Lời giải SGK Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 6 Bài 6 từ đó học tốt môn Tin 6.
Giải SGK Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Lời giải:
Học sinh dựa vào Hình 2, SGK trang 75 để triển khai sơ đồ tư duy của mình
Giải Tin học 6 trang 74
1. Nếu gọi chủ đề trung tâm là chủ đề mẹ thì đâu là những chủ đề con của chủ đề trung tâm?
2. Nếu gọi chủ đề Ôn tập là chủ đề con thì chủ đề mẹ của nó là chủ đề nào
3. Nếu gọi chủ đề Ôn tập là chủ đề mẹ thì nó có những chủ đề con nào?
Lời giải:
1. Chủ đề con: Ôn tập, tham gia hoạt động, Giúp bố mẹ, Học mới…
2. Chủ đề mẹ: Kế hoạch hè.
3. Chủ đề con: Tiếng Anh, Toán.
Lời giải:
Sơ đồ minh hoạ mạng máy tính
Lời giải:
sơ đồ tư duy thể hiện những chuẩn bị của em cho một chuyển tham quan
- Viết một lá thư cho người thân.
- Tóm tắt ý chính của một bài phát biểu.
- Tính toán chi phí cho một hoạt động.
- Tổng kết nội dung một cuộc họp.
Lời giải:
Theo em, sử dụng sơ đồ tư duy là hữu ích trong những trường hợp:
- Tóm tắt ý chính của một bài phát biểu.
- Tổng kết nội dung một cuộc họp.
Lời giải:
Sơ đồ tư duy một bài phát biểu
Lời giải:
Bản đồ không phải là một sơ đồ tư duy vì một sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp ghi lại tóm tắt triển khai một ý tường trong quá trình suy nghĩ.
Lời giải:
Sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học bởi vì một nội dung bài học có chủ đề và các nhánh thông tin nhỏ.
Lý thuyết Bài 6: Sơ đồ tư duy
1. Khái niệm sơ đồ tư duy
- Sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp triển khai ý tưởng một cách ngắn gọn, trực quan.
- Sơ đồ tư duy giúp ghi lại tóm tắt, triển khai một ý tưởng trong quá trình suy nghĩ.
- Dùng sơ đồ tư duy ta có thể trình bày một chủ đề theo cách thấy được các ý chính của chủ đề và các ý chi tiết đã triển khai.
- Các thành phần của chủ đề tư duy:
+ Tên của chủ đề hoặc hình ảnh biểu thị một ý tưởng hay thông tin.
+ Các nhánh (đường nối).
2. Cách lập một sơ đồ tư duy đơn giản
- Vẽ sơ dồ tư duy cần thực hiện 3 bước chính sau:
+ Bước 1: Thể hiện chủ đề trung tâm.
+ Bước 2: Triển khai chi tiết cho đủ chủ đề trung tâm.
+ Bước 3: Bổ sung nhánh mới.
- Khi lập sơ đồ tư duy, các nhánh phải thể hiện mối liên quan hợp lí, viết ngắn gọn, chừa khoảng trống để có thể bổ sung.
- Nếu gọi một chủ đề là chủ đề mẹ thì chủ đề nhánh triển khai từ chủ đề mẹ gọi là các chủ đề con.