Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 6.
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
Phần 1: 20 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
Câu 1: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích gì?
A. Máy tính hoạt động nhanh hơn.
B. Cho phép tổ chức thông tin một cách có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm lại các tệp hơn.
C. Tiết kiệm dung lượng thông tin trên thiết bị lưu trữ.
D. Cả A và C đều đúng.
Trả lời: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích cho phép tổ chức thông tin một cách có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm lại các tệp hơn.
Đáp án: B.
Câu 2: Trong bản thông báo danh sách các em thiếu niên tham gia biểu diễn văn nghệ ở địa phương có họ tên phụ huynh, địa chỉ nhà. Theo em điều này có làm lộ thông tin cá nhân hay không?
A. Có.
B. Không.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
D. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Trả lời: Không, vì địa phương muốn cập nhật thông tin cá nhân của các em thiếu niên để thuận lợi hơn trong việc quản lý các em khi xảy ra việc không may nào đó trong việc biểu diễn văn nghệ.
Đáp án: B.
Câu 3: Biện pháp dưới đây để bảo vệ thông tin cá nhân?
A. Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một của sổ từ một trang web lại với yêu cầu điền thông tin cá nhân.
B. Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
C. Hạn chế đăng nhập ở các máý tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Trả lời: Nên áp dụng những biện pháp dưới đây để bảo vệ thông tin cá nhân:
- Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một của sổ từ một trang web lại với yêu cầu điền thông tin cá nhân.
- Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
- Hạn chế đăng nhập ở các máý tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
Đáp án: D.
Câu 4: Hoạt động chia sẻ thông tin sau đây an toàn?
A. Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email.
B. Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc, với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email của Nam.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
D. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Trả lời:
- Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email.
=> Hợp pháp vì Nam đã tự nguyện đưa mật khẩu cho Nam mà không bị ai ép buộc.
- Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc, với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email của Nam.
=> Không hợp pháp vì Minh chưa được sự cho phép của Nam nhưng đã tự ý đưa lên mạng xã hội, điều đó dẫn đến thông tin của Nam và em Nam bị lộ.
Đáp án: A.
Câu 5: Trang báo điện tử bằng tiếng Việt cung cấp những thông tin đáng tin cậy?
A. Báo điện tử dân trí.
B. Báo điện VN Express.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Trả lời: Trang báo điện tử bằng tiếng Việt cung cấp những thông tin đáng tin cậy là:
- Báo điện tử dân trí
- Báo điện VN Express
Đáp án:C.
Câu 6: Những thông tin nào sau đây là thông tin cá nhân của một học sinh?
A. Họ tên, ngày sinh, địa chỉ nhà, số điện thoại di động.
B. Tên trường, tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm.
C. Họ tên của bố mẹ, anh chị em, người thân trong gia đình.
D. Sở thích chơi thể thao, sở thích âm nhạc, ảnh chụp.
E. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Trả lời: Tất cả những thông tin trên đều là thông tin cá nhân của học sinh.
Đáp án: E.
Câu 7: Thảo là bạn của Vân, có lần Vân gửi cho Thảo ảnh chụp thẻ học sinh để nhờ Thảo làm thủ tục đăng kí tham gia Câu lạc bộ Tin học. Sau đó, trong một lần tranh luận trên mạng xã hội về của thẻ căn cước công dân, Thảo đã vô tình đưa tấm ảnh đó lên. Mặc dù ngày hôm sau Thảo đã xóa đi, nhưng một thời gian sau có kẻ sử dụng những thông tin trên thẻ căn cước công dân để mạo danh Vân lừa đảo người thân của cô một số tiền lớn.
Em hãy cho biết mỗi mệnh đề sau đây là đúng?
A. Thảo đã công khai thông tin cá nhân của Vân khi chưa được Vân cho phép.
B. Vì Vân chủ động gửi bức ảnh cho Thảo nên Thảo có quyền công khai nó.
C. Ảnh chụp không phải là bản gốc, dù có đưa lên mạng cũng không sao.
D. Kẻ mạo danh Vân có tội, Thảo không cố ý nên không có lỗi gì cả.
Trả lời: Thảo đã công khai thông tin cá nhân của Vân khi chưa được Vân cho phép=> Ảnh chụp thẻ căn cước công dân có nhiều thông tin cá nhân quan trọng như họ tên, ngày sinh, số thẻ căn cước, ảnh chụp chân dung,...
Đáp án: A.
Câu 8: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ.
B. Danh sách một lớp học (Gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì có thể gây ra hậu quả xấu.
C. Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật.
D. Đáp án A và B đúng.
Trả lời:
- Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ.
=> Đúng, bởi vì một khi bị tiết lộ ra thì sẽ bị mạo danh là người quen để bày những trò lừa đảo khác nhau.
- Danh sách một lớp học (Gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì có thể gây ra hậu quả xấu.
=> Đúng vì nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì sẽ bị đánh cắp thông tin của nhiều người một lúc.
- Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật.
=> Sai, cả người lớn và học sinh đều được cần bảo vệ thông tin vì chúng ta không biết sẽ có chuyện xấu gì xảy ra đối với thông tin của chúng ta khi bị lộ, chính vì thế, để được an toàn, nên bảo vệ thông tin của cả người lớn và trẻ em.
