Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng

119

Với giải Câu 3 trang 25 SBT Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

Câu 3 trang 25 sách bài tập Lịch Sử 6: Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng.

1. Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết

A. hình nêm. 

B. hình nón.            

C. hình trụ.

D. hình tròn.

Đáp án: A

Giải thích: Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn, nên được gọi là chữ hình nem hay hình góc (SGK – trang 39).

2. Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là

A. bộ sử thi Đăm Săn. 

B. thần thoại Héc-quyn (Hercules).

C. bộ sử thi Gin-ga-mét.

D. thần thoại Nữ Oa.

Đáp án: C

Giải thích: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét, nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựn dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me (SGK – trang 39).

3. Bộ luật thành văn quan trọng của người Lưỡng Hà là

A. bộ luật Ha-mu-ra-bi. 

B. bộ luật La Mã. 

C. bộ luật 12 bảng.

D. bộ luật Ha-la-kha.

Đáp án: A

Giải thích: Bộ luật thành văn quan trọng của người Lưỡng Hà là Luật Ha-mu-ra-bi, ra đời vào năm 1750 TCN (SGK – trang 39).

4. Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở?

A. Số 40. 

B. Số 50.

C. Số 60.

D. Số 70.

Đáp án: C

Giải thích: Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở (SGK – trang 39).

5. Công trình kiến trúc nổi tiếng nào của người Lưỡng Hà được xem là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Cổng thành Ba-bi-lon. 

B. Vườn treo Ba-bi-lon. 

C. Hộp gỗ thành Ua.

D. Cung điện Um-ma.

Đáp án: B

Giải thích: Vườn treo Ba-bi-lon của người Lưỡng Hà được xem là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.

6. Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên

A. giấy pa-pi-rút. 

B. thẻ tre. 

C. đất sét.

D. xương thú.

Đáp án: C

Giải thích: Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên đất sét (người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm “bút” rồi viết lên những tấm đất sét còn ướt).

Đánh giá

0

0 đánh giá