Giáo án Tin học 6 Bài 3 (Cánh diều 2024): Máy tính trong hoạt động thông tin

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tin học 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tin học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Tin học 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày dạy: 

Ngày soạn: 

Tiết theo KHBD: 03

BÀI 03: MÁY TÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu: 

1. Về kiến thức:

- Biết được một vài thiết bị thông dụng.

- Giải thích được máy tính và các thiết bị số là công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Biết được máy tính quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.

2. Về năng lực: 

2.1. Năng lực chung:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày. 

2.2. Năng lực Tin học: 

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa): Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

- Biết một số thiết bị tiếp nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin và bảo quản các thiết bị này.

- Biết các hạn chế về khả năng thu nhận, xử lí thông tin của máy tính để tránh hiểu lầm cực đoan là máy tính làm được mọi việc tốt hơn con người.

Năng lực D (NLd): Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học 

- Nhận biết được một số thiết bị thông dụng, nêu được ví dụ minh hoạ.

- Giải thích được máy tính và các thiết bị là công cụ trong việc tiếp nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Biết được vai trò quan trọng của máy tính trong đời sống.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Thiết bị dạy học:

- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu:

- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. 

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)  

a) Mục tiêu:

- HS thấy được sự quan trọng của máy tính trong các hoạt động thông tin của con người thông qua sự so sánh của bản thân khi cuộc sống xung quanh em có sự hỗ trợ của máy tính và không có sự hỗ trợ của máy tính.

b) Nội dung:

- HS làm việc cá nhân theo nhóm trên phiếu học tập.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập của HS thể hiện rõ ý kiến cá nhân của các em khi so sánh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu mỗi HS ghi ra những ý kiến cá nhân của mình vào phiếu học tập sau để so sánh cuộc sống xung quanh em có sự hỗ trợ của máy tính và không có sự hỗ trợ của máy tính:



Có máy tính hỗ trợ

Không có máy tính hỗ trợ

   

* HS thực hiện nhiệm vụ

- GV phát cho mỗi HS 1 phiếu học tập.

- HS làm việc cá nhân trong 2 phút.

* Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện một vài HS nêu ra suy nghĩ của cá nhân mình.

- HS tranh luận và đưa ra một số ý kiến chung về vấn đề GV đặt ra.

* Kết luận, nhận định

- GV chốt lại một số ý kiến của GV.

- GV đặt ra câu hỏi: Vậy máy tính có vai trò như thế nào trong hoạt động thông tin của con người?

Bài 3: MÁY TÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

Hoạt động 2.1: Một số thiết bị số thông dụng (10 phút)  

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số thiết bị số thông dụng hiện nay.

- Biết khái niệm về “thiết bị số”.

b) Nội dung:

- HS tìm hiểu các thiết bị số thông dụng trong hình 1 tr.11 SGK.

- Biết khái niệm “thiết bị số”.

c) Sản phẩm:

- Công dụng của một số thiết bị số thông dụng.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS thực hiện trò chơi “Ghép đôi”.

- GV nêu thể lệ trò chơi: Chia lớp thành nhóm: 

+ Nhóm 1: Với các mảnh ghép có ghi các nội dung:

  • USB; CD; DVD; ổ cứng

  • Camera số; máy ảnh số; máy ghi âm số

  • Điện thoại thông minh

+ Nhóm 2: Với các mảnh ghép có ghi các nội dung:

  • Có thể chứa các thông tin, chương trình, tài liệu, hình ảnh,…

  • Để quay phim, chụp ảnh, ghi âm và ghi dữ liệu vào bộ nhớ

  • Thực hiện các hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lí, truyền thông tin

+ Tất cả các HS của hai nhóm sau khi đã được nhận mảnh ghép trong tay; trong vòng 1 phút phải tìm được mảnh ghép tương ứng của mình. Sau khi hết thời gian, GV sẽ lựa chọn ra 3 cặp đôi nhanh và chính xác nhất để trao thưởng.

* HS thực hiện nhiệm vụ

- HS chia thành 2 nhóm, nhận mảnh ghép và thực hiện trò chơi theo hiệu lệnh của GV.

* Báo cáo, thảo luận

- HS dựa vào các mảnh ghép tương ứng của các cặp đôi trình bày một số thiết bị số thông dụng và nêu lên được một số công dụng của các thiết bị số đó.

* Kết luận, nhận định

- GV nhận xét các mảnh ghép của các cặp đôi.

- GV chốt lại một số nội dung:

+ Giải thích cho HS hiểu được vì sao gọi các thiết bị này là “thiết bị số”. Thiết bị số là một danh từ rất chung, bao gồm rất nhiều thứ, từ nhỏ bé đơn giản như cái thẻ nhớ đến các siêu máy tính. Các thiết bị thông minh đều chứa “máy tính” hiểu theo nghĩa rộng là bộ phận có khả năng xử lí dữ liệu số và là thiết bị số.

+ Camera số, máy ảnh số, máy ghi âm số cũng để quay video, chụp ảnh, ghi âm nhưng ghi dữ liệu vào bộ nhớ của thiết bị nên thêm đuôi tính từ “số”. (giải thích cho hs hiểu cuối đuôi của các thiết bị có từ số).

+ Giới thiệu về chức năng thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin của mỗi thiết bị số. Điện thoại thông minh thực chất là một máy tính nhỏ gọn.

+ So sánh các thiết bị số với các thiết bị tương tự tương ứng.

1. Một số thiết bị số thông dụng:


































- Các thiết bị số nhỏ gọn hỗ trợ con người trong các hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin một cách hiệu quả.

- Ví dụ:

+ USB; CD; DVD; ổ cứng: Có thể chứa các thông tin, chương trình, tài liệu, hình ảnh,…

+ Camera số; máy ảnh số; máy ghi âm số: Dùng để quay phim, chụp ảnh, ghi âm và ghi dữ liệu vào bộ nhớ.






+ Điện thoại thông minh: Thực hiện các hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lí, truyền thông tin.




................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin.

Xem thêm các bài giáo án Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 4: Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính

Giáo án Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

Giáo án Bài 1: Khái niệm và lợi ích của mạng máy tính

Giáo án Bài 2: Các thành phần của mạng máy tính

Giáo án Bài 3: Mạng có dây và mạng không dây

Để mua Giáo án Tin học 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá