Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng

1.8 K

Với giải Câu 1 trang 33,34 SBT Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Câu 1 trang 33, 34 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

A. Nằm giáp Trung Quốc.

B. Nằm giáp Ấn Độ.

C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.

D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng vì: Đông Nam Á là cầu nối giữa 2 đại dương: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

Câu 1.2. Khu vực Đông Nam Á được coi là

A. cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

B. “ngã tư đường” của thế giới.

C. “cái nôi” của thế giới.

D. trung tâm của thể giới.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng vì: Đông Nam Á án ngữ ở vị trí ngã tư đường giao thông quốc tế: là cầu nối giữa 2 đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) và 2 lục địa (lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a).

Vị trí địa lí

- Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp khu vực Đông Á;

+ Phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan;

+ Phía đông giáp Thái Bình Dương;

+ Phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội

- Thuận lợi:

+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.

- Khó khăn:

+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

Câu 1.3. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào?

A. Cây lúa. 

B. Cây lúa nước.

C. Cây gia vị. 

D. Các cây lương thực và gia vị.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Á là quê hương của cây lúa nước (SGK – trang 52).

Câu 1.4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Thương mại đường biển rất phát triển.

D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: 

Cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á bao gồm:

+ Sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.

+ Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

+ Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu 1.5. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ II TCN. 

B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

C. Thế kỉ VII TCN. 

D. Thế kỉ X TCN.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII (SGK – trang 52).

Câu 1.6. Đoạn tư liệu trong SGK (trang 52) chứng tỏ điều gì về tình hình kinh tế các quốc gia sơ kì trong khu vực?

A. Đã có sự giao lưu buôn bán với nhiều nước khác.

B. Có mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc.

C. Có mối quan hệ buôn bán với Ấn Độ.

D. Giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực khá phát triển.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Thông qua 2 đoạn tư liệu trong SGK trang 52, có thể thấy các quốc gia Đông Nam Á sơ kì đã có quan hệ buôn bán với nhiều nước khác, như: Trung Quốc, Ấn Độ...

Câu 1.7. Theo em, nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Các nghề thủ công đúc đồng, rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng.

C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.

D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: các quốc gia sơ kì Đông Nam Á và Hy Lạp, La Mã cổ đại có điểm tương đồng về kinh tế là: thương mại đường biển thông qua các hải cảng.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá