Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 3 đoạn văn mẫu Viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến hay nhất, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 - 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến.
Em hãy viết đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến dựa vào gợi ý sau:
- Hội có tên là gì?
- Hội tổ chức khi nào?
- Hội tổ chức ở đâu?
- Tiến trình hội:
+ Bắt đầu như thế nào?
+ Тiếр theo diễn ra sự việc gì? (Ai thực hiện, hoạt động gì?)
+ Kết thúc diễn ra như thế nào?
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào, hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát, mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.
Tết Trung thu ở quê em năm nào cũng diễn ra rất vui vẻ, náo nhiệt. Trong ngày lễ này, chúng em được bố mẹ mua cho những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu. Vào buổi tối, tất cả sẽ đi rước đèn quanh con đường làng và xem những tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Kết thúc đêm hội, chị Hằng hướng dẫn các bạn nhỏ phá cỗ. Trung thu nào, bố mẹ em cũng chuẩn bị một mâm cỗ từ hoa quả, mọi người sẽ quây quần cùng nhau uống trà, ăn bánh. Em rất háo hức mỗi khi nghĩ về Tết Trung thu.
Mỗi dịp Tết đến, quê em thường tổ chức lễ hội đua thuyền với mong muốn một năm mưa thuận gió hoà, gặp nhiều may mắn. Mỗi đội chơi thường có khoảng 18 đến 30 người. Các đội sẽ có chiến thuật riêng nhằm đưa con thuyền về đích nhanh nhất. Lễ hội diễn ra trên sông vô cùng đông vui và náo nhiệt. Tiếng trống hòa cùng tiếng hò reo của mọi người. Em rất yêu và tự hào về lễ hội đua thuyền ở quê hương mình.
Vào ngày rằm tháng ba âm lịch hàng năm, quê em lại mở hội thả diều. Lễ hội được tổ chức ở bãi đất rộng sau đình. Người chơi phải sắm cho mình con diều thật đẹp và chắc chắn. Sau hiệu lệnh của trọng tài, mọi người lần lượt thả diều lên trời. Con diều nào bay cao nhất, trụ lại lâu nhất thì sẽ thắng cuộc. Mỗi con diều đều gửi gắm nhiều hi vọng, mong muốn của người dân. Lễ hội thả diều đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống quê em.
Vào thứ sáu tuần trước, em được tham gia ngày hội sách ở trường. Thầy cô dành rất nhiều tâm huyết để tổ chức hoạt động này. Mỗi lớp sẽ làm một gian hàng riêng với rất nhiều loại sách: truyện tranh, tiểu thuyết, sách kĩ năng, khoa học,.... Các bạn học sinh có thể thoải mái lựa chọn quyển sách muốn mua. Toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ chuyển vào quỹ "Đông ấm cho em". Ngoài ra, hoạt động này còn có rất nhiều trò chơi bổ ích cùng những tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Em rất yêu thích ngày hội đọc sách ở trường em.
Tháng tư hằng năm trường em lại tổ chức ngày hội "Nắng sân trường" cho các bạn học sinh. Đây là cuộc thi được phát động nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp các bạn học sinh có cơ hội tiếp thu kiến thức thú vị về đời sống. Ngày hội bao gồm ba phần. Phần một, các bạn học sinh sẽ trả lời nhanh các câu hỏi do ban tổ chức đưa ra. Đội nào thắng cuộc sẽ bước vào vòng hai và tham gia các trò chơi đồng đội. Đến vòng thứ ba, hai đội cuối cùng sẽ trả lời những câu hỏi khó trong thời gian quy định. Đội chơi nào trả lời có nhiều đáp án đúng hơn sẽ giành chiến thắng. Ngày hội đã khép lại với chiến thắng thuyết phục của đội "Hoa cỏ non".
Đô vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng, trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Vào ngày mùng sáu tháng giêng, làng em sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền. Sáng sớm, mọi người đã ra bờ sông để cổ vũ cho các đội đua. Năm đội tham dự đại diện cho năm xóm trong làng. Các thành viên của mỗi đội sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống khác nhau. Đội đua của xóm em mặc trang phục màu hồng. Gần bờ sông, năm chiếc thuyền đã nằm chờ sẵn ở điểm xuất phát. Trên thuyền có khoảng mười thanh niên cao lớn. Khi tiếng còi báo hiệu vang lên, cả năm chiếc thuyền bắt đầu lao nhanh về phía trước. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho các đội đua. Đội vàng đang ở vị trí thứ nhất. Theo sau lần lượt là các đội trắng, hồng, đỏ. Đang ở vị trí cuối cùng là đội đen. Năm chiếc thuyền đang theo rất sát nhau. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Kết thúc cuộc đua, đội vàng vẫn về thứ nhất. Sau đó là đội hồng, trắng, đỏ và đen. Mặc dù đội đua thuyền của xóm em không giành được giải nhất, nhưng em vẫn cảm thấy rất vui. Cuộc đua thuyền năm nay diễn ra vô cùng hấp dẫn.
Ở quê em có một hội lớn đó là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – Hải Phòng. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu", vào ngày này du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Con trâu số 89 của làng em đã chiến thắng, mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi nó là minh chứng cho sự thịnh vượng của quê hương em.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi gói bánh chưng mừng xuân mới. Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ "Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới" treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất vui và hài hước. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi gói bánh chưng. Mỗi đội gói bánh chưng có 5 người, xúm xít gói rồi luộc bánh sao cho chín thơm ngon và dẻo trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức. Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi gói bánh chưng sôi động còn vui hơn.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi gói bánh chưng mừng xuân mới.
Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ "Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới" treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất vui và hài hước. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi gói bánh chưng. Mỗi đội gói bánh chưng có 5 người, xúm xít gói rồi luộc bánh sao cho chín thơm ngon và dẻo trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức.
Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi gói bánh chưng sôi động còn vui hơn.
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua. Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà, … Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.
Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân Bắc Ninh quê em lại náo nức tổ chức hội Lim- Lễ hội truyền thống của địa phương em. Vào ngày hội, mọi người đều diện lên mình những bộ trang phục đẹp để đi hội. Hội Lim có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, chọi gà, đấu cờ, đấu vật. Một hoạt động văn hóa khác được tổ chức ở hội Lim được đông đảo mọi người yêu thích, đó là hát quan họ. Tại bờ sông, các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền thu hút đông đảo khán giả thưởng thức. Trong những ngày tổ chức lễ hội, không chỉ có người dân ở địa phương em mà còn rất nhiều du khách từ những địa phương khác cũng về đây trẩy hội. Hội Lim là một ngày hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa mà bất cứ người nào sinh sống trên quê hương Bắc Ninh đều cảm thấy yêu thích và tự hào.
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào, hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát, mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.
Mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng giêng, quê em đều có tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Hương. Trên sông, là hàng loạt chiếc thuyền đang thi nhau lao đi vun vút. Mọi người trên thuyền đang nỗ lực tay chèo tay chống đưa thuyền về đích. Xa xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang vượt lên dẫn đầu. Tiếng trống, tiếng reo hò vang lên của các cổ động viên bên bờ sông thật là nhộn nhịp. Chùm bong bóng đầy đủ sắc màu rực rỡ vang lên như tiếng reo vui, mừng chiến thắng …. Em rất thích và hy vọng có dịp được xem lại buổi lễ hội đua thuyền tưng bừng và náo nhiệt ấy.
Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, em luôn có cơ hội đồng hành cùng mẹ trở về quê ngoại để tham gia hội thi gói bánh chưng và chào đón một năm mới tràn đầy niềm vui.
Trên sân đình rộng lớn, người dân từ khắp nơi hội tụ để tham dự hội thi, tạo nên một không gian vô cùng sôi động và ấm áp. Tất cả mọi người đều diện trang phục mới, lịch lãm và tươi đẹp. Biểu ngữ "Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới" treo trước cổng đình, màu đỏ rực rỡ, chào đón mọi khách đến tham dự. Hội thi bắt đầu với lễ dâng hương và chương trình nghệ thuật xoay quanh đề tài nghề nông. Bà con nông dân biểu diễn vở kịch với sự hài hước và vui nhộn.
Ngày tiếp theo, người dân trong làng tổ chức hội thi gói bánh chưng. Mỗi đội gồm 5 người, họ cùng nhau nhanh chóng gói bánh chưng, và luộc chúng đến khi bánh thơm ngon và dẻo, hoàn thành trong ba hồi trống thúc. Bà con trong làng rất nhiệt tình, hò reo và cổ vũ cho từng đội thi. Không khí của ngày hội thật sự sôi động và tràn đầy niềm vui.
Dịp Tết Nguyên đán, được đi chơi và tham gia hội thi gói bánh chưng là niềm vui đặc biệt, là dịp sum họp và đón chào năm mới thật trọn vẹn.
Mỗi năm, ngày hội làng em lại diễn ra vào đầu xuân, mang theo không khí rộn ràng, náo nhiệt của những trò chơi dân gian đầy thú vị. Sáng sớm, tiếng trống giục giã, mọi người trong làng tập trung tại sân đình, chuẩn bị cho những cuộc thi như kéo co, bịt mắt bắt dê và đua thuyền. Các bạn nhỏ như em cũng tham gia một trò chơi đặc biệt – tìm kiếm các vật phẩm ẩn giấu trong vườn, ai tìm được nhiều sẽ nhận phần thưởng. Không khí tràn đầy tiếng cười và sự cổ vũ nhiệt tình từ mọi người. Điều làm em ấn tượng nhất là những buổi chiều, cả làng cùng quây quần dưới bóng cây, chia sẻ những câu chuyện xưa cũ. Ngày hội không chỉ đơn thuần là vui chơi mà còn là dịp để chúng em hiểu thêm về những giá trị văn hóa dân gian, và tình đoàn kết giữa mọi người trong làng. Cảm giác ấy luôn ở lại trong em, như một kỷ niệm khó phai mờ trong lòng.
Sáng nay, em dậy sớm cùng mẹ theo mọi người ra nhà văn hóa thôn để tham gia ngày hội mùa xuân. Hằng năm cứ đến ngày này, người dân khắp thôn sẽ nô nức tham gia ngày hội với hoạt động chính là cuộc thi gói bánh chưng. Từ tối hôm trước, các đội thi đã đến sân để chuẩn bị sẵn các nguyên liệu như rửa lá dong, ngâm đỗ và nếp. Để sáng nay, sau khi làm lễ khai mạc rộn ràng thì cuộc thi chính thức bắt đầu. Mỗi đội thi gồm ba thành viên ở ba độ tuổi khác nhau, điều đó góp phần thể hiện tinh thần tiếp nối truyền thống dân tộc - một ý nghĩa cao cả của hội thi. Sau tiếng còi của trọng tài, các thành viên nhanh chóng bắt tay vào gói bánh. Mỗi đội cần gói ba chiếc bánh với ba kích cỡ khác nhau, nhờ đó thể hiện được kĩ năng gói bánh điêu luyện của mình. Khán giả xung quanh trầm trồ và thích thú lắm. Ai cũng ra sức cổ vũ cho đội của xóm mình, nhanh chóng gói bánh. Bởi thời gian thi đấu cũng có hạn. Khi thời gian kết thúc, các đội đánh dấu bánh của đội mình, sau đó đem đi luộc. Trong lúc chờ bánh chín, cả thôn cùng nhau ca hát, nhảy múa quanh bếp lửa. Đó là những ca khúc về mùa xuân tuy đã cũ nhưng vui tươi rộn ràng. Tiếp đó là bầu không khí ấm cúng lúc các cụ già kể chuyện về các mùa Tết trước đây, khi đất nước còn chiến tranh. Cứ thế, thời gian nhanh chóng trôi qua đến lúc bánh chín. Thành phẩm đem chia cho các bà con cùng nhau chấm điểm. Cuối cùng có đội thắng và có đội thua nhưng tất cả đều rất vui vẻ và hào hứng. Đó chính là ngày hội mùa xuân ở quê hương em đó.
Ngày hội Trung Thu năm nay tại trường em thật sự ấn tượng với không khí vui tươi, rộn ràng. Sáng sớm, các lớp đã bắt tay vào công việc trang trí lớp học với những chiếc đèn ông sao, mặt nạ ông Công, ông Ngãi. Không khí trong trường thật ấm cúng, các thầy cô cũng tham gia vào việc tổ chức cho các em thiếu nhi vui chơi. Em cùng các bạn trong lớp tham gia cuộc thi làm đèn lồng, đèn ông sao được làm từ giấy màu, rực rỡ sắc màu. Buổi tối, cả trường tập trung tại sân trường để rước đèn, đi qua các con phố trong ánh trăng rằm sáng tỏ. Tiếng hát, tiếng cười của các bạn học sinh vang vọng khắp trường, tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt và vui vẻ. Sau đó, chúng em được thưởng thức bánh Trung Thu, múa lân và nghe những câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội. Ngày hội Trung Thu là dịp để các bạn nhỏ thỏa sức vui chơi, đồng thời cũng là thời gian để em hiểu thêm về những giá trị văn hóa dân gian.
Hội chọi gà Ngũ Xã quê em được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Trận đấu gà chọi nảy lửa thu hút đông đảo những cao thủ chơi gà chọi từ nhiều vùng miền tới tranh tài. Những sân đấu gà được quây tròn thành nhiều điểm trong hội Ngũ Xã. Bên cạnh mỗi sới gà luôn có một chiếc đồng hồ để theo dõi. Cuộc đấu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà lao vào nhau chiến đấu rất hăng chiến, tung cánh bay lên cho đối thủ những đòn cước mạnh mẽ, nhanh như cắt. Sau một hồi đấu, chú gà mang số 01 đã giành chiến thắng. Em rất thích xem các trận đấu gà vì đây là dịp để những người mê gà, có tinh thần thượng võ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm luyện gà; là dịp để những chú gà chọi phô diễn khả năng.
Ngày hội ẩm thực tại trường em là dịp để các bạn học sinh khám phá và thưởng thức những món ăn độc đáo. Mỗi lớp đều chuẩn bị một gian hàng bán các món ăn đặc trưng từ các quốc gia khác nhau. Gian hàng của lớp em bày bán các món ăn Việt Nam như bánh xèo, phở, và bún chả. Mỗi món ăn đều được làm rất tỉ mỉ, hấp dẫn. Các bạn trong trường xếp hàng thưởng thức, vừa ăn vừa trò chuyện, tạo nên không khí vui vẻ, giao lưu. Em còn tham gia vào các trò chơi ẩm thực như thi ăn bánh xèo và trò chơi đoán tên món ăn. Ngày hội này giúp em hiểu thêm về sự phong phú của ẩm thực, đồng thời cảm nhận được sự kết nối giữa các nền văn hóa khác nhau.
Ngày hội thể thao của trường em là một sự kiện mà em luôn háo hức mỗi khi đến dịp. Ngay từ sáng sớm, các học sinh đã tập trung tại sân vận động, chuẩn bị cho những trận đấu đầy gay cấn. Những tiếng còi vang lên, các bạn xếp hàng chờ lượt thi đấu. Em tham gia vào môn kéo co và thi chạy tiếp sức. Mỗi người đều nỗ lực hết mình, với niềm tin vào tinh thần đồng đội. Các thầy cô đứng ở hai bên đường, cổ vũ hết mình, tạo ra một không khí vô cùng phấn khích. Đặc biệt, buổi lễ trao giải cuối ngày thật sự gây ấn tượng với em. Những đội thắng cuộc nhận được những phần thưởng xứng đáng, nhưng điều quan trọng hơn là niềm vui chiến thắng, sự đoàn kết và tình bạn giữa các lớp. Ngày hội thể thao không chỉ là dịp để chúng em thi đấu mà còn là cơ hội để rèn luyện tinh thần thể thao, cải thiện sức khỏe và gắn kết tình bạn bè.
Ngày hội sáng tạo của trường em là nơi các bạn học sinh thể hiện sự sáng tạo trong các lĩnh vực như mỹ thuật, khoa học, và công nghệ. Em tham gia vào một dự án nhỏ, làm mô hình tái chế từ các vật liệu bỏ đi. Gian hàng của lớp em thu hút được rất nhiều sự chú ý từ các bạn. Không khí ngày hội thật sự rất sôi nổi, khi các bạn thuyết trình về sản phẩm của mình, chia sẻ ý tưởng sáng tạo. Ngày hội sáng tạo không chỉ là nơi để thể hiện tài năng mà còn là cơ hội để chúng em học hỏi, giao lưu và khám phá thêm những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Ngày hội đua thuyền là một sự kiện không thể thiếu trong dịp lễ hội của làng em. Từ sáng sớm, dòng sông đã tràn ngập sự náo nhiệt của các đội tham gia đua thuyền. Những chiếc thuyền được trang trí bắt mắt, đội nào cũng hăng hái, quyết tâm giành chiến thắng. Tiếng vỗ tay, tiếng reo hò từ khán giả vang dội, khiến không khí càng trở nên sôi động. Em đứng trên bờ cổ vũ cho đội của làng mình. Mỗi nhịp chèo, mỗi cú đánh mạnh mẽ, không chỉ là sức mạnh của các tay chèo mà còn là tinh thần quyết thắng. Sau những phút giây căng thẳng, đội chiến thắng vỡ òa trong niềm vui, còn những đội thua cuộc cũng không buồn, họ tự an ủi mình và chúc mừng đội chiến thắng. Ngày hội đua thuyền không chỉ mang đến những giây phút căng thẳng mà còn là dịp để mọi người trong làng gắn kết với nhau, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
Ngày hội văn hóa dân gian trường em là dịp để các bạn học sinh khám phá và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống. Các gian hàng bày bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bánh chưng, bánh tét, mứt Tết… khiến không gian trở nên sinh động. Em cùng bạn bè tham gia một hoạt động đặc biệt – thi làm bánh chưng. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, chúng em học được cách gói bánh, luộc bánh và cảm nhận được sự khó khăn, nhưng cũng rất vui vẻ khi hoàn thành được chiếc bánh chưng vuông vắn. Không chỉ có bánh chưng, các bạn trong trường còn thể hiện những tiết mục văn nghệ đặc sắc, từ múa sạp đến hát chèo, tái hiện những tích cổ trong lịch sử. Ngày hội văn hóa dân gian không chỉ giúp chúng em thêm hiểu biết về lịch sử dân tộc, mà còn là dịp để các thế hệ trẻ tiếp nối và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.
Ngày hội sách là một trong những sự kiện thú vị nhất mà em được tham gia. Các bạn học sinh trong trường mang đến những cuốn sách yêu thích, từ sách văn học, sách khoa học đến các thể loại tiểu thuyết, truyện tranh. Từng gian hàng sách được trang trí đẹp mắt, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Em và các bạn trong lớp cùng nhau chia sẻ những cuốn sách yêu thích, trao đổi và thảo luận về những cuốn sách đã đọc. Điều đặc biệt nhất là các thầy cô trong trường cũng tham gia vào hoạt động này, giới thiệu cho chúng em những cuốn sách hay. Mọi người cùng ngồi đọc sách, trao đổi những câu chuyện thú vị, không khí thật sự rất ấm áp và gần gũi. Ngày hội sách không chỉ giúp em hiểu thêm về các tác phẩm văn học mà còn kích thích sự yêu thích đọc sách trong mỗi học sinh.
Vào ngày mùng 2 Tết, em được tham gia lễ hội khai bút đầu xuân tại một ngôi đình cổ trong làng. Không khí lễ hội rất trang nghiêm, ai cũng háo hức chờ đợi giây phút đặt nét bút đầu tiên của năm mới. Các thầy đồ trong áo dài khăn đóng trịnh trọng viết những câu đối chúc Tết bằng chữ thư pháp, thể hiện ước vọng về một năm mới may mắn và thành công. Em cũng tự tay viết những dòng chữ đầu tiên với mong muốn có một năm học tập tiến bộ. Bên cạnh đó, lễ hội còn có các hoạt động như xin chữ, trò chơi dân gian và múa lân. Đây là một truyền thống đẹp, giúp em thêm trân trọng tri thức và văn hóa dân tộc.
Ngày hội văn nghệ trong trường em là một dịp đặc biệt để các bạn học sinh thể hiện tài năng ca hát, múa, nhảy. Các lớp chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho tiết mục của mình, từ trang phục, đạo cụ đến luyện tập từng động tác. Em cùng các bạn trong lớp tham gia một tiết mục hát tập thể. Không khí trong trường rất hào hứng và náo nhiệt, từng tiết mục đều được đón nhận nồng nhiệt. Những tiếng vỗ tay, sự cổ vũ của các thầy cô làm cho chúng em cảm thấy tự hào. Đây không chỉ là dịp để mọi người tỏa sáng mà còn là cơ hội để kết nối các bạn trong trường với nhau, tạo nên tình bạn và sự đoàn kết.
Ngày hội mùa xuân tại quê em là dịp để mọi người trong làng tụ họp, chia sẻ niềm vui Tết. Ngay từ sáng sớm, các gia đình đã chuẩn bị mâm cỗ, bánh chưng, bánh tét và các món ăn truyền thống của ngày Tết. Các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, đập niêu đất, và thi làm bánh chưng diễn ra rất sôi nổi. Em cùng các bạn trong lớp tham gia trò chơi kéo co, dù rất mệt nhưng mọi người đều hò reo cổ vũ lẫn nhau, tạo nên không khí vui vẻ, đoàn kết. Ngày hội mùa xuân không chỉ là dịp để chúng em chơi đùa mà còn là cơ hội để các thế hệ trong gia đình gặp gỡ, chuyện trò và ôn lại những kỷ niệm xưa. Cảm giác đoàn viên ấy thật đáng quý và đáng nhớ.
Vào dịp Tết Nguyên Đán năm ngoái, em được chứng kiến lễ hội đua thuyền trên sông quê. Ngay từ sáng sớm, người dân đã tập trung rất đông bên bờ sông để cổ vũ. Những chiếc thuyền rực rỡ sắc màu lướt nhanh trên mặt nước, các tay chèo phối hợp nhịp nhàng theo tiếng trống dồn dập. Không khí cuộc đua thật sôi động, ai cũng hò reo cổ vũ cho đội mình yêu thích. Khi về đích, đội thắng cuộc vỡ òa trong niềm vui sướng. Lễ hội không chỉ mang lại niềm vui mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí bền bỉ của con người vùng sông nước. Em rất vui khi được chứng kiến một lễ hội độc đáo và ý nghĩa như vậy.
Vào ngày mùng 5 Tết, em cùng gia đình tham dự lễ hội Gò Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng oanh liệt của vua Quang Trung. Từ sáng sớm, dòng người đã đổ về rất đông, mang theo không khí trang nghiêm nhưng cũng đầy phấn khởi. Lễ hội bắt đầu với nghi thức dâng hương, bày tỏ lòng biết ơn với vị anh hùng dân tộc. Sau đó là các tiết mục võ thuật tái hiện trận đánh lịch sử, làm ai nấy đều hào hứng. Những màn trống trận rền vang cùng hình ảnh những chiến binh tái hiện lại lịch sử càng khiến em thêm tự hào. Ngoài ra, còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co thu hút rất đông người tham gia. Lễ hội không chỉ giúp em hiểu thêm về lịch sử dân tộc mà còn hun đúc lòng yêu nước trong mỗi người.
Mùa xuân năm ngoái, em cùng gia đình về Phú Thọ tham gia lễ hội đền Hùng. Từ sáng sớm, dòng người nườm nượp đổ về khu di tích trong không khí trang nghiêm. Mọi người thành kính dâng hương tại các đền thờ, tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động hấp dẫn như hát xoan, kéo co, đánh đu. Em còn được thưởng thức các món ăn đặc sản như bánh chưng, bánh giầy – biểu tượng cho trời và đất. Lễ hội không chỉ giúp em hiểu thêm về lịch sử dân tộc mà còn bồi đắp lòng tự hào về cội nguồn.
Ngày rằm tháng 8 hằng năm chính là ngày diễn ra Tết Trung Thu - ngày Tết đoàn viên. Từ mấy ngày trước đó, mọi người đã rộn ràng chuẩn bị cho mâm cỗ nhà mình. Ngoài bánh kẹo, trái cây thông thường, không thể thiếu nhất chính là các loại bánh trung thu và chè trôi nước. Các em nhỏ thì háo hức với đèn lồng, đèn ông sao và những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Tối Trung Thu, các em nhỏ sẽ cùng nhau rước đèn, rồi về phá cỗ. Người lớn thì thảnh thơi ngồi ăn chút bánh trung thu, uống chút nước chè xanh rồi chuyện trò với nhau những mẩu chuyện đời thường. Bầu không khí bình dị, hạnh phúc ấy chính là ý nghĩa lớn lao của Tết Trung Thu. Đó chính là sự đoàn viên, tề tựu của mọi người trong gia đình. Em rất thích ngày Tết Trung Thu vì được tham gia lễ rước đèn và phá cỗ vui vô cùng.
Hằng năm, vào ngày rằm tháng Giêng, làng em tổ chức lễ hội truyền thống để tưởng nhớ vị thành hoàng làng. Từ sáng sớm, mọi người đã tập trung đông đủ tại đình làng, ai cũng mặc quần áo đẹp, háo hức chờ đợi. Phần lễ diễn ra trang trọng với nghi thức rước kiệu, dâng hương và tế lễ. Sau đó, phần hội bắt đầu với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, nhảy sạp, đấu vật. Trẻ em chúng em vui nhất khi được xem múa lân và xin chữ ông đồ. Lễ hội mang đến bầu không khí rộn ràng, giúp mọi người trong làng thêm gắn kết. Em rất tự hào về nét đẹp văn hóa của quê hương mình.
Mùa đông năm ngoái, em có dịp đến Đà Lạt và tham dự lễ hội hoa rực rỡ sắc màu. Ngay từ cổng chào, những tiểu cảnh hoa nghệ thuật đã thu hút đông đảo du khách chụp ảnh. Trên các con phố, những chiếc xe hoa diễu hành, trưng bày đủ loại hoa tươi tuyệt đẹp như lan, cúc, hồng, lay ơn. Đặc biệt, đêm hội hoa đăng bên hồ Xuân Hương lung linh huyền ảo khiến em vô cùng thích thú. Không chỉ có hoa, lễ hội còn có những chương trình biểu diễn văn nghệ, thời trang hoa rất đặc sắc. Được tham gia lễ hội, em cảm thấy yêu thiên nhiên hơn và thêm trân trọng vẻ đẹp của Đà Lạt mộng mơ.
Mùa thu năm ngoái, em có dịp đến Hải Phòng và được xem hội chọi trâu Đồ Sơn. Ngay từ sáng sớm, sân vận động đã chật kín người xem, ai cũng háo hức chờ đợi những trận đấu hấp dẫn. Khi hiệu lệnh vang lên, hai chú trâu lực lưỡng lao vào nhau, dùng sừng để tấn công đối thủ. Những màn đối đầu gay cấn khiến khán giả không ngừng vỗ tay cổ vũ. Trận đấu càng lúc càng kịch tính, cuối cùng một chú trâu giành chiến thắng trong sự reo hò của mọi người. Lễ hội không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ mà còn là nét đẹp văn hóa của người dân vùng biển. Đây thực sự là một trải nghiệm khó quên đối với em.
Mỗi năm, đúng vào ngày 16 tháng Giêng, quê em lại tổ chức một lễ hội đua thuyền truyền thống thú vị. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào, cả hai bên bờ sông được trang trí rực rỡ với những chùm bóng bay, băng rôn và khẩu hiệu. Lễ hội bắt đầu bằng một phần tế lễ tại đình làng, nơi các bậc lão thành thao lễ, dâng hương và lễ vật để tôn vinh Thành Hoàng làng.
Tiếp theo, đến phần chính của lễ hội - cuộc đua thuyền. Trên dòng sông, có hàng chục chiếc thuyền sắp sẵn ở điểm xuất phát, mỗi chiếc đều có mười chàng trai khỏe mạnh đang chờ sẵn trong tư thế sẵn sàng để chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục đẹp mắt với màu sắc đặc trưng của từng đội. Khi tiếng còi khai cuộc vang lên, những con thuyền bắt đầu nhanh chóng lao xuống dòng sông, cạnh tranh với tốc độ và sự khéo léo. Hai bên bờ sông, hàng người đứng tấp nập, cổ vũ và hò reo, tạo nên một không gian hào hứng và phấn khích.
Em rất mong mỗi năm có cơ hội trở về quê tham gia lễ hội này, để được chứng kiến và tham gia vào lễ hội đua thuyền truyền thống tại quê hương mình.
Vào ngày mùng sáu tháng giêng, làng quê của em sẽ long trọng tổ chức một cuộc lễ hội đua thuyền rất đặc biệt. Sớm sáng, mọi người đã tập trung đông đảo tại bờ sông, sẵn sàng để cổ vũ cho các đội tham gia. Năm đội đua thuyền sẽ đại diện cho năm khu phố trong làng. Mỗi đội thường mặc những bộ trang phục truyền thống riêng biệt để thể hiện sự đa dạng và sâu sắc trong văn hóa của làng quê.
Đội đua thuyền đến từ xóm em, ví dụ, đã chọn màu hồng làm trang phục biểu tượng. Gần bờ sông, năm chiếc thuyền đã sắp xếp sẵn tại điểm xuất phát. Trên từng chiếc thuyền, có khoảng mười thanh niên cao to, sẵn sàng đối đầu trong cuộc thi. Khi tiếng còi xuất phát vang lên, năm thuyền bắt đầu cuộc đua với tốc độ nhanh chóng. Người dân ở hai bên bờ sông đứng hò reo nhiệt liệt để động viên các đội tham gia.
Cuộc đua nhanh chóng trở nên căng thẳng khi các đội thuyền cạnh tranh mạnh. Đội màu vàng dẫn đầu, trong khi các đội màu trắng, hồng, đỏ lần lượt theo sau. Đội màu đen đang ở vị trí cuối cùng nhưng không bao giờ từ bỏ. Các chiếc thuyền cứ liên tục đua sát nhau, và đích đến dường như rất gần. Tiếng hò reo càng lớn hơn, tạo nên một bầu không khí náo nhiệt và sôi động.
Kết thúc cuộc đua, đội màu vàng vẫn giữ vị trí đầu tiên. Sau đó là đội màu hồng, trắng, đỏ và đen. Mặc dù đội đua thuyền của xóm em không đạt giải nhất, nhưng em vẫn cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào. Cuộc đua thuyền năm nay đã diễn ra một cách hấp dẫn và đáng nhớ trong trái tim em.
Hằng năm, vào tháng tư, trường của chúng tôi tổ chức một ngày hội mang tên "Nắng Sân Trường" dành riêng cho các bạn học sinh. Đây là một sự kiện được tổ chức nhằm mang lại một môi trường chơi đáng nhớ, đồng thời giúp các bạn học sinh trải nghiệm và học hỏi thêm về đời sống. Ngày hội này bao gồm ba phần thú vị.
Phần một của ngày hội là phần thi nhanh trí, trong đó các bạn học sinh phải đối mặt với các câu hỏi mà ban tổ chức đặt ra. Các đội tham gia sẽ cạnh tranh để vượt qua vòng này và tiến vào phần thứ hai, nơi họ sẽ tham gia vào các trò chơi đồng đội đầy thú vị.
Vòng ba là giai đoạn cuối cùng, trong đó hai đội xuất sắc nhất sẽ đối mặt với những câu hỏi khó hơn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiến thức sâu rộng. Cuối cùng, đội chiến thắng sẽ được xác định dựa trên số lượng câu trả lời đúng và sẽ mang về danh hiệu vô địch. Trong năm vừa qua, đội "Hoa Cỏ Non" đã xuất sắc giành chiến thắng và để lại ấn tượng mạnh mẽ.
Tết Trung thu ở quê em, không kể năm nào, luôn diễn ra một cách vui vẻ và sôi động. Trong ngày hội đặc biệt này, chúng tôi được ba mẹ mua cho những chiếc đèn lồng lung linh, rực rỡ với đủ sắc màu đa dạng. Vào buổi tối, tất cả chúng tôi sẽ cùng nhau ra ngoài rước đèn lồng, thắp sáng con đường làng, và tham gia vào những tiết mục văn nghệ thú vị.
Cuối cùng, khi đêm đã khép lại, chị Hằng sẽ hướng dẫn cho chúng tôi cách phá cỗ Trung thu. Trong mỗi dịp Trung thu, ba mẹ em đều chuẩn bị một bữa tiệc hoa quả ấm cúng, và mọi người sẽ tụ họp quanh bàn, thưởng thức trà thơm và ăn bánh thơm ngon. Cảm giác đó luôn khiến em đầy háo hức mỗi khi nghĩ đến Tết Trung thu.
Hàng năm, đúng vào ngày rằm tháng giêng, quê em luôn tổ chức một lễ hội đua thuyền hứng thú trên dòng sông Hương. Trên mặt nước sông, hàng loạt những chiếc thuyền cạnh tranh mạnh mẽ, hết mình lao tới với tốc độ vun vút. Cả đoàn người trên những chiếc thuyền đang đánh bại sóng nước, cùng hỗ trợ nhau tay chèo để đưa thuyền về đích với sự kiên nhẫn và đoàn kết. Từ xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang dẫn đầu, tạo nên một cuộc cạnh tranh sôi nổi.
Tiếng trống và tiếng hò reo đắn đo vang vọng trên bờ sông, là tiếng của các cổ động viên hòa mình vào không khí sôi động. Bên cạnh sự tranh đấu gay cấn, hàng trăm bong bóng nhiều màu sắc bay lượn trên bầu trời, tạo nên một bức tranh vô cùng rực rỡ và đầy niềm vui, tiếng reo mừng ngập tràn không khí.
Em thật sự yêu thích buổi lễ hội đua thuyền sôi động và đầy màu sắc này, và em hy vọng sẽ có cơ hội được tham gia và trải nghiệm một lần nữa.
Vào một ngày thứ sáu tuần trước đây, em đã có cơ hội tham gia vào ngày hội sách tại trường. Thầy cô giáo đã dành rất nhiều tâm huyết để tổ chức sự kiện này. Mỗi lớp học đã tạo ra một gian hàng sách riêng, đa dạng về thể loại, bao gồm truyện tranh, tiểu thuyết, sách về kỹ năng, khoa học, và nhiều loại khác. Điều này cho phép tất cả các bạn học sinh tự do lựa chọn những cuốn sách mà họ quan tâm. Tất cả số tiền thu được từ việc bán sách sẽ được đóng góp vào quỹ "Đông ấm cho em," nhằm hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài việc mua sách, ngày hội còn có nhiều hoạt động khác thú vị và bổ ích như trò chơi, các tiết mục văn nghệ đặc sắc. Em đã trải qua một trải nghiệm thú vị và ý nghĩa tại ngày hội đọc sách này tại trường em.
Hằng năm, vào mồng năm tháng giêng, Hội Gò Đống Đa lại diễn ra tại khu vực Gò Đống Đa. Sự kiện này luôn thu hút một lượng đông đảo người tham dự, bởi mọi người đều mong muốn được chiêm ngưỡng tượng đài của anh hùng Quang Trung.
Hội Gò Đống Đa khởi đầu bằng một loạt hoạt động tưởng nhớ đến vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ, người đã để lại dấu ấn rất lớn trong lịch sử nước ta. Trong khung cảnh truyền thống này, Hội còn tổ chức nhiều trò chơi thú vị như cờ tướng, đánh đu, chọi gà, và nhiều hoạt động khác.
Khi Hội Gò Đống Đa khép lại, tôi không thể không cảm thấy tiếc nuối và nhớ về vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Sự kiện này đã thấm sâu vào tâm hồn tôi và thúc đẩy tôi muốn học tập và phấn đấu để có thể đóng góp cho đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng tôi.
Hàng năm, vào ngày rằm tháng ba âm lịch, quê em lại tổ chức một lễ hội thả diều rất đặc biệt. Lễ hội diễn ra tại một bãi đất rộng rãi nằm sau đình làng. Để tham gia, mọi người phải chuẩn bị cho mình một chiếc diều thật đẹp và chắc chắn. Khi trọng tài ra hiệu, tất cả mọi người lần lượt thả diều của họ lên bầu trời.
Cuộc thi dựa trên việc con diều nào bay cao nhất và trụ lại lâu nhất sẽ giành chiến thắng. Mỗi con diều đều mang theo nhiều ước mơ và hy vọng của những người tham gia, tạo nên một bức tranh tươi đẹp của mong muốn và niềm tin. Lễ hội thả diều đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc biệt ở quê em.