Bộ 49 đề thi THPT QG Địa Lí năm 2022 - 2023 chuẩn cấu trúc minh họa
Chỉ 100k mua trọn Bộ 49 đề thi THPT QG Địa Lí năm 2022 - 2023 chuẩn cấu trúc minh họa bản word có lời giải chi tiết (chỉ 20k cho 1 đề thi bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Năm học 2022-2023
Bài thi môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)
Đề số 2
Câu 1: Cho biểu đồ về đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017.
B. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017.
C. Qui mô đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017.
D. Chuyển dịch cơ cấu đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017.
Câu 2: Sản xuất với trình độ thâm canh khá cao, sử dụng nhiều lao động là đặc điểm của vùng nông nghiệp
A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về hạn chế trong việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay?
A. Lao động thiếu tác phong công nghiệp.
B. Năng suất lao động thấp so với thế giới.
C. Quĩ thời gian lao động chưa sử dụng triệt để.
D. Phân công lao động xã hội chậm chuyển biến.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 21, cho biết nước ta có bao nhiêu trung tâm công nghiệp có qui mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng?
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các nhà máy thuỷ điện của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. A Vương, Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi.
B. A Vương, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi.
C. A Vương, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Hàm Thuận - Đa Mi, Đa Nhim.
D. A Vương, Sông Hinh, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi, Vĩnh Sơn.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Campuchia?
A. Điện Biên. B. An Giang. C. Kon Tum. D. Gia Lai.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn?
A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một.
C. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
D. Hải Phòng, Biên Hoà, Cần Thơ, Thủ Dầu Một.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về công nghiệp năng lượng nước ta?
A. Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Nam Bộ và Bắc Bộ.
B. Số bậc thang thủy điện trên sông Xrê Pôk nhiều hơn sông Xê Xan.
C. Nhà máy nhiệt điện ở Bắc Bộ sử dụng nguồn nhiên liệu khí đốt.
D. Số lượng nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên lớn hơn Bắc Trung Bộ.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về nhiệt độ và lượng mưa của Thanh Hóa và Nha Trang?
A. Nhiệt độ trung bình năm của Thanh Hóa thấp hơn Nha Trang.
B. Tháng mưa cực đại của Nha Trang đến sớm hơn Thanh Hóa.
C. Số tháng mùa mưa của Thanh Hóa nhiều hơn Nha Trang.
D. Biên độ nhiệt năm của Nha Trang thấp hơn Thanh Hóa.
Câu 10: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam nước ta xuất phát từ áp cao
A. chí tuyến vịnh Bengan. B. cận chí tuyến bán cầu Nam.
C. cận chí tuyến bán cầu Bắc. D. ôn đới lục địa Xibia.
Câu 11: Lợi thế của Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ trong phát triển du lịch biển là
A. đường bờ biển dài, khí hậu nóng quanh năm. B. dọc bờ biển có nhiều bãi tắm và vịnh biển đẹp.
C. nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu nóng quanh năm. D. vùng biển rộng với nhiều đảo gần bờ và xa bờ.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm đất của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Diện tích đất phèn lớn hơn đất cát biển, đất mặn.
B. Đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu.
C. Đất mặn phân bố chủ yếu ở ven biển phía Tây.
D. Diện tích đất phù sa sông lớn hơn đất cát biển.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn thứ hai nước ta?
A. Bình Phước. B. Lâm Đồng. C. Đắc Lắc. D. Gia Lai.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất mặn lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất?
A. Kiên Giang. B. Cà Mau. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Bình Thuận.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị nước ta?
A. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng. B. Cơ sở hạ tầng đô thị ở mức thấp so với khu vực.
C. Đa số các đô thị do Trung ương quản lí. D. Nhiều đô thị ở các vùng được nâng loại.
Câu 17: Hoạt động kinh tế biển ở nước ta hiện nay đa dạng gồm
A. đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản, lọc dầu, du lịch và giao thông biển.
B. đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản, du lịch và giao thông biển.
C. đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản, du lịch và giao thông biển, khai thác năng lượng.
D. đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch và giao thông biển.
Câu 18: Cho biểu đồ
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với ngành công nghiệp năng lượng của Trung Quốc?