Đáp án:D.
Câu 9: Các thao tác chính với tệp và thư mục là:
A. Xem, duyệt thông tin về các tệp và thư mục.
B. Tạo mới, xóa, đổi tên.
C. Sao chép, di chuyển.
D. Tất cả đáp án trên.
Trả lời: Hệ điều hành cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác đối với các thư mục và tệp tin như sau: xem thông tin về các tệp và thư mục, Tạo mới, xóa, đổi tên, sao chép, di chuyển.
Đáp án: D.
Câu 10: Hệ điều hành tổ chức sắp xếp thông tin theo cấu trúc nào?
A. Hình cây.
B. Hình tròn.
C. Hình vuông.
D. Hình tháp.
Trả lời: Hệ điều hành tổ chức sắp xếp thông tin theo cấu trúc hình cây, giúp cho việc tìm kiếm và xử lí diễn ra nhanh chóng.
Đáp án: A.
Câu 11. Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?
A. Nguyen_Van_An_2020
B. nguyenvanan1234
C. an123456
D. Nguyen_Van_An
E. Tất cả các đáp án trên đều không đủ mạnh.
Trả lời: Mật khẩu mạnh là mật khẩu mà người khác khó đoán, trong đó không sử dụng những thông tin cá nhân (ví dụ như ngày sinh, họ tên). Vì vậy, mật khẩu 1, 2, 4 đều không mạnh. Mật khẩu 3 cũng không mạnh vì có tên của người dùng và cụm kí tự dễ đoán (1234565).
Đáp án: E.
Câu 12: Hãy chọn đáp án đúng?
A. Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu.
B. Nên thực hiện thao tác đăng nhập trong chế độ "ăn mật khẩu".
C. Khi làm việc trên máy tính không phải của mình, nếu máy tính hỏi "Bạn có muốn lưu mật khẩu không?" chúng ta nên trả lời có.
D. Tất cả đều đúng.
Trả lời:
- Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu để mật khẩu gõ vào không bị phần mềm gõ tiếng Việt tự động chuyển thành những kí tự ngoài ý muốn.
- Nên thực hiện thao tác đăng nhập trong chế độ "ẩn mật khẩu" để mật khẩu không hiển thị lên màn hình, tránh bị những người lạ đứng gần đó đọc được.
- Khi làm việc trên máy tính lạ, nếu lựa chọn lưu mật khẩu vào máy thì lần đăng nhập tiếp theo máy sẽ tự động cung cấp mật khẩu, bất kể người đăng nhập là ai. Như vậy một người khác có thể dễ dàng đăng nhập vào tài khoản của chúng ta. Hơn nữa, nếu máy tính đó bị nhiễm virus thì mật khẩu sẽ bị virus khám phá và tự động chuyển cho kẻ xấu.
Đáp án: D.
Câu 13: Trong các việc sau đây, Không nên làm những việc nào để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp?
A. Không nên sử dụng mạng xã hội.
B. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,...).
C. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
D. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.
Trả lời: Không nên sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp.
Đáp án: A.
Câu 14: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết không nên làm những việc nào trong các việc sau đây:
A. Thay đổi mật khẩu hằng ngày.
B. Cài đặt phần mềm diệt virus.
C. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...).
D. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...
E. Tự tạo và sử dụng mật khẩu mạnh.
Trả lời: Không nên Thay đổi mật khẩu hằng ngày. Việc này sẽ khiến chúng ta khó quản lí, khó nhớ được mật khẩu.
Đáp án: A.
Câu 15: Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
A. Mở video đó và xem.
B. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
C. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
D. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn.
Trả lời: Các nội dung bạo lực bị cấm trên mạng và những người đưa các nội dung này lên mạng hay phát tán nó đều phải chịu trách nhiệm tùy theo mức độ. Em không nên chia sẻ vì sẽ làm ảnh hưởng đến các bạn và có thể bị xử phạt. Cách tốt nhất là thông báo cho người lớn để họ có phương án xử lí.
Đáp án: B.
Phần 2: Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
1. Thông tin cá nhân và tập thể
- Thông tin cá nhân của 1 người là thông tin gắn với việc xác định danh tính của người đó (họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân,...).
- Mỗi cơ quan hay tổ chức cũng có những thông tin cần bảo vệ (tài khoản ngân hàng, mật khẩu thư điện tử,...).
- Kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin cá nhân/tập thể để lừa đảo và trục lợi.
- Thông tin cá nhân và tập thể được pháp luật bảo vệ.
2. Bảo vệ thông tin cá nhân
- Cài đặt phần mềm chống virus để bảo vệ máy tính.
- Không tuỳ tiện tiết lộ thông tin cá nhân.
- Không nhập mật khẩu trong điều kiện có thể bị người xung quanh nhìn trộm hoặc máy không ở chế độ ẩn mật khẩu.
- Sử dụng mật khẩu mạnh. Tránh đưa thông tin cá nhân vào mật khẩu vì dễ bị đoán ra.
3. Chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp
- Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân.
- Kiểm chứng kĩ lưỡng để đảm bảo thông tin không sai lệch.
- Tránh vi phạm bản quyền.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 1: Mặt trái của Internet
Trắc nghiệm Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
Trắc nghiệm Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet
Trắc nghiệm Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản