Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng
Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng
Câu 1. Số 8 ở hệ thập phân chuyển sang hệ nhị phân có biểu diễn:
A. 0001
B. 1001
C. 1000
D. 0101
Đáp án đúng là: C
Vì 8 = 1× 23 + 0 × 22 + 0 × 21 + 0 × 20
Câu 2. Cho x=01001, y=10011
Kết quả của phép x AND y là:
A. 00001
B. 11111
C. 11101
D. 10000
Đáp án đúng là: A
Phép toán x AND y còn gọi là phép nhân logic:
Câu 3. Cho x=01001, y=10011
Kết quả của phép x XOR y là:
A. 00001
B. 11110
C. 00101
D. 11010
Đáp án đúng là: D
Phép toán XOR cho kết quả là 1 khi và chỉ khi hai bit toán hạng trái ngược nhau:
Câu 4. Cho x=00111, y=10011
Kết quả của phép x + y là:
A. 11011
B. 11010
C. 00101
D. 10010
Đáp án đúng là: B
Phép cộng giống phép XOR nhưng nếu cả 2 toán hạng đều bằng 1 thì kết quả là “viết 0 nhớ 1”
Câu 5. Cho x=100, y=10
Kết quả của phép x * y là:
A. 0001
B. 1000
C. 1001
D. 1100
Đáp án đúng là: B
Câu 6. Cho x=0, y=1
Kết quả của phép x AND y là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Đáp án đúng là: A
Phép toán x AND y còn gọi là phép nhân logic ⇒ x=0,y=1 thì x AND y có kết quả là 0
Câu 7. Cho x=0
Kết quả của phép NOT x là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Đáp án đúng là: B
Phép toán NOT cho kết quả trái ngược với đầu vào.
Câu 8. Cho x=0, y=0
Kết quả của phép x OR y là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Đáp án đúng là: A
Phép toán OR cho kết quả là 0 khi và chỉ khi cả hai bit toán hạng đều là 0.
Câu 9. Cho x=01001
Kết quả của phép NOT x là:
A. 01001
B. 10001
C. 10110
D. 10111
Đáp án đúng là: C
Phép toán NOT cho kết quả trái ngược với đầu vào.
Câu 10. Dãy bit 1001 biểu diễn số nào ở hệ thập phân?
A. 2
B. 6
C. 8
D. 9
Đáp án đúng là: D
1001(cơ số 2) = 1 × 23 + 0 × 22 + 0 × 21 + 1×20 = 9 (cơ số 10)
Câu 11. Vai trò của hệ nhị phân là:
A. Nhờ có hệ nhị phân mà máy tính có thể tính toán, xử lí thông tin định lượng.
B. Để con người dễ đọc thông tin trong máy tính.
C. Nhờ có hệ nhị phân máy tính mới kết nối được với internet.
D. Để bảo mật thông tin.
Đáp án đúng là: A
Nhờ có hệ nhị phân mà máy tính có thể tính toán, xử lí thông tin định lượng.
Câu 12. Hệ đếm nhị phân dùng trong máy tính gồm 2 chữ số nào?
A. 0 và 1
B. 0 và 2
C.1 và 2
D. 1 và 2
Đáp án đúng là: A
Hệ đếm nhị phân là hệ đếm chỉ dùng hai chữ số 0 và 1.
Câu 13. Dãy bit nào dưới đây là biểu diễn nhị phân của số 31 trong hệ thập phân?
A. 1101010
B. 1010010
C. 0011111
D. 1100110
Đáp án đúng là: C
Vì 31=0 × 26 + 0 × 25 + 1 × 24 + 1 × 23 + 1 × 22 + 1× 21 + 1 × 20
Câu 14. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Nhờ có hệ nhị phân mà máy tính có thể tính toán, xử lí thông tin định lượng.
B. Hệ đếm nhị phân là hệ đếm chỉ dùng hai chữ số 0 và 1.
C. Phép toán XOR cho kết quả là 0 khi và chỉ khi hai bit toán hạng trái ngược nhau.
D. Phép toán NOT cho kết quả trái ngược với đầu vào.
Đáp án đúng là: C
Phép toán XOR cho kết quả là 1 khi và chỉ khi hai bit toán hạng trái ngược nhau.
Câu 15. Hệ đếm thập phân là hệ đếm dùng các chữ số:
A. 0 và 1
B. 0 đến 9
C. A đến F
D. 0 đến 9, A, B, C, D, E, F
Đáp án đúng là: B
Hệ đếm thập phân là hệ đếm dùng các chữ số: 0 đến 9
Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng
1. Các phép toán bit
a) Định nghĩa
Các phép toán bit là nền tảng hoạt động của máy tính. Bốn phép toán bit cơ sở là NOT, AND, OR và XOR.
Phép toán NOT
Phép toán NOT là phép toán có một số hạng và cho kết quả ngược với đầu vào.
Bảng 1: Bảng phép toán NOT
Phép toán AND (phép nhân logic)
Phép toán AND cho kết quả là 1 khi và chỉ khi cả hai bit toán hạng đều là 1; kết quả là 0 trong những trường hợp còn lại.
Bảng 2: Bảng phép toán AND
Phép toán OR (phép cộng logic) hay XOR (phép OR loại trừ)
Phép toán OR cho kết quả là 0 khi và chỉ khi cả hai bit toán hạng đều là 0.
Phép toán XOR cho kết quả là 1 khi và chỉ khi hai bit toán hạng trái ngược nhau.
Bảng 3: Bảng phép toán OR và XOR
b) Các phép toán bit với dãy bit
Bốn phép toán cơ sở NOT, AND, OR và XOR được áp dụng cho các dãy bit theo cách như sau:
- Phép toán một toán hạng NOT được thực hiện với từng bit trong dãy. Phép toán NOT cũng gọi là phép bù (complement). Bit chit nhận hai giá trị 0 hoặc 1, nên phần bù của 0 là 1, phần bù của 1 là 0.
- Các phép toán hai hạng AND, OR và XOR được thực hiện với từng cặp bit từ hai toán hạng dòng cột tương ứng với nhau. Các dãy bít có cùng độ dài.
Ví dụ:
2. Hệ nhị phân và ứng dụng
a) Hệ nhị phân
Hệ nhị phân (hệ đếm cơ số 2): chỉ dùng hai kí số 0 và 1, giá trị của kí số tăng gấp 2 lần khi dịch sang trái một vị trí cột.
Cơ số trong một hệ đếm
- Số tự nhiên quen thuộc là cách biểu diễn số trong hệ thập phân (hệ cơ số 10). Một dãy kí số biểu diễn một giá trị số lượng. Cứ dịch thêm một vị trí cột, từ phải sang trái thì giá trị kí số được tăng thêm 10 lần, 10 là cơ số của hệ đếm thập phân.
- Số nhị phân là cách biểu diễn số trong hệ nhị phân (hệ đếm cơ số 2). Cứ dịch thêm một vị trí cột thì giá trị của kí số được tăng thêm 2 lần. Hệ nhị phân chỉ dùng hai kí số 0 và 1. Mỗi số nhị phân đều là một dãy bit.
Ví dụ:
101101 (cơ số 2) → 1 × 25 + 0 × 24 + 1 × 23 + 1 × 22 + 0 × 21 + 1 × 20 = 45 (cơ số 10)
b) Chuyển đổi số nguyên dương ở hệ thập phân sang hệ nhị phân
Hình 16.1 Chuyển một số thập phân thành dãy bit là số nhị phân tương ứng
Chú ý:
- Khi phần nguyên của kết quả là 0 thì kết thúc. Dãy các kí số 0 và 1 ghi lại phần dư các phép chia sẽ tạo thành số nhị phân cần tìm.
- Để chuyển số nguyên dương n bất kì ở hệ thập phân sang hệ nhị phân, ta làm tương tự.
c) Phép cộng và phép nhân hai số nguyên trong hệ nhị phân
Phép cộng
- Phép cộng hai số trong hệ nhị phân thực hiện với hai dãy bit theo quy tắc cộng hai số trong hệ thập phân và “viết 0, ghi nhớ 1, nếu có” trước khi cộng cột bên trái.
- Bảng cộng cơ sở giống phép toán XOR, những trường hợp cả hai toán hạng đều bằng 1 thì kết quả là “viết 0 nhớ 1”.
Bảng cộng cơ sở
Phép nhân
- Phép nhân hai số trong hệ nhị phân thực hiện với hai dãy bit biểu diễn toán hạng và theo quy tắc tương tự như hệ thập phân.
Bảng nhân cơ sở giống với phép toán AND
Bảng nhân cơ sở
Ví dụ: Minh họa từng bước làm phép tính nhân x = 100101 với y 101.
d) Vai trò của hệ nhị phân trong tin học
- Nhờ có hệ nhị phân máy tính có thể tính toán, xử lí thông tin định lượng, tương tự như con người dùng hệ thập phân.
- Hệ nhị phân đặt cơ sở cho sự ra đời của máy tính điện tử, là cơ sở của các thiết bị xử lí thông tin kĩ thuật số.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 3: Số hóa văn bản
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Tạo văn bản tô màu và ghép ảnh