Giáo án Thánh Gióng (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ Văn 6 Bài 1: Thánh Gióng sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ Văn 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 1. TRUYỆN

(TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 

THÁNH GIÓNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: 

- Tri thức bước đầu biết về thể loại truyền thuyết; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyền thuyết Thánh Gióng.

- Tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

2. Về năng lực: 

- Xác định được ngôi kể trong văn bản. 

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết.

- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản.

- Phân tích được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước; những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

- Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc thể hiện trong tác phẩm.

3. Về phẩm chất: 

- Nhân ái: HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng và bảo vệ môi trường sống, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc. 

- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:  

+ Theo em, người anh hùng là người như thế nào? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ? 

+ Em đã biết tên người anh hùng nào trong lịch sử? Hãy kể tên 1 vài vị anh hùng?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học: Lịch sử hàng ngàn năm qua, dân tộc Việt Nam không biết bao lần đó phải đứng lên đánh giặc ngọai xâm, bảo vệ tổ quốc. Điều rất kỳ diệu là trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc, cùng với cha anh có sự tham gia dũng cảm của nhiều thế hệ thiếu niên. Người anh hùng đầu tiên cũng là người trẻ nhất trong các anh hùng:Thánh Gióng

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Yêu nước chống ngoại xâm là một chủ đề lớn xuyên suốt tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm đã tạc vào thời gian những người anh hùng bất tử với non sông. Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết bất hủ như vậy. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của thiên truyện?Đó là nội dung mà bài học này sẽ đem đến cho các em!

- HS nêu suy nghĩ về người anh hùng.

- HS kể tên người anh hùng theo hiểu biết của các em.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

                         Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

a.Mục tiêu:  Học sinh nắm được những nét cơ bản về truyền thuyết, các chi tiết tưởng tượng kì ảo, về tác giả (người lao động) cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, cách đọc, bố cục văn bản.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức ngữ văn trong SGK.

Nhóm 1: Hiểu biết chung về truyền thuyết 

Nhóm 2: Điều hành phần đọc, kể - tóm tắt

Nhóm 3: Tìm hiểu chung về tác phẩm

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nhóm 1: Hiểu biết chung về truyền thuyết 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe hướng dẫn 

- HS chuẩn bị độc lập (khi ở nhà đọc văn bản, đọc kiến thức ngữ văn, tìm tư liệu).

- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ 1  nhóm trưởng  điều hành chung.

+ 1 thư kí ghi chép.

+ Người thiết kế power point, người trình chiếu  và cử báo cáo viên.

+ Xây dựng nội dung: những hiểu biết chung về truyền thuyết

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Nhóm 1: Báo cáo hiểu biết về Truyền thuyết

* Thời gian: 2 phút 

* Hình thức báo cáo: Thuyết trình  


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét và bổ sung

? Thế nào là các yếu tố tưởng tượng, kì ảo?

- Các chi tiết tưởng tượng không có thật, rất phi thường.

*GV diễn giảng

- Các yếu tố kì ảo còn được gọi là các chi tiết kì ảo, thần kì, phi thường, hoang đường, là 1 loại chi tiết đặc sắc của các truyện dân gian như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích.

- Chi tiết kì ảo do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt, gắn liền với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn thần linh và con người.

GV: Truyền thuyết chia thành hai giai đoạn. Đặc điểm của từng giai đoạn cũng khác nhau: 

+ Thời đại Hùng Vương - mở đầu lịch sử Việt Nam => nguồn gốc, dựng và giữ nước.

+  Thời hậu Lê => yếu tố hoang đường ít hơn, theo sát lịch sử hơn.

- Có mối quan hệ chặt chẽ. Truyền thuyết là thần thoại đã được lịch sử hóa.

? VB “Thánh Gióng” thuộc nhóm tác phẩm truyền thuyết thời nào?

- Truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

I. Tìm hiểu chung

1. Truyền thuyết

+ Truyện dân gian 

+ Sự kiện nhân vật có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

+ Có yếu tố tưởng tượng kỳ

 ảo.

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với lịch sử. 

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: 

Nhóm 2:  Cách đọc và kể, tóm tắt văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm.

- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ Xây dựng nội dung: Những hiểu biết về cách đọc, sự việc chính, kể chuyện.

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Đại diện nhóm trình bày.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

? Trong văn bản có một số từ khó, từ Hán Việt chúng ta cùng giải thích.

- Thánh là chỉ ai? 

- "Thánh Gióng" là ai?

- "Sứ giả", "kinh ngạc"

- "Tráng sĩ", "tượng", "lẫm liệt" "phi"? 

+ Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn …

+ Sứ giả: Người vâng mệnh trên (vua) đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài.

+ Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.

Giáo viên: Đây không phải là từ thuần Việt mà  là những từ có nguồn gốc mượn từ tiếng Hán Hán Việt.

2. Tác phẩm.

* Đọc và tóm tắt

Những sự việc chính:

- Sự ra đời của Thánh Gióng.

- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.

- Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động dự án. 

* Nhóm 3: Tìm hiểu chung về văn bản 

(Gợi ý: thể loại, PTBĐ chính, ngôi kể, nhân vật, bố cục…)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe hướng dẫn 

- HS chuẩn bị độc lập (khi ở nhà đọc văn bản, đọc chú thích, tìm tư liệu).

- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ Xây dựng nội dung: Những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm.

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Nhóm 3 báo cáo tìm hiểu chung về văn bản

* Thời gian: 5 phút 

* Hình thức báo cáo: Trò chơi (ai hiểu biết hơn, ai là triệu phú...: đưa câu hỏi phát vấn các bạn phía dưới) 

* Phương tiện: Trình chiếu

* Nội dung báo cáo: 

Về văn bản “Thánh Gióng”

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và bổ sung: Nhân vật chính trong truyện được xây dựng với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, lung linh, giàu ý nghĩa.

Các yếu tố kì ảo còn được gọi là các chi tiết kì ảo, thần kì, phi thường, hoang đường, là một loại chi tiết đặc sắc của truyện dân gian như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.

Chi tiết kì ảo do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt, gắn liền với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn thần và người.

* Văn bản:

- Thể loại: Truyện truyền thuyết.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

- Ngôi kể: ngôi thứ ba.

- Nhân vật: Cậu bé Gióng, mẹ, sứ giả, giặc Ân, nhà vua, dân làng...

+ Nhân vật chính: Cậu bé Gióng.

- Bố cục: 4 phần

a. Từ đầu… đặt đau nằm đấy: Sự ra đời của Gióng.

b. Tiếp theo ...giết giặc cứu nước: Sự trưởng thành của Gióng (Gióng đòi đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi).

c. Tiếp theo ...bay lên trời: Gióng đánh tan giặc Ân và bay về trời.

d. Phần còn lại: Những dấu tích còn lại.

                                  Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

                                        Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản

a. Mục tiêu: 

+ Gv hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.

+ HS nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.

b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều Bài 1: Thánh Gióng.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Cấu trúc của sách Ngữ văn 6

Giáo án Thánh Gióng

Giáo án Thạch Sanh

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 24, 25

Giáo án Sự tích hồ Gươm

Để mua Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá