Giáo án Đêm nay Bác không ngủ (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ Văn 6 Bài 7: Đêm nay Bác không ngủ sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ Văn 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 

 ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức:

+ Tri thức về thể loại thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản .

+ Tư tưởng, tình cảm của tác giả Minh Huệ được thể hiện qua văn bản.

+ Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.

+ Đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, với biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác. 

2. Về năng lực: 

- Xác định được ngôi kể trong văn bản. 

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiểt, nhân vật, thể thơ, yếu tố miêu tả và tự sự; sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ ), nội dung (đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả, của anh đội viên với Bác và tình cảm của Bác đối với chiến sĩ và dân công,...) ..

- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản thơ.

- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

- Biết cách đọc thơ tự sự viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động lo lắng và niềm vui sướng HP của người chiến sĩ.

- Trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Về phẩm chất: 

- Nhân ái: HS biết tôn trọng, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc. 

- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ

- Yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc thể hiện trong tác phẩm.

- Biết ơn, kính trọng đối với những người có công.

- Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: 

- Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thơ kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản .

b) Nội dung:

- Tổ chức cuộc thi Tinh thần đồng đội, chia lớp thành 2-4 nhóm, các nhóm kể tên các bài thơ,  bài hát viết về Bác Hồ, cử đại diện lên thể hiện đọc/ hát một bài hoặc nêu vài câu cảm nhận về tình cảm của các  nhà thơ, nhạc sĩ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua cuộc thi Tinh thần đồng đội

 Luật chơi: 

- Trong thời gian 2 phút, mỗi nhóm trao đổi, ghi lại và kể tên các bài thơ,  bài hát viết về Bác Hồ.

- Trong thời gian 2p, mỗi nhóm cử đại diện lên kể tên bài thơ/ bài hát và thể hiện một bài thơ/ bài hát yêu thích hoặc nêu vài câu văn cảm nhận về tình cảm chung của nhà thơ/ nhạc sĩ đối với Bác Hồ trong các bài thơ, bài hát mà các em vừa nêu.

  •   Tiêu chí chấm: Đọc đúng – 10 điểm,Đọc sai – 0 điểm. Thể hiện bài/ nêu cảm nhận trôi chảy: 10đ, nếu vấp , quên..: trừ 05đ/ từ.

? Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn, quan sát học sinh trao đổi câu hỏi, gợi ý nếu cần

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học: Bác Hồ, vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc, người dành tất cả tình yêu cho đất nước, mon sông Việt Nam. Tình yêu thương bao la của người làm thổn thức bao trái tim nghệ sĩ. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát của nhiều tác giả với những cách tiếp cận và thể hiện khác nhau. Bài “Đêm nay Bác không ngủ” là một trong những bài thơ viết về Bác được thể hiện bằng hình thức thơ tự sự rất gần gũi, giản dị.

* Tên một số bài hát về Bác:

- Em mơ gặp Bác Hồ" (Xuân Giao)

- "Em về quê Bác Hồ" (Hồ Tĩnh Tâm)

- "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh" (Trần Hoàn)

- "Gửi tới Bác Hồ" (Kapapúi, lời Việt của Tường Vi)

- “Hát tên Người Hồ Chí Minh” (Nguyễn Trung Hoà)

*Tên một số bài thơ về Bác:

  • “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

  • “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)

  • “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

 

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

                         Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

a) Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về nhà thơ Minh Huệ và bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức ngữ văn trong SGK.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

 

I. ĐỌC -TÌM HIỂU CHUNG

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • GV: Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-6 học sinh tổ chức trò chơi “Bông hoa điểm 10” cho hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm trong vòng 8p

(Hoa 5 cánh: tác giả, hoàn cảnh st, thể loại và thể thơ, Ptbđ, cấu trúc vb)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ-8p

- HS nghe hướng dẫn 

- HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc kiến thức ngữ văn, tìm tư liệu)

- HS tương tác với các bạn trong nhóm thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ 1  nhóm trưởng  điều hành chung

+ 1 thư kí ghi chép

+ Người thiết kế bông hoa trên giấy/ bảng phụ/ máy tính và cử báo cáo viên 

+ Xây dựng nội dung: những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận- 5p

- GV gọi một nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.

*Thời gian: 3 phút 

*Hình thức báo cáo:  thuyết trình  

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. 

 *Phương tiện: Bảng phụ/ power point

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập- 3p

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét và bổ sung

- Hs ghi bài 

*GV diễn giảng

- Sự nghiệp sáng tác của Minh Huệ ghi dấu ấn qua bảy tập thơ, bốn tập truyện ký và ký, hai tập truyện và nhiều bài thơ, tiểu luận về đời sống văn học nghệ thuật và văn hóa VN. Bài thơ nổi tiếng Đêm nay Bác không ngủ được nhà thơ Minh Huệ viết năm 1951 lúc 24 tuổi.

- Bài thơ viết về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch năm 1950.

- GV chiếu một số hình ảnh bác trong chiến dịch biên giới cuối năm  1950

*GV hướng dẫn HS tìm từ khó và cách đọc bài thơ như thế nào cho phù hợp.

- GV hỏi một số từ khó HS cần sự giúp đỡ. HS cùng bàn giải thích cho nhau nghe. GV gọi HS giải thích.

- GV hướng dẫn cách đọc: Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp 3/2 – 2/3.Phân biệt 3 giọng:

 + Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả

 + Giọng anh chiến sĩ lo lắng

  + Giọng Bác trầm ấm, yêu thương.

-  GV phân vai cho HS đọc: vai dẫn chuyện, vai Bác Hồ và vai anh chiến sĩ – HS đọc bài

GV nhận xét, nhắc HS về tập đọc diễn cảm.

1-Tác giả.

- Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê ở tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống Pháp.

2-Tác phẩm :

a. Hoàn cảnh ra đời.

  • Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của Minh Huệ.

  • Bài thơ dựa trên sự kiện có thực: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

b.

Thể loại : Thơ tự sự.

Thể thơ: 5 chữ

  1. PTBĐ: TS + BC + MT

  2. Cấu trúc: 3 phần

+ Phần 1: 9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.

+ Phần 2: 6 khổ tiếp: Lần thức dậy thứ ba của anh đội viên.

+ Phần 3: Còn lại: Tình cảm của tác giả đối với Bác.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều Bài 7: Đêm nay Bác không ngủ.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Kiến thức ngữ văn trang 27

Giáo án Đêm nay Bác không ngủ

Giáo án Lượm

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 36, 37

Giáo án Gấu con chân vòng kiềng

Để mua Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá