Sách bài tập Ngữ Văn 6 Giờ Trái Đất | Cánh diều

1 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Giờ Trái Đất sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Giờ Trái Đất

Câu 1 (trang 34 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): (Câu hỏi 2, SGK) Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian

Hãy nêu các mốc thời gian được nhắc đến và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian đó.

Trả lời:

(Câu hỏi 2, SGK) Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian. Các mốc thời gian được nhắc đến:

- Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtrây-li-a (Australia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa về vấn đề biến đổi khí hậu. 

- Năm 2005 bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn 

- Năm 2006 đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất” 

- Ngày 31-3-2007 Lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất tổ chức. 

- Ngày 29-3-2008 Chiến dịch được mở rộng. 

- Năm 2009 Chiến dịch thu hút sự chú ý của hàng trăm triệu người. 

Câu 2 (trang 34 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): (Câu hỏi 4, SGK) Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em?

Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.

Trả lời:

(Câu hỏi 4, SGK) Thông tin từ văn bản trên giúp bản thân em nhận ra rằng môi trường hiện tại đang gặp nguy hiểm, bản thân em cùng mọi người xung quanh phải đoàn kết với nhau, cùng nhau hành động. Đối với em, hành động đơn giản nhất mà chúng ta có thể cùng nhau làm là tắt điện nước khi không sử dụng...

Câu 3 (trang 34 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Nhận định nào không đúng về vị ngữ của câu sau?

Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.

A. Vị ngữ của câu được mở rộng 

B. Vị ngữ của câu là một cụm động từ

C. Từ trung tâm trong bộ phận vị ngữ là “tham gia” 

D. Từ trung tâm trong bộ phận vị ngữ là “sử dụng”

Trả lời:

Đáp án:D. Từ trung tâm trong bộ phận vị ngữ là “sử dụng”.

Câu 4 (trang 35 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

a) Tại sao văn bản này được coi là văn bản thông tin về một sự kiện trình bày

theo thời gian?

b) Văn bản này có cách trình bày thông tin giống với văn bản nào đã học trong

Bài 5?

DIỄN BIẾN CHIẾN THẮNG LẪY LỪNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

                                                                                                     (Trích)

   Thứ Sáu, 2-5-2014, 10:42 (GMT+7)

Khi xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 60 năm trước, thực dân Pháp tin chắc lòng chảo này sẽ nghiền nát Việt Minh. Nhưng quân đội Việt Minh, từ thế yếu đánh thế mạnh, giành chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. 

   Cuối năm 1953, Pháp sa lầy'” trên chiến trường Đông Dương. Để tìm giải pháp đàm phán ưu thế, Hen-ri Na-va-re (Henri Navarre) được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Ngày 20-11-1953, Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng nơi đây thành pháo đài bất khả xâm phạm.

   […] Ngày 14-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh” và dự định ngày nổ súng là 20-1. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong ba ngày đêm bằng những đợt tiến công ồ ạt. Song, một đơn vị đại bác vào trận địa chậm và kế hoạch bị lộ nên lịch tấn công dời đến ngày 26-l. Ngay đêm 25-1, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã suy nghĩ và đưa ra “quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân”, chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, đánh dài ngày theo kiểu bóc vỏ từng cứ điểm đối phương. 

   […] 17h30 ngày 13-3-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Đợt I từ 13-3 đến 17-3, Việt Minh tấn công vào phân khu Bắc. Sau 5 ngày đã làm chủ Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Chiến thắng này mở rộng cánh cửa phía bắc Điện Biên Phủ và khích lệ tinh thần chiến sĩ.

   Đợt 2 của chiến dịch bắt đầu từ ngày 30-3 đến 30-4, tiến công vào tập đoàn cứ điểm phía Đông, gồm các ngọn đồi C1, E, D, A1. Trong đợt tiến công lần 2, một thời gian biểu mới được áp dụng cho bộ đội là ngủ ngày, đánh suốt đêm. Việt Minh dùng chiến thuật vây lấn bằng hệ thống giao thông hào dần bao vây, siết chặt, đào hào cắt ngang cả sân bay, vào tận chân lô cốt có thủ của địch. […]

   Quân Pháp ngày càng thất thế trên chiến trường Điện Biên Phủ, phải chờ tiếp viện của Mỹ. Mỗi ngày, quân Pháp ở đây cần 295 tấn hàng các loại nhưng máy bay chỉ tiếp viện tối đa 175 tấn, nhưng 15% số này rơi vào vùng chiếm đóng của Việt Minh. Đói khát, mùa mưa, hầm hào lầy lội, quân lính chết không chỗ chôn, sức khoẻ kém, bệnh dịch,… tình cảnh quân Pháp khó khăn đến cùng cực.

    Thừa thắng xông lên, quân đội Việt Nam mở đợt tấn công lần 3, từ ngày 1-5 đến 7-5, Việt Minh đánh chiếm các cứ điểm còn lại. Riêng đồi A1, cứ điểm được xây dựng kiên cố nhất đã tiến hành tới 4 đợt tiến công nhưng chỉ chiếm được nửa quả đồi. Đêm 6-5, quân đội Việt Nam phải dùng thuốc nổ bí mật phá sập hệ thống hầm ngầm, chiếm được quả đồi.

    17h30 ngày 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri (De Castries).

Tướng Đờ Cát-xtơ-ri và toàn bộ Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Sau này, Đờ Cát-xtơ-ri  người từng theo học Trường Quân sự San Xi-ơ (Saint Cyr) nổi tiếng thế giới - đã thốt lên rằng: “Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết Tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào.” 

   Toàn bộ 16000 lính Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoặc bắt sau khi kết thúc chiến dịch. […]

                                    (Theo Phan Dương, Ảnh tư liệu), dẫn theo vnexpress.net)

Trả lời:

a) Văn bản này cung cấp lượng thông tin cụ thể, các mốc thời gian, sự kiện tương ứng được nêu lên một cách tuần tự và đầy đủ. Vì vậy, nó được coi là văn bản thông tin.

b) Văn bản này giống với văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập” 

Đánh giá

0

0 đánh giá