Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 144, 145, 146, 147, 148 Bài 32: cây bút thần | Kết nối tri thức

3 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 144, 145, 146, 147, 148 Bài 32: cây bút thần sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 144, 145, 146, 147, 148 Bài 32: cây bút thần

Đọc: Cây bút thần trang 144, 145, 146

Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 144 Câu hỏi: Nếu được ban cho một phép lạ, em muốn mình có phép lạ gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

- Nếu được ban một phép lạ, em muốn mình có thể làm cho mọi bệnh tật trên trái đất này được đẩy lùi.

- Nếu được ban một phép lạ, em muốn mình có thể làm cho tất cả mọi người đều có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Bài đọc

Cây bút thần

Cây bút thần trang 144, 145, 146 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ngày xưa, có một em bé rất thông minh, tên là Mã Lương. Mã Lương rất thích vẽ. Khi kiếm củi trên núi hay lúc cắt cỏ ven sông, em đều tập vẽ trên đất, trên đá. Em vẽ chim, tưởng như sắp được nghe chim hót; vẽ cá, tưởng được trông thấy cá bơi. Em ao ước có một cây bút vẽ.

Một đêm, Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho em cây bút sáng lấp lánh. Em reo lên: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông!”. Tỉnh dậy, Mã Lương thấy cây bút vẫn trong tay mình.

Mã Lương vẽ một con chim, chim tung cánh bat; vẽ một con cá, cá vẫy đuôi trường xuống sông,… Mã Lương liền dùng bút thần vẽ cho người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc,...

Biết chuyện, một phú ông trong làng sai đầy tớ: “Mau bắt Mã Lương về cho ta!”. Hắn bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương không chịu. Hắn nhốt em vào chuồng ngựa bỏ đói, bỏ rét. Nhưng Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò sưởi để sưởi.

Phú ông sai đầy tớ xông vào cướp bút thần. Nhưng Mã Lương đã vượt ra ngoài bằng chiếc thang vẽ trên tường. Rồi Mã Lương vẽ một con ngựa, đi khắp đó đây giúp đỡ người nghèo khổ.

(Theo Truyện cổ tích Trung Quốc)

Từ ngữ:

- Phú ông: người đàn ông giàu có ở nông thôn thời xưa

- Đầy tớ: người ở cho nhà giàu (thời xưa), phải làm tất cả các việc nhà

 

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 146 Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy Mã Lương rất thích vẽ và vẽ rất giỏi.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn đầu để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Mã Lương rất thích vẽ. Khi kiếm củi trên núi hay lúc cắt cỏ ven sông, em đều tập vẽ trên đất, trên đá.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 146 Câu 2: Mã Lương được ai tặng cho cây bút thần? Cây bút đó có gì lạ?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ 2 và 3 để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Mã Lương được một cụ già tóc bạc phơ tặng cho cây bút. Điều lạ của cây bút đó là Mã Lương vẽ gì thì điều đó thành sự thật.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 146 Câu 3: Đóng vai người dân trong làng, nói về những điều Mã Lương đã làm cho họ từ khi có bút thần.

Phương pháp giải:

Em dựa vào đoạn văn thứ 3 và đóng vai người dân trong làng để nói về những điều mà Mã Lương đã làm cho họ.

Trả lời:

Mã Lương là một cậu bé vô cùng tốt bụng. Cậu đã dùng cây bút thần để giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Nhà nào không có cày, cậu ấy vẽ cày cho. Nhà nào thiếu cuốc, cậu ấy cũng vẽ cho cuốc. Nhờ có Mã Lương mà người dân chúng tôi có cuộc sống đầy đủ hơn, không còn thiếu thốn nữa.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 146 Câu 4: Theo em, vì sao Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông?

Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.

a. Vì phú ông đã nhốt Mã Lương vào chuồng ngựa

b. Vì phú ông bắt Mã Lương chịu đói, chịu rét

c. Vì phú ông đã giàu có lại còn tham lam

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đáp án và lựa chọn đáp án phù hợp.

Trả lời:

Theo em, Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông vì phú ông đã giàu có lại còn tham lam.

Chọn c.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 146 Câu 5: Em đoán xem những sự việc gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Theo em, Mã Lương cưỡi ngựa đi khắp nơi và sẽ giúp đỡ được rất nhiều những người nghèo khổ. Mã Lương sẽ giúp cho cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn.

Đọc mở rộng trang 146

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 146 Câu 1: Tìm đọc bài về một nhân vật được mọi người quý mến, cảm phục và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Đọc mở rộng trang 146 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em tìm đọc ở sách báo, trên mạng hoặc hỏi người thân và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

Trả lời:

Bác Hồ và thiếu nhi Tiệp Khắc

Vào một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác được một đoàn thiếu nhi đến thăm. Vì quá phấn khích nên bạn nhỏ nào cũng muốn đứng cạnh Bác dẫn đến tình trạng chen chúc, xô đẩy nhau. Để giữ trật tự và ổn định các cháu thiếu nhi, Bác đã nảy ra một sáng kiến và hỏi các cháu nhỏ

Bác: Các cháu trông Bác gầy hay mập nào

Thiếu nhi: Bác gầy lắm ạ

Bác: Vậy các cháu có muốn bác gầy yếu không

Thiếu nhi: Dạ không ạ

Bác: Vậy các cháu đừng chen lấn nhau, hãy cử một đại biểu đến hôn Bác thôi nhé

Sau lời nói của Bác, tất cả các cháu thiếu nhi đều trật tự, vâng lời và cử ra một bạn đội trưởng thay mặt cả nhóm đến hôn Bác. Bác đáp lại tình cảm của bạn nhỏ và cảm ơn tất cả các cháu thiếu nhi

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Ngày đọc: 23/11/2022

- Tên bài: Bác Hồ và thiếu nhi Tiệp Khắc

- Nhân vật chính: Bác Hồ

- Những việc tốt mà nhân vật đã làm: Bác rất yêu quý thiếu nhi

- Cảm nghĩ của em về bài đọc: Em cảm thấy rất yêu quý Bác Hồ

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 146 Câu 2: Chia sẻ với bạn về điều em muốn học từ nhân vật

Phương pháp giải:

Em dựa vào câu chuyện vừa tìm đọc được để chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

Tớ thấy Bác Hồ là một người rất hòa đồng, yêu quý thiếu nhi. Tớ sẽ học tập sự hòa đồng của bác.

Luyện tập trang 147, 148 

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 147 Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật thường thấy ở thành thị hoặc nông thôn.

M:

 

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Ở thành thị

Đường phố,…

Tấp nập,…

Ở nông thôn

Cánh đồng,…

Rộng mênh mông,…

Luyện tập trang 147, 148 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ 2 bức tranh và tìm những từ ngữ điền vào ô phù hợp

Trả lời:

 

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Ở thành thị

Đường phố, ô tô, xe buýt, nhà cao tầng, đường nhựa, đèn đường, đèn giao thông,..

Tấp nập, đông đúc, chật chội, xô bồ,…

Ở nông thôn

Cánh đồng, xe bò, ruộng lúa, con trâu, cổng làng, cây đa, đường đất, lũy tre, mái ngói,..

Rộng mênh mông, thoáng đãng, thanh bình, êm ả,…

 

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 147 Câu 2: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Điền thông tin vào bảng theo mẫu.

a. Tiếng đàn tơ rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.

(Theo An Duy và Lê Tấn)

b. Tiếng chim sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như lớp học vừa tan, như buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu…

(Theo Băng Sơn)

M:

Luyện tập trang 147, 148 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và điền vào bảng cho phù hợp.

Trả lời:

Âm than được so sánh

Đặc điểm so sánh

Từ so sánh

Âm thanh dùng để so sánh

Tiếng đàn tơ rưng

Trầm hùng

như

Thác đổ

Thánh thót, róc rách

như

Suối reo

Tiếng chim sáo

Ríu ran

như

Chợ vừa mở, lớp học vừa tan, buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 147 Câu 3: Đặt một câu tả âm thanh có sử dụng biện pháp so sánh.

