của chị sẽ luôn là nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ mai sau trong cuộc đấu tranh vì tự do và chủ quyền của Tổ quốc.
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, để lại một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc. Bác là một nhà cách mạng, nhà chính trị, và người lãnh đạo quốc gia, đồng thời cũng là biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất Việt Nam. Thanh niên, bác đã đi du học tại Pháp và tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp. Trở về Việt Nam,bác trở thành một trong những lãnh đạo chính của cuộc đấu tranh đòi độc lập cho đất nước. Năm 1941, Hồ Chí Minh thành lập Tổng đại lý Việt Nam Độc Lập và khởi đầu cuộc chiến tranh chống lại thực dân Pháp. Sau khi đánh bại thực dân Pháp vào năm 1954, Việt Nam được chia thành hai miền Bắc và Nam. Hồ Chí Minh trở thành người lãnh đạo của miền Bắc Việt Nam và bắt đầu chiến đấu để giành độc lập và thống nhất đất nước. Cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1975, khi quân đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn và thống nhất đất nước. Hồ Chí Minh đã qua đời vào năm 1969, trước khi thấy được mục tiêu độc lập và thống nhất được thực hiện. Hồ Chí Minh là biểu tượng của tình yêu đối với nhân dân Việt Nam và của tầm nhìn toàn diện về sự phát triển của đất nước. Bác đã đặt mục tiêu đánh bại đế quốc và thực dân để mang lại độc lập và bình đẳng cho dân tộc. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn là một nhà văn và nghệ sĩ tài ba, để lại nhiều tác phẩm văn học, nhạc phẩm và bài thơ đầy cảm hứng. Bác được xem là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của thế kỷ 20 và sẽ luôn được tôn vinh với tầm nhìn của mình về tự do, độc lập và bình đẳng.