A. Sản lượng than và điện giảm liên tục. B. Sản lượng dầu thô và điện tăng liên tục.
C. Sản lượng điện tăng nhanh hơn than. D. Sản lượng dầu mỏ tăng nhanh hơn điện.
Câu 19: Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 – 2016.
(Đơn vị: đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2013 |
2016 |
Hoa Kì |
5988 |
7200 |
6854 |
Trung Quốc |
1198 |
1734 |
1596 |
Nhật Bản |
6693 |
6438 |
6280 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của các nước?
A. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của Hoa Kì và Nhật Bản giảm liên tục
B. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của Nhật Bản luôn thấp hơn Hoa Kì.
C. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của Hoa Kì và Trung Quốc biến động.
D. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của Trung Quốc luôn lớn hơn Nhật Bản.
Câu 20: Vận động Tân kiến tạo làm địa hình nước ta
A. trẻ lại và cấu trúc gồm 2 hướng chính. B. được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
C. có nhiều đồi núi và phân hóa đa dạng. D. có nhiều đồi núi và tính phân bậc rõ rệt.
Câu 21: Ý nghĩa chủ yếu của ngành nông nghiệp đối với khu vực Đông Nam Á là
A. cạnh trạnh với các khu vực khác trong việc xuất khẩu nông sản.
B. xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình công nghiệp hóa.
C. đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho số dân đông.
D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về ngành thương mại nước ta?
A. Phần lớn các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long đều xuất siêu.
B. Giá trị xuất, nhập khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn Tây Nguyên.
C. Giá trị xuất, nhập khẩu của Bắc Trung Bộ thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
D. Phần lớn các tỉnh của Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đều nhập siêu.
Câu 23: Phân bố sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hợp lí nhất ở Bắc Trung Bộ theo hướng từ Đông sang Tây là
A. khai thác thủy sản; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; rừng đầu nguồn; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
B. khai thác thủy sản; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng đầu nguồn.
C. khai thác thủy sản; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; rừng đầu nguồn.
D. khai thác thủy sản; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng đầu nguồn.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng với các nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta?
A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người, kiểm soát, cải tạo môi trường.
B. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.
C. Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
D. Tăng cường khai thác các tiềm năng tự nhiên của đất nước để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 25: Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi nước ta chưa phát triển mạnh chủ yếu do
A. không phải là ngành truyền thống. B. thu nhập thấp nên sức mua yếu.
C. cơ sở nguyên liệu còn hạn chế. D. thiếu nguồn lao động có kĩ thuật.
Câu 26: Mục đích chính của việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta là
A. nhận sự hỗ trợ vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ từ nhóm nước kinh tế phát triển.
B. tạo mặt hàng xuất khẩu chủ lực thu ngoại tệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
D. thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho lực lượng lao động đông đảo.
Câu 27: Vấn đề đặt ra chủ yếu đối với ngành công nghiệp mía đường ở nước ta hiện nay là
A. hạn chế các lò đường thủ công, phát triển nhà máy tinh luyện.
B. đảm bảo cân đối giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến.
C. mở rộng diện tích, tạo các giống mía có hàm lượng đường cao.
D. nâng cao chất lượng lao động và thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Câu 28: Vận tải đường ô tô chiếm ưu thế ở nước ta hiện nay do
A. tính cơ động cao ở nhiều dạng địa hình.
B. thích hợp với địa hình nhiều đồi núi.
C. hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết bất ổn.
D. hoạt động hiệu quả trên cự li vận chuyển dài.
Câu 29: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo nước ta, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì các đảo
A. có thể tổ chức xây dựng điểm quần cư và phát triển hoạt động sản xuất.
B. là cơ sở khẳng định chủ quyền với vùng biển, thềm lục địa quanh đảo.
C. là hệ thống căn cứ để tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.
D. tạo thành hệ thống tiền tiêu để bảo vệ phần lãnh thổ trên đất liền.
Câu 30: TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội chủ yếu do
A. nhiệt độ cao nên lượng nước bốc hơi mạnh, gây mưa nhiều.
B. hoạt động của frông và dải hội tụ nhiệt đới mạnh hơn.
C. vị trí tiếp giáp Biển Đông nên độ ẩm tương đối cao hơn.
D. trực tiếp đón gió mùa Tây Nam đến sớm, kết thúc muộn.
Câu 31: Vấn đề chủ yếu cần phải giải quyết để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. nước ngọt trong mùa khô. B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. cải tạo đất phèn, mặn. D. thâm canh, tăng vụ.
Câu 32: Phương hướng chủ yếu để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
B. thay giống mới năng suất cao, xây dựng công trình thủy lợi.
C. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, xây dựng công trình thủy lợi.
D. xây dựng công trình thủy lợi, ứng dụng công nghệ trồng mới.
Câu 33: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính chất khép kín của Biển Đông?
A. Các hải lưu khép kín, chạy vòng tròn. B. Sóng biển Đông không lớn, trừ khi có bão.
C. Thủy triều có chế độ bán nhật triều là chính. D. Đàn cá không có hiện tượng di cư lớn.
Câu 34: Công nghiệp điện ở nước ta được phát triển đi trước một bước chủ yếu do
A. nhu cầu điện cho các ngành sản xuất tăng nhanh.
B. có tài nguyên năng lượng phong phú, đa dạng.
C. đây là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng.
D. nguồn vốn, khoa học kĩ thuật được đảm bảo hơn.
Câu 35: Phương hướng chính để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đảm bảo việc vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ, cải tạo các đồng cỏ.
B. đảm bảo việc vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ, nhập các giống chất lượng.
C. tăng cường hệ thống chuồng trại, đẩy mạnh việc việc chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.
D. cải tạo, nâng cao năng suất các đồng cỏ, phát triển hệ thống chuồng trại, dịch vụ thú y.
Câu 36: Công suất các nhà máy thủy điện ở Duyên hải Nam Trung Bộ không lớn, chủ yếu do
A. cơ sở hạ tầng yếu kém. B. lưu lượng nước sông nhỏ.
C. thiếu nguồn vốn đầu tư. D. mùa khô sâu sắc kéo dài.
Câu 37: Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ chủ yếu do
A. vùng biển rộng, thềm lục địa sâu hơn. B. nguồn lợi thủy sản phong phú hơn.
C. bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh hơn. D. bão hoạt động với tần suất nhỏ hơn.
Câu 38: Cần phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo nước ta nhằm
A. vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giữ gìn an ninh - quốc phòng.
B. vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.
C. vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giải quyết việc làm cho người lao động.
D. vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Câu 39: Ngành trồng trọt của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông là do
A. tập trung nhiều lao động có kinh nghiệm sản xuất.
B. vị trí thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
C. có nền nhiệt độ cao và số giờ nắng tương đối lớn.
D. địa hình đồi núi thấp và đồng bằng dễ canh tác.
Câu 40: Cho bảng số liệu
SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI VÀ INTERNET NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017.
(Đơn vị: nghìn thuê bao)
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
Điện thoại |
142548 |
126224 |
128698 |
127376 |
Internet |
6001 |
7658 |
9098 |
11430 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện số thuê bao điện thoại và internet nước ta giai đoạn 2014 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột ghép. B. Miền. C. Kết hợp. D. Cột chồng.
Đáp án
1-B |
2-C |
3-A |
4-C |
5-B |
6-A |
7-D |
8-C |
9-B |
10-B |
11-C |
12-C |
13-C |
14-A |
15-A |
16-C |
17-B |
18-C |
19-C |
20-B |
21-C |
22-D |
23-C |
24-D |
25-C |
26-B |
27-B |
28-A |
29-B |
30-D |
31-A |
32-A |
33-C |
34-C |
35-A |
36-B |
37-B |
38-B |
39-D |
40-A |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Biểu đồ đường (năm gốc = 100 %) thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng.
=> Biểu đồ đã cho thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta giai đoạn 2014 – 2017.
Câu 2: Đáp án C
Sản xuất với trình độ thâm canh khá cao, sử dụng nhiều lao động là đặc điểm của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ (Bảng 25.11 trang 108 SGK Địa 12).
Câu 3: Đáp án A
Theo kiến thức SGK/75 Địa 12:
- Nhìn chung năng suất lao động xã hội nước ta ngày càng tăng, nhưng còn thấp so với thế giới => B đúng
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp, làm cho phân công lao động chậm chuyển biến => D đúng
- Quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để => C đúng
Lao động nước ta phần lớn là lao động trẻ, năng động, tác phong nhanh nhẹn, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Nhận định lao động nước ta thiếu tác phong công nghiệp là sai.
Câu 4: Đáp án C
Xem kí hiệu quy mô các trung tâm công nghiệp ở trang Kí hiệu chung – trang 3
=> Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, xác định các trung tâm công nghiệp có quy mô trên 40 nghìn tỉ đồng (gồm 2 mức: 40 đến 120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng), có 6 TTCN: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
Câu 5: Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, xem kí hiệu các nhà máy thủy điện + đồng thời xác định phạm vi vùng DHNTB
=> Các nhà máy thủy điện của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: A. Vương, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Đa Nhim, Hàm Thuận – Đa Mi.
Câu 6: Đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí trang 4 – 5, xác định đường biên giới với Campuchia. Tỉnh giáp Campuchia gồm: Kon Tum, Gia Lai, An Giang.
=> Điện Biên tiếp giáp Lào và Trung Quốc, không giáp Campuchia.
Câu 7: Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí trang 22, xác định xí kiệu TTCN chế biến lương thực thực phẩm: Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm công nghiệp quy mô rất lớn => loại đáp án A, B, C
=> Nhóm các TTCN có quy mô lớn gồm: Hải Phòng, Biên Hòa, Cần Thơ, Thủ Dầu Một.
Câu 8: Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí trang 22, có thể thấy các nhà máy nhiệt điện ở Bắc Bộ sử dụng nguồn nhiên liệu từ than (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương, Ninh Bình)
=> Nhận định các nhà máy nhiệt điện miền Bắc sử dụng nguồn nhiên liệu khí đốt là không đúng.
Câu 9: Đáp án B
Cách 1. Dựa vào Atlat Địa lí trang 9, có một số nhận định sau:
- Bản đồ nhiệt độ TB năm: Thanh Hóa có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Nha Trang (Thanh Hóa từ 20 – 240C, Nha Trang trên 240C) => A đúng
- Trạm khí hậu Thanh Hóa và Nha Trang:
+ Tháng mưa cực đại của Thanh Hóa là tháng 8, Nha Trang là tháng 11 => Thanh Hóa có tháng mưa cực đại đến sớm hơn => nhận đinh B sai
+ Thanh Hóa có 6 mùa mưa (từ T5 – T10), nhiều hơn Nha Trang với 4 tháng mùa mưa (T9 – 12) => C đúng
+ Biên độ nhiêt của Nha Trang cao hơn Thanh Hóa ( 40C < 100C) => D đúng
Cách 2. Suy luận dựa vào kiến thức đã học
Thanh Hóa thuộc miền khí hậu Bắc Bộ có mùa mưa đến sớm; Nha Trang thuộc vùng khí hậu miền Trung Trung Bộ => có mùa mưa đến chậm hơn, mưa lùi vào thu đông => tháng mưa cực đại của Thanh Hóa sẽ đến sớm hơn Nha Trang => nhận định B sai
Câu 10: Đáp án B
Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam nước ta xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. (SGK/42 Địa 12)
Câu 11: Đáp án C
Lợi thế của Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ trong phát triển du lịch biển là có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu nóng quanh năm.
- DHNTB là vùng biển có nhiều bãi tắm đẹp nhất ở nước ta, quan sát Atlat trang 25 có thể thấy rất nhiều bãi biển đẹp tập trung dọc bờ biển DHNTB (Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, …)
- DHNTB có khí hậu cận xích đạo nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho hoạt động du lịch biển diễn ra suốt quanh năm.
Câu 12: Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí trang 11, đất mặn (kí hiệu nền màu tím đậm) phân bố thành một dải rộng ở vùng ven biển phía Đông Nam (các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…)
=> Nhận xét đất mặn phân bố chủ yếu ở ven biển phía Tây là không đúng.
Câu 13: Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí trang 19, quan sát thấy: Bình Phước là tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất (310 nghìn ha), Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn thứ 2 (255 nghìn ha).
Câu 14: Đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng có diện tích đất mặn lớn nhất là: Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15: Đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, sản lượng thủy sản khai thác có kí hiệu cột màu hồng
=> tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất là Kiên Giang (315 157 tấn)
Câu 16: Đáp án C
Căn cứ vào cấp quản lí, các đô thị trực thuộc Trung ương quản lí ở nước gồm 5 đô thị: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
=> Nhận xét đa số các đô thị do Trung ương quản lí là không đúng.
Câu 17: Đáp án B
Hoạt động kinh tế biển ở nước ta hiện nay đa dạng gồm: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển. (SGK/192 Địa 12)
Câu 18: Đáp án C
Biểu đồ cho thấy:
- Sản lượng điện tăng lên liên tục (từ 5432 lên 6143 triệu tấn) => A sai
- Sản lượng dầu thô biến động, nhìn chung giảm xuống (từ 210 xuống 200 triệu tấn) => B sai
- Sản lượng điện tăng: 6143 / 5432 = 1,13 lần; Sản lượng than giảm; Sản lượng dầu mỏ giảm
=> Điện tăng nhanh hơn than => Nhận xét C đúng, nhận xét D sai.
Câu 19: Đáp án C
Nhận xét:
- Giá trị XK hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của Hoa Kì còn biến động => A sai
- Năm 2010, giá trị XK hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của Nhật Bản cao hơn Hoa Kì => B sai
- Giá trị XK hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của Trung Quốc luôn thấp hơn Nhật Bản và Hoa Kì => D sai
- Giá trị XK hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của Hoa Kì và Trung Quốc biến động: giai đoạn 2010 – 2013 tăng lên, sau đó đến năm 2016 giảm xuống. => C đúng
Câu 20: Đáp án B
Vận động Tân kiến tạo làm địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng. (SGK/29 Địa 12)
Câu 21: Đáp án C
Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, nông nghiệp có ý nghĩa chủ yếu trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm => góp phần quan trọng nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này (SGK/103 Địa 11)
Câu 22: Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí trang 24, đặc điểm ngành thương mại nước ta là:
- Phần lớn các tinh của ĐBSCL đều xuất siêu (giá trị xuất khẩu –cột màu xanh cao hơn giá trị nhập khẩu) => A đúng
- Giá trị xuất, nhập khẩu của ĐBSCL cao hơn Tây Nguyên => B đúng
- Giá trị xuất, nhập khẩu của Bắc Trung Bộ rất thấp và thấp hơn rất nhiều so với ĐBSH => C đúng
- Phần lớn các tỉnh Đông Nam Bộ đều xuất siêu (giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu) => D sai
Câu 23: Đáp án C
Quan sát Hình 35.1, xác định được tên các hoạt động sản xuất từ vùng ven biển phía Đông đến vùng núi phía Tây:
Phân bố sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp hợp lí nhất ở Bắc Trung Bộ theo hướng từ Đông sang Tây là: khai thác thủy sản -> rừng ngập mặn -> rừng chắn cát -> nuôi thủy sản -> cây hàng năm -> chăn nuôi lợn, gia cầm -> rừng, cây công nghiệp lâu năm -> chăn nuôi gia súc lớn -> rừng đầu nguồn.
Câu 24: Đáp án D
Mục tiêu trong chiến lược quốc gia của nước ta là: đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
=> Việc tăng cường khai thác các tiềm năng tự nhiên của đất nước để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội nếu không có kiểm soát sẽ khiến tài nguyên thiên nhiên dễ dàng bị suy thoái, cạn kiệt. Đây không phải là mục tiêu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Câu 25: Đáp án C
Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi nước ta chưa phát triển mạnh chủ yếu do ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lấy thịt sữa, trứng nói riêng còn ở vị trí thứ yếu so với ngành trồng trọt => do đó cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp này bị hạn chế. (SGK/153 Địa 12 nâng cao).
