Bộ 34 đề thi THPT QG Địa Lí năm 2023 từ các Trường chuyên và Sở Giáo dục

Bộ 34 đề thi THPT QG Địa Lí năm 2023 từ các Trường chuyên và Sở Giáo dục

Chỉ 100k mua trọn Bộ 34 đề thi THPT QG Địa Lí năm 2023 từ các Trường chuyên và Sở Giáo dục bản word có lời giải chi tiết (chỉ 20k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Năm học 2022-2023

Bài thi môn: Địa lí

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian phát đề)

Đề số 1

Câu 1 (NB): Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế từ năm 

     A. 1978                         B. 1986.                        C. 1994.                        D. 1949. 

Câu 2 (NB): Mưa phùn thường có ở 

     A. miền Bắc vào nửa sau mùa đông. 

     B. đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

    C. đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa đầu mùa đông. 

     D. miền Bắc vào nửa đầu mùa đông. 

Câu 3 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan tập trung nhiều nhất vùng núi nào? 

     A. Tây Bắc.                   B. Trường Sơn Bắc.     C. Trường Sơn Nam.    D. Đông Bắc . 

Câu 4 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, phần lớn dân cư thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo tập trung ở vùng 

     A. Đông Nam Bộ.                                              B. Tây Nguyên. 

     C. Đồng bằng sông Cửu Long.                          D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Câu 5 (NB): Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay là 

     A. Bắc Trung Bộ.         B. Đông Nam Bộ.         C. Tây Nguyên.            D. Tây Bắc 

Câu 6 (VD): Cho biểu đồ sau:

Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2023 có đáp án (Đề 1) 

Tỉ số giới tính của dân số Việt Nam qua các cuộc điều tra dân số

Nhận xét nào không đúng với biểu đồ trên? 

     A. Tỉ số giới tính nước ta liên tục tăng.             B. Chênh lệch giới tính có xu hướng giảm. 

     C. Dân số nam luôn cao hơn dân số nữ.            D. Tỉ số giới tính luôn ở mức dưới 100. 

Câu 7 (TH): Ở Việt Nam, thiên nhiên vùng núi nào có đủ cả 3 đại cao? 

     A. Đông Bắc                 B. Trường Sơn Nam.    C. Tây Bắc                    D. Trường Sơn Bắc 

Câu 8 (NB): Hiện nay, cơ cấu dân số Việt Nam đang ở giai đoạn 

     A. dân số già.                B. dân số vàng.             C. dân số trẻ.                D. dân số ổn định. 

Câu 9 (VD): Cho biểu đồ sau:

Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2023 có đáp án (Đề 1) 

Giá trị xuất nhập khẩu của một số nước trên thế giới

Nhận xét nào đúng về cán cân xuất nhập khẩu của các nước trên? 

     A. Cán cân xuất nhập khẩu của Trung Quốc là nhập siêu. 

     B. Cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ là nhập siêu. 

     C. Cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản là nhập siêu. 

     D. Cán cân xuất nhập khẩu của LB Nga là nhập siêu. 

Câu 10 (VD): Cho bảng số liệu sau:

Dân số và tỉ lệ tăng dân số nước ta qua các cuộc điều tra dân số

 

1/4/1989

1/4/1999

1/4/2009

1/4/2019

Dân số (nghìn người)

64376

76323

85847

96209

Tỉ lệ tăng dân số (%)

2,10

1,70

1,18

1,14

Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta là biểu đồ 

     A. miền.                        B. đường.                      C. cột.                           D. kết hợp. 

Câu 11 (VD): Theo kết quả Tổng điều tra dân số 2019, dân số Việt Nam đạt 96.208 nghìn người. Tính mật độ dân số, biết diện tích là 331.212 km”. 

     A. 295 người/ km2       B. 285 người/ km2.       C. 290 người/ km2.       D. 280 người/ km2

Câu 12 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết cửa sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Mê Công? 

     A. Cửa Tiểu                  B. Cửa Soi Rạp.            C. Cửa Đại                    D. Cửa Định An. 

Câu 13 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn lãnh thổ tỉnh Thái Bình có mật độ dân số: 

     A. Từ 200 - 500 người/km2                               B. Từ 1001 – 2000 gười/km2

     C. Từ 500 - 1000 người/km2.                             D. Trên 2000 người/km2

Câu 14 (VD): Sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và dãy 

     A. Tam Đảo.                 B. Pu Đen Đinh            C. Con Voi.                  D. Hoàng Liên Sơn. 

Câu 15 (NB): Kiểu khí hậu nào phó phổ biến ở miền Tây Trung Quốc 

     A. Cận nhiệt Địa Trung Hải                               B. Cận nhiệt đới gió mùa 

     C. Ôn đới lục địa                                                D. Ôn đới gió mùa 

Câu 16 (VD): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, điểm giống nhau về chế độ mưa của trạm Đồng Hới và Nha Trang là 

     A. mưa đều quanh năm                                      B. mưa lớn nhất vào tháng IX. 

     C. mưa lớn nhất cả nước                                    D. mùa mưa lệch về thu - đông. 

Câu 17 (TH): Nguyên nhân gây ngập lụt nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Hồng không phải là 

     A. đô thị hóa                 B. địa hình thấp.           C. triều cường.              D. để ngăn lũ. 

Câu 18 (VD): Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu sử dụng lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta (%)

Năm

2009

2019

Nông, lâm, thủy sản

53,9

35,3

Công nghiệp, xây dựng

20,3

29,2

Dịch vụ

25,8

35,5

Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên? 

     A. Tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản cao nhất. 

     B. Cơ cấu sử dụng lao động chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. 

     C. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng nhanh, công nghiệp, xây dựng giảm. 

     D. Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng giảm. 

Câu 19 (NB): Bùng nổ dân số ở Việt Nam xảy ra vào 

     A. nửa sau thế kỉ XX.   B. đầu thế kỉ XXI.        C. nửa đầu thế kỉ XX.  D. cuối thế kỉ XIX. 

Câu 20 (NB): Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không giáp biển là 

     A. Thái Lan.                  B. Cam-pu-chia             C. Mi-an-ma                  D. Lào. 

Câu 21 (TH): Miền Đông Trung Quốc không phải là nơi có 

     A. khí hậu ôn đới hải dương                              B. nhiều đồng bằng châu thổ.

    C. nhiều hoang mạc rộng lớn.                            D. hạ lưu các con sông lớn. 

Câu 22 (TH): Đặc tính của biển Đông là 

     A. lạnh khô, chịu ảnh hưởng của gió mùa 

     B. lạnh ẩm, không chịu ảnh hưởng của gió mùa 

     C. nóng ẩm, không chịu ảnh hưởng của gió mùa 

     D. nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa 

Câu 23 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết rừng ngập mặn phân bố nhiều nhất ở vùng nào? 

     A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                            B. Đồng bằng sông Hồng 

     C. Bắc Trung Bộ                                                D. Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 24 (TH): Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay là 

     A. ngập lụt trong mùa mưa và nước sông, hồ bị ô nhiễm. 

     B. ô nhiễm nguồn nước, nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt. 

     C. thiếu nước trong mùa khô và nguồn nước bị ô nhiễm. 

     D. lượng nước phân bố không đều giữa các vùng và các mùa 

Câu 25 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh không giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là 

     A. Sơn La                     B. Điện Biên                 C. Lai Châu                  D. Thanh Hóa 

Câu 26 (NB): Để đảm bảo vai trò của rừng với việc bảo vệ môi trường thì phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên đến 

     A. 50 - 60 %                 B. 55 - 60%.                  C. 70 - 80%                   D. 45 - 50 %. 

Câu 27 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào cao nhất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? 

     A. Ngọc Linh                B. Vọng Phu                 C. Chư Yang Sin.         D. Kon Ka Kinh 

Câu 28 (TH): Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi Việt Nam là 

     A. nước mưa                 B. nước ngầm               C. hồ, đầm.                   D. băng tuyết. 

Câu 29 (NB): Lãnh thổ Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương ở 

     A. Á - Âu và Thái Bình Dương.                        B. Á - Âu và Đại Tây Dương. 

     C. Á - Âu và Ấn Độ Dương.                             D. Á - Âu và Bắc Băng Dương. 

Câu 30 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết trên đất liền 

     A. Tiền Hải                   B. Lan Tây.                   C. Bạch Hổ.                  D. Lan Đỏ. 

Câu 31 (VD): Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc - Nam 

     A. Tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.                B. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc - Nam. 

     C. Hoạt động của gió mùa khác nhau.               D. Nằm hoàn toàn vùng nội chí tuyến. 

Câu 32 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào thuộc miền khí hậu phía Nam? 

     A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.                        B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. 

     C. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.                         D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ. 

Câu 33 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết thành phố trực thuộc trung ương nào của nước ta không giáp biển? 

     A. Hà Nội, Hải Phòng.                                                                             B. Cần Thơ, Hà Nội. 

     C. Đà Nẵng, Cần Thơ.                                        D. Hải Phòng, Đà Nẵng. 

Câu 34 (TH): Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới do vị trí 

     A. nằm ở nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng. 

     B. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa 

     C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. 

     D. nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động của thế giới. 

Câu 35 (TH): Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là 

     A. phục vụ nhu cầu xuất khẩu thu ngoại tệ 

     B. khai thác hợp lý tài nguyên đất và khí hậu. 

     C. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 

     D. giải quyết việc làm cho nguồn lao động đông đảo. 

Câu 36 (VDC)Hiện nay, Đông Nam Á là khu vực có sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài do 

     A. nguồn lao động kĩ thuật cao, tay nghề giỏi.

    B. môi trường chính trị - xã hội ổn định. 

     C. nguồn lao động đông, giá nhân công tương đối rẻ. 

     D. có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế. 

Câu 37 (VDC)Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng chậm do 

     A. trình độ công nghiệp hóa còn thấp. 

     B. cơ sở hạ tầng đô thị kém phát triển. 

     C. mạng lưới đô thị phân bố chưa hợp lí. 

     D. phần lớn dân cư sống ở nông thôn. 

Câu 38 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào không nằm trên đảo? 

     A. Xuân Thủy.              B. Cát Bà.                     C. Côn Đảo.                  D. Phú Quốc 

Câu 39 (NB): Địa hình nước ta chủ yếu là 

     A. đồng bằng ven biển                                        B. đồng bằng châu thổ. 

     C. đồi núi cao                                                     D. đồi núi thấp. 

Câu 40 (VD): Điểm khác biệt nhất của hình thức khu công nghiệp tập trung so với trung tâm công nghiệp và 

     A. tách biệt với khu dân cư.                               B. sản xuất để xuất khẩu. 

     C. có vị trí thuận lợi.                                          D. có khả năng hợp tác sản xuất. 

 

Đáp án

1-A

2-B

3-C

4-B

5-D

6-C

7-C

8-C

9-C

10-D

11-C

12-B

13-B

14-D

15-C

16-D

17-C

18-B

19-A

20-D

21-C

22-D

23-D

24-C

25-C

26-D

27-A

28-A

29-A

30-A

31-B

32-B

33-B

34-C

35-A

36-B

37-A

38-A

39-D

40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế từ năm 1978.

Câu 2: Đáp án B

Mưa phùn thường có ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu 3: Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, quan sát bảng chú giải các loại đất => đất feralit trên đá badan tập trung nhiều nhất ở vùng Trường Sơn Nam.

Câu 4: Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, phần lớn dân cư thuộc ngữ hệ Nam Đảo tập trung ở vùng Tây Nguyên. (kí hiệu nền và sọc đỏ)

Câu 5: Đáp án D

Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay là Tây Bắc (69 người/km2)

Câu 6: Đáp án C

Nhận xét:

- Tỉ số giới tính nước ta tăng liên tục (94,2% lên 99,1%) => A đúng

- Tỉ số giới tỉnh luôn ở mức dưới 100 cho thấy dân số nam luôn thấp hơn dân số nữ. => nhận xét D đúng, nhận xét C sai

- Chênh lệch giới tính có xu hướng giảm dần (năm 1979 là 94,2; năm 2019 là 99,1) => B đúng

Câu 7: Đáp án C

Ở Việt Nam, Tây Bắc là vùng núi duy nhất ở nước ta có đủ 3 đai cao: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 8: Đáp án C

Hiện nay, cơ cấu dân số Việt Nam đang ở giai đoạn dân số trẻ.

Câu 9: Đáp án C

Nhận xét cán cân xuất nhập khẩu các nước:

- Trung Quốc xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu) => A sai

- Hoa Kỳ nhập siêu (nhập khẩu > xuất khẩu) => B đúng

- Nhật Bản xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu) => C sai

- LB Nga xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu) => D sai

Câu 10: Đáp án D

- Đề bài yêu cầu thể hiện: dân số và tỉ lệ gia tăng dân số => thể hiện giá trị tuyệt đối

- Bảng số liệu có 4 năm, 2 đơn vị khác nhau (nghìn người và %)

=> Lựa chọn biểu đồ kết hợp (cột và đường) thích hợp nhất để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta.

Câu 11: Đáp án C

Mật độ dân số nước ta năm 2019 = 96 208 / 331, 212 = 290 người/km2

Câu 12: Đáp án B

Quan sát Atlat Địa lí trang 10 – Bản đồ sông ngòi Việt Nam:

- Cửa Tiểu, cửa Đại và cửa Định An là các cửa sông của hệ thống sông Mê Công.

=> Loại A, C, D

- Cửa Soi Rạp là cửa sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai

Câu 13: Đáp án B

Quan sát Atlat trang 15, phần lớn lãnh thổ Thái Bình có mật độ dân số từ 1001 – 2000 người/km2 (nền màu hồng)

Câu 14: Đáp án D

Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ có tác dụng ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) tràn sang phía Tây và xuống phía Nam. Do vậy vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm áp, bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc là khu vực trực tiếp đón gió.

Câu 15: Đáp án C

Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt với những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 16: Đáp án D

Nhận xét:

- Cả 2 trạm khí hậu đều có lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa theo mùa (tập trung chủ yếu vào mùa mưa) => nhận xét A sai

- Đồng Hới có lượng mưa lớn nhất vào tháng 10, Nha Trang có lượng mưa lớn nhất vào tháng 11 => nhận xét B sai

- Đây chưa phải là 2 địa điểm có lượng mưa lớn nhất cả nước => nhận xét C sai

- Cả hai địa điểm đều có mùa mưa lệch về thu đông (từ tháng 9 – 12) => D đúng

Câu 17: Đáp án C

Đồng bằng sông Hồng là vùng ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta, nguyên nhân là do: địa hình thấp, xung quang lại có đê sông đê biển bao bọc, kết hợp mật độ xây dựng công trình dày đặc khiến nước mưa tập trung và khó thoát, ứ đọng gây ngập úng nghiêm trọng.

=> Loại đáp án A, B, D

Triều cường không phải là nguyên nhân gây ngập lụt nghiêm trọng ở ĐBSH

Câu 18: Đáp án B

- Năm 2019 tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm-thủy sản đứng thứ 2 sau dịch vụ (35,3% < 35,5%) => nhận xét A sai

- Tỉ trọng lao động khu vực nông –lâm-thủy sản giảm, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng lên => nhận xét C, D sai

=> Cơ cấu sử dụng lao động chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng khu vực 1, giảm khu vực 2,3) tuy nhiên còn chậm. => nhận xét B đúng

Câu 19: Đáp án A

Bùng nổ dân số ở Việt Nam xảy ra vào nửa cuối thế kỉ XX.

Câu 20: Đáp án D

Quan sát lược đồ các nước Đông Nam Á (Atlat trang 5) => Lào là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không giáp biển.

Câu 21: Đáp án C

Miền Đông Trung Quốc gồm các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, khí hậu ôn đới hải dương.

=> Đây không phải là vùng có nhiều hoang mạc rộng lớn.

Câu 22: Đáp án D

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => do vậy biển có đặc tính nóng ẩm, nhiệt độ nước biển cao và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

Câu 23: Đáp án D

Quan sát Atlat Địa lí trang 12, xem kí hiệu rừng ngập mặn (màu tím) và xác định vị trí phân bố.

=> Rừng ngập mặn phân bố nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 24: Đáp án C

Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay là: thiếu nước vào mùa khô và nguồn nước bị ô nhiễm (ô nhiễm nước sông, hồ, biển, nước ngầm)

Câu 25: Đáp án C

Quan sát Atlat trang 4 – 5, các tỉnh tiếp giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa.

Tỉnh Lai Châu nằm ở phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, không tiếp giáp Lào.

Câu 26: Đáp án D

Để đảm bảo vai trò của rưng đối với việc bảo vệ môi trường thì phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên đến 45 – 50%.

Câu 27: Đáp án A

Quan sát Atlat Địa lí trang 14, kí hiệu đỉnh núi là hình tam giác màu đen

=> Đỉnh núi cao nhất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là đỉnh Ngọc Linh (2598m)

Câu 28: Đáp án A

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đem lại lượng mưa lớn => do vậy nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi Việt Nam là nước mưa.

Câu 29: Đáp án A

Lãnh thổ Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu và biển Thái Bình Dương.

Câu 30: Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, trên đất liền nước ta có mỏ khí Tiền Hải (Thái Bình)

Câu 31: Đáp án B

Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc – Nam là do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam: miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp của gió mùa Đông Bắc đem lại mùa đông lạnh; càng vào phía Nam gió mùa Đông Bắc càng suy yếu dần, miền Nam không có mùa đông lạnh, vị trí gần xích đạo nắng nóng quanh năm.

Câu 32: Đáp án B

Từ dãy Bạch Mã trở vào là miền khí hậu phía Nam

=> Thuộc miền khí hậu phía Nam là vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

Câu 33: Đáp án B

Thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta không giáp biển là Hà Nội, Cần Thơ.

Câu 34: Đáp án C

Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới do vị trí địa lí nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, thuận lợi cho giao lưu với các nước bằng đường hàng không và đường biển.

Câu 35: Đáp án A

Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là phục vụ nhu cầu xuất khẩu thu ngoại tệ.

Câu 36: Đáp án B

Hiện nay, Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa – chính trị rât quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt môi trường chính trị ổn định (ít xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo) nên khu vực đã và đang tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư quyết định đặt nền móng xây dựng các cơ sở công nghiệp lâu dài ở Đông Nam Á.

Câu 37: Đáp án A

Trình độ công nghiệp hóa nước ta còn thấp, các hoạt động công nghiệp và dịch vụ chưa thực sự phát triển năng động và tạo ra nhiều việc làm. Do vậy khu vực thành thị nước ta chưa thu hút mạnh mẽ dân cư từ các khu vực khác đến.

=> Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng chậm do trình độ công nghiệp hóa còn thấp

Câu 38: Đáp án A

Vườn quốc gia Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc đều nằm trên đảo.

Vườn quốc gia Xuân Thủy không nằm trên đảo

Câu 39: Đáp án D

Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, đồi núi thấp chiếm khoảng 60%.

Câu 40: Đáp án A

Điểm khác biệt nhất của hình thức khu công nghiệp tập trung so với trung tâm công nghiệp là:

- Khu công nghiệp tập trung có ranh giới rõ ràng, nằm tách biệt với khu dân cư.

- Trung tâm công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.

Đánh giá

0

0 đánh giá