Với giải Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài tập tiếng Việt trang 30 - 31 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập tiếng Việt trang 30 - 31
Câu 3 (trang 30 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Xếp các thành ngữ sau đây vào các nhóm phù hợp
chia ngọt sẻ bùi, đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi, vững như bàn thạch
a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau.
b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau.
Trả lời:
a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh: Đặc điểm của kiểu thành ngữ này là hai bộ phận có ý nghĩa so sánh được nối với nhau bằng từ như. Kiểu thành ngữ này thường được gọi là thành ngữ so sánh, ví dụ: đắt / như tôm tươi,...
b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau: Kiểu thành ngữ này thường được gọi là thành ngữ đối, ví dụ: ba chìm / bảy nổi,...
Trên cơ sở đó, ta xếp được các thành ngữ vào hai nhóm như sau:
- Thành ngữ so sánh: đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, vững như bàn thạch.
- Thành ngữ đối: chia ngọt sẻ bùi, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi.
Xem thêm lời giải sách bài tập văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 3 (trang 30 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Xếp các thành ngữ sau đây vào các nhóm phù hợp....