Câu 26: Đáp án B
Mục đích chính của việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta là:
- Tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu chủ lực, thu ngoại tệ.
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần lớn vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 27: Đáp án B
Vấn đề đặt ra chủ yếu đối với ngành công nghiệp mía đường ở nước ta hiện nay là: đảm bảo sự cân đối giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến gắn với cơ chế thị trường. (SGK/150 Địa 12 Nâng cao)
Câu 28: Đáp án A
Vận tải đường ô tô chiếm ưu thế ở nước ta hiện nay do: đường ô tô có ưu điểm là tính cơ động cao ở nhiều dạng địa hình => đảm bảo việc chuyên chở, trao đổi hàng hóa giữa vùng núi – đồng bằng, khu vực thành thị - nông thôn, vùng ven biển….được diễn ra dễ dàng, linh động hơn so với các phương tiện vận tải khác.
Câu 29: Đáp án B
Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo nước ta, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền với vùng biển, thềm lục địa quanh đảo. (SGK/192 Địa 12)
Câu 30: Đáp án D
TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội là do TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu Nam Bộ => là khu vực có vị trí trực tiếp đón gió mùa Tây Nam đến sớm và kết thúc muộn:
- Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa tây nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Bán cầu Nam vượt qua xích đạo đi qua biển, gây mưa lớn , kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 31: Đáp án A
Vấn đề chủ yếu cần phải giải quyết để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL là: nước ngot trong mùa khô.
Giải quyết nước ngọt có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ĐBSCL: cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt; cung cấp nước cho tháu chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp…
Câu 32: Đáp án A
Phương hướng chủ yếu để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là: xây dựng công trình thủy lợi và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu, góp phần giải quyết nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt, tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
- Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
Câu 33: Đáp án D
Chế độ thủy triều của nước ta khá phức tạp, gồm cả chế độ bán nhật triều và nhật triều. Bán nhật triều phổ biến ở miền Nam, còn nhật triều phổ biến ở miền Bắc (điển hình nhất là chế độ nhật triệu ở vùng vịnh Bắc Bộ).
=> Do vậy nhận định: "chế độ bán nhật triều là chính" không chính xác
Câu 34: Đáp án A
Công nghiệp điện là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt của nước ta. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân đều sử dụng điện. Do vậy để phát triển kinh tế - xã hội điện cần phải đi trước một bước, đặc biệt là ở vùng núi khó khăn.
Câu 35: Đáp án A
Phương hướng chính để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: đảm bảo việc vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ và cải tạo, nâng cao năng suất các đồng cỏ (SGK/148 – 149 Địa 12).
Câu 36: Đáp án B
Công suất các nhà máy thủy điện ở Duyên hải Nam Trung Bộ không lớn, chủ yếu do sông ngòi của vùng chủ yếu là các con sông nhỏ có lưu lượng dòng chảy nhỏ. Vùng chủ yếu xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất nhỏ (hoặc một số nhà máy sử dụng nguồn nước từ Tây Nguyên đưa xuống).
Câu 37: Đáp án B
Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ chủ yếu do vùng có nguồn lợi thủy sản phong phú hơn, với 2 ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận và Hoàng Sa – Trường Sa.
Câu 38: Đáp án B
Cần phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo nước ta vì: vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa chống ô nhiễm và suy thoái môi trường (SGK/192 Địa 12)
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng -> chỉ khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển không chia cắt được, một vùng biển ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho vùng xung bờ biển, vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định, diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái, hủy hoại.
Câu 39: Đáp án D
Ngành trồng trọt của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông là do miền Đông chủ yếu là các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và đồi núi thấp thuận lợi cho hoạt động canh tác (các đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Nam)
Câu 40: Đáp án A
- Bảng số liệu có 4 mốc năm
- Đề bài yêu cầu thể hiện “số thuê bao” => thể hiện giá trị (độ lớn) của đối tượng
=> Biểu đồ cột ghép thích hợp nhất để thể hiện số thuê bao điện thoại và internet nước ta giai đoạn 2014 – 2017.