Phương pháp giải:

Em dựa vào 2 câu ở bài tập trên để đặt câu phù hợp.

Trả lời:

- Những chú chim hót trong vườn như những nhạc công đang dạo lên bản tình ca mùa hạ.

- Tiếng hát của Mai trong veo như tiếng chim hót.

- Tiếng mưa rơi xuống mái hiên như tiếng ếch kêu.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 147 Câu 4: Viết thư cho bạn (hoặc cho người thân) ở xa

G:

Luyện tập trang 147, 148 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để viết thư cho người than hoặc bạn đang ở xa.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2022

Chú Sơn yêu quý!

Đã rất lâu rồi chú không về thăm nhà, cả nhà mình ai cũng nhớ chú lắm! Ông bà nội, các bác và cả bố mẹ cháu cứ nhắc đến chú mãi. Chú dạo này vẫn khỏe chứ ạ? Công việc của chú ở đó vẫn thuận lợi phải không ạ?

Gia đình mình dạo này vẫn khỏe chú ạ. Hôm vừa rồi, cả gia đình tổ chức một chuyến dã ngoại nhỏ. Mặc dù cũng rất vui nhưng cả nhà ai cũng nhớ và nhắc đến chú. Cháu vẫn nhớ lần trước, chú cũng đi cùng cả nhà. Chú còn pha trò cho cả nhà cười nữa.

Cháu hi vọng là vào chuyến dã ngoại sau của gia đình mình sẽ có chú. Cháu chúc chú luôn mạnh khỏe, sớm hoàn thành nhiệm vụ để trở về với gia đình.

Cháu của chú

Linh

Nguyễn Khánh Linh

Bài tham khảo 2:

Vinh, ngày 15 tháng 11 năm 2022

Hoàng thân mến!

Vậy là cậu đã chuyển trường được 1 tháng rồi. Gia đình cậu đều mạnh khỏe chứ? Việc học tập của cậu ở trường mới thế nào? Cậu đã làm quen được với nhiều người bạn mới chưa?

Từ lúc cậu chuyển đi, cô giáo chuyển bạn Nhật Minh qua ngồi cùng với tớ. Nhật Minh cũng tốt bụng giống hệt cậu. Cậu ấy cũng giúp đỡ tớ rất nhiều trong học tập. Vừa rồi, tớ đạt giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của trường mình nữa đấy!

Tớ rất nhớ cậu! Tớ mong là cậu và gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Chúc cậu học tập tốt và sớm làm quen được với ngôi trường mới. Nhận được thư, cậu nhớ trả lời lại tớ nhé!

Bạn của cậu

Nam

Hoàng Thành Nam

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 148 Câu 1: Tập viết phòng bì thư.

M:

Luyện tập trang 147, 148 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ phong bì thư mẫu và tập viết.

Trả lời:

Luyện tập trang 147, 148 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 5)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 148 Câu 2: Chia sẻ bức thư của em trong nhóm và nghe góp ý của các bạn để chỉnh sửa.

Phương pháp giải:

Em chia sẻ những gì mình làm được trong 2 bài tập trước để chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

Em tự thực hiện hoạt động trên lớp.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 148 Vận dụng: Tự làm phong bì thư để gửi cho một người bạn. Viết các thông tin trên phong bì.

Phương pháp giải:

Em tham khảo cách làm phong bì trên mạng hoặc hỏi người thân và điền thông tin của bản thân vào đó.

Trả lời:

Em tham khảo cách làm phong bì sau:

Em tham khảo cách viết thông tin sau:

Bài giảng Tiếng Việt lớp 3 trang 141, 142 Bài 32: Cây bút thần - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 29: Ngôi nhà trong cỏ

Bài 30: Những ngọn hải đăng

Bài 31: Người làm đồ chơi

